GIỜ TRÁI ĐẤT
29/03/2014
Tối nay (29/3), 63 tỉnh thành Việt Nam sẽ cùng cả thế giới hành động trong chiến dịch Giờ Trái Đất, với nhiều hoạt động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng và bảo vệ môi trường trước biến đổi khí hậu.
Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế của Ô-xtray-li-a (Astralia) tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Tổ chức này đã thảo luận với Công ti quảng cáo Lê-ô Bớc-nét Xít-ni (Leo Burnett Sydney) về các ý tưởng truyền thông nhằm thu hút sự chú ý của người dân Ô-xtray-li-a về vấn đề biến đổi khí hậu . Chiến dịch dựa trên niềm hi vọng rằng mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất nơi chúng ta đang sinh sống.
Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtray-li-a và Công ti Lê-ô Bớc-nét Xít-ni bắt đầu xây dựng một ý tưởng tắt điện ở quy mô lớn, dự án có tên gọi “Tiếng tắt lớn”.
Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-nét được giao một nhiệm vụ khó khăn đặt tên cho chiến dịch. Từ đó, tên “Giờ Trái Đất” ra đời kêu gọi các cá nhân và doanh nghiệp tắt điện một tiếng đồng hồ vào tối thứ 7 cuối cùng của tháng 3 hàng năm. Tên gọi Giờ Trái Đất giúp chiến dịch mở rộng từ mục tiêu kêu gọi mọi người tắt đèn và các thiết bị sử dụng điện sang mục tiêu có tính bền vững, lâu dài hơn. Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trường thành phố Xít-ni.
Vào ngày 31-3-2007, lễ khai mạc sự kiện Giờ Trái Đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtray-li-a với sự tham gia của 2,2 triệu dân và 2 100 doanh nghiệp tại đây, sự kiện kéo dài một tiếng đồng hồ từ 19h30 đến 20h30.
Chiến dịch Giờ Trái Đất ban đầu chỉ nằm trong kế hoạch thuộc phạm vi quốc gia Ô-xtray-li-a nhưng đã thu hút sự quan tâm của thế giới và các nước bắt đầu tham gia vào chiến dịch Giờ Trái Đất những năm sau đó.
Vào ngày 29-3-2008, chiến dịch Giờ Trái Đất mở rộng được tổ chức ở 371 thành phố và thị trấn thuộc hơn 35 quốc gia trên thế giới với sự tham gia của hơn 50 triệu người .
Một năm sau đó (2009), chiến dịch Giờ Trái Đất thu hút sự tham gia của hàng trăm triệu người. Hơn 4 000 thành phố và thị trấn thuộc 88 quốc gia trên thế giới cùng biểu thị tinh thần chống biến đổi khí hậu bằng hành động tắt đèn trong vòng một giờ đồng hồ.
Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-ha-ghen (Copenhagen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.
1. Lựa chọn đáp án đúng trong các câu từ 1 đến 8:
Câu 1: Australia bắt đầu tìm kiếm phương pháp cho Trái Đất từ năm bao nhiêu?
A. 2001 B. 2002
C. 2003 D. 2004
Câu 2: Chiến dịch giờ Trái Đất hoạt động dựa trên cơ sở nào?
A. Trái Đất giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước
B. Trái Đất trở thành hành tinh xanh
C. Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất
D. Trái Đất tiết kiệm được tài nguyên
Câu 3: Từ in đậm trong câu: “Chiến dịch Giờ Trái Đất nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Thị trường thành phố Xít-ni” có nguồn gốc từ ngôn ngữ nào?
A. Tiếng Hán
B. Tiếng Anh
C. Tiếng Pháp
D. Tiếng Nga
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu lên chính xác ý nghĩa của từ môi trường trong văn bản trên?
A. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
B. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như : không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
C. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người.
D. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, không ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Câu 5: Giờ Trái Đất có ý nghĩa như nào với nhân loại?
A. Chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc
B. Chấm dứt chiến tranh
C. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh
D. Kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã
Câu 6: “Từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất” hoạt động này có ý nghĩa gì?
A. Thay đổi nhận thức, thói quen, sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của
người dân.
B. Thay đổi thói quen, hành động sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của
người dân.
C. Thay đổi nhận thức về việc sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của
người dân.
D. Thay đổi nhận thức, thói quen, hành động sử dụng năng lượng của người
dân.
Câu 7: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Cuối năm 2009, nhận thức của thế giới về biến đổi khí hậu được nâng cao chưa từng thấy trong lịch sử tại Hội nghị biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc với sự tham gia của 192 nước, diễn ra ở Cô-pen-he-ghen (Copenhaghen), Đan Mạch. Cũng bắt đầu từ năm 2009, Việt Nam đã chính thức tham gia chiến dịch Giờ Trái Đất – hoạt động góp phần thay đổi nhận thức, thói quen sử dụng năng lượng của người dân.
A. Sự ra đời và phát triển của giờ Trái Đất
B. Khởi phát của giờ Trái Đất
C. Khái quát và nêu lên sự kiện thông tin
D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu
Câu 8 : Ý kiến của En-đi Rít-li cho thấy ông đề cao điều gì trong chiến dịch Giờ Trái Đất?
A. Tính tự giác của con người
B. Hành động nhỏ nhưng thiết thực
C. Những lợi ích toàn diện và lâu dài
D. Vì một cuộc sống an toàn trong tương lai
2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:
Câu 9. Theo em, văn bản Giờ Trái Đất thuật lại sự kiện gì?
Câu 10. Thông tin từ văn bản trên có ý nghĩa gì đối với bản thân em? Chỉ ra ít nhất một việc em sẽ làm để thể hiện ý nghĩa đó.
TK:
Câu 1: Đáp án là D. 2004.
Câu 2: Đáp án là C. Hi vọng mỗi cá nhân có trách nhiệm với tương lai của Trái Đất.
Câu 3: Đáp án là B. Tiếng Anh.
Câu 4: Đáp án là A. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Câu 5: Đáp án là C. Thể hiện hành động cụ thể để bảo vệ hành tinh.
Câu 6: Đáp án là A. Thay đổi nhận thức, thói quen, sử dụng năng lượng hiệu quả, hợp lí của người dân.
Câu 7: Đáp án là D. Giờ Trái Đất chính thức trở thành chiến dịch toàn cầu.
Câu 8: Đáp án là B. Hành động nhỏ nhưng thiết thực.
Câu 9: Văn bản này thuật lại sự kiện hình thành và phát triển của chiến dịch Giờ Trái Đất, từ khi bắt đầu ở Ô-xtray-li-a cho đến khi trở thành một phong trào toàn cầu, thu hút sự tham gia của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Câu 10: Thông tin từ văn bản trên cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đối với bản thân em, điều này có ý nghĩa là em cần tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, chẳng hạn như tiết kiệm năng lượng, giảm lượng rác thải, hoặc tham gia vào các chiến dịch cộng đồng để làm sạch môi trường.