Giới thiệu về lễ hội cầu mùa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Vào mùa xuân ở miền Bắc có rất nhiều lễ hội nhưng lễ hội em thích nhất là lễ hội chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một lễ hội ngày Tết lớn ở Việt Nam được tổ chức mỗi năm và thu hút rất nhiều Phật tử từ Nam ra Bắc đến tham quan và hành hương. Lễ hội được diễn ra tại khu danh thắng chùa Hương (hay còn gọi là Hương Sơn) thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thủ đô Hà Nội và kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Du khách đến với chùa Hương không chỉ được thỏa mãn tín ngưỡng tâm linh mà còn được đắm mình vào khoảng trời non nước, ngồi thuyền ngắm cảnh và tận hưởng không khí trong lành. Phần lễ của lễ hội chùa Hương thể hiện niềm tin về tín ngưỡng tôn giáo chung ở Việt Nam bao gồm cả Phật tử và những du khách mang tín ngưỡng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Phần hội có rất nhiều trò chơi, hoạt động văn hóa đặc sắc cũng được diễn ra tại nơi đây như chèo thuyền, hát chèo, leo núi, hát chầu văn,...ngày hội du thuyền còn mang lại một nét đẹp độc đáo của lễ hội chùa Hương bởi gợi nhớ đến cội nguồn cho người đi hội.
Du xuân Chùa Hương đầu năm để cầu bình an, sức khỏe cho một năm mới đầy may mắn và tài lộc.
tham khảo
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua.
Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
tham khảo
Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.
Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó. Ngày lễ hội đến mọi người ăn uống chúc tụng nhau say sưa đến trưa thì bắt đầu từ hai giờ chiều mọi người tập trung tại đình của làng. Dưới đình là một cái ao làng rất to, những chiếc thuyền rồng dài đã sẵn sàng đợi những chàng trai ở đó. Con trai làng em nhìn thế mà đứa nào đứa này khỏe ra trò nhưng có một anh ở đội một lại có thân hình to béo và anh đã từng tập tạ, thể hình cho nên là một đối thủ đáng gờm cho đội của xóm em.
Bắt đầu khoảng hai rưỡi khi mọi người đã có mặt đầy đủ trên những sân đình trưởng thôn ra hiệu bắt đầu cuộc đua. Người làng em đổ dồn ra xem náo nhiệt. Những đứa con nít nhỏ hơn em được bố hay anh trai cung kiêng lên tận đỉnh đầu để xem đua thuyền. Những cô
gái thì cười đùa nhau, có những chị có cả người thương người nhớ ở trên thuyền đùa thì đưa mắt cười tít hô anh cố lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức cho cuộc thi đấu chuẩn bị bắt đầu. Nhiều ông cụ có tuổi vẫn đi xem, không phải vẫn ham chơi mà đây là nét truyền thống của dân làng nên hễ vẫn còn đi được thì các cụ chẳng bỏ những truyền thống tốt đẹp ấy. Họ được dân làng ưu tiên cho ghế ngồi xem đàng hoàng. Hăng nhất là mấy anh thanh niên trèo tường, đứng thẳng lên để xem và hò hét.
Trước tâm trạng hồ hởi của mọi người cuộc đua bắt đầu được diễn ra. Trưởng thôn chính là người chỉ huy cuộc đua ấy. Ông có chiếc còi trong tay, một hồi còi vang lên các trai tráng thanh niên vững tay chèo chống chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước. những cánh tay lái thuyền đều tăm tắp như đang rẽ sóng để vượt đến đích một cách nhanh nhất. Trong sự khẩn trương và nhanh nhẹn ấy là những tiếng hò la vang động cả một vùng trời. Ôi em thấy hạnh phúc khi thấy dân làng em hạnh phúc bên nhau như thế này. Những tiếng hét “cố lên” vang lên như những khúc ca vang khích lệ tinh thân của người đang đua. Ngày hôm ấy em cũng hét khản hết cả cổ. Kết quả là đội của anh to béo kia thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “trời ơi!!!”.
Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.
The Songkran festival is the Thai New Year's festival. The Thai New Year's Day is 13 April every year, but the holiday period includes 14–15 April as well. The term was borrowed from Makar Sankranti, the name of a Hindu harvest festival celebrated in India in January to mark the arrival of spring. It coincides with the rising of Aries on the astrological chart, the New Year of many calendars of South and Southeast Asia. The festive occasion is in keeping with the Buddhist/Hindu solar calendar.
tham khảo :
Việt Nam là một cư dân gốc nông nghiệp nên mang những nét đặc trưng của khu vực dân cư này, một trong số đó chính là tín ngưỡng sùng bái thần linh. Bởi vì làm nông nghiệp nên người nông dân luôn mong muốn cho thời tiết ôn hòa, mùa màng bội thu. Nhưng trong thực tế thì mưa bão, lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra làm cho mùa màng thất bát, thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn về tính mạng con người. Vì vậy mà trong lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, người dân luôn tín ngưỡng, sùng bái các thế lực tự nhiên, thế lực thần tiên siêu nhiên để mong một cuộc sống tốt đẹp không còn khổ đau. Chùa chiền, đền đài được lập nên ở khắp nơi trên đất nước. Nhắc đến những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam thì không thể không nhắc đến chùa Hương (hay còn gọi là Hương Tích).
Chùa Hương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Việt Nam, chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa này được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, nhưng trải qua cuộc chiến tranh ác liệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp thì chùa Hương đã bị tàn phá nặng nề năm 1947. Phải đến năm 1988 chùa Hương mới được phục dựng, tu sửa bởi Thượng tọa Thích Viên Thành. Tuy phụng dựng được những nét đặc trưng nhất, song diện mạo của Chùa Hương ngày nay vẫn không thể giống hoàn toàn như ngôi chùa Hương linh thiêng, tiên cảnh như năm xưa.
Nói về cảnh sắc chùa Hương linh thiêng, lại mang không khí như trên tiên cảnh, nhà thơ Chu Mạnh Chinh đã thể hiện niềm xúc động khôn xiết của mình khi được đặt chân đến mảnh đất Hương Sơn:
"Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải?
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lững lờ khe yến cá nghe kinh"
Chùa Hương thường được mở hội vào ngày mồng sáu tháng Giêng hàng năm và lễ hội kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng ba âm lịch. Vào mỗi dịp Hương Sơn mở hội thì phật tử khắp bốn phương nô nức kéo về đây dâng hương lễ Phật tỏ lòng thành kính, cầu xin những điều tốt đẹp cho gia đình, bản thân. Hương Sơn từ lâu đã được coi là mảnh đất Phật, nơi quan thế âm Bồ Tát hiển linh tu hành, vì vậy mà chùa Hương vô cùng linh thiêng, chỉ cần thành tâm tu hành, cầu nguyện thì những ước nguyện trong cuộc sống của con người sẽ được thần linh giúp đỡ, tương trợ.
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực miền Bắc mỗi dịp sau Tết Nguyên Đán, từ ngày mở hội, phật tử kéo về nơi đây nhiều như nước, khiến cho không gian lễ hội vô cùng tấp nập, nhộn nhịp. Từ chân núi Hương Sơn lên đỉnh núi phải đi bằng thuyền qua một con kênh nhỏ nhưng dài, uốn lượn vô cùng thi vị, cảnh sắc trên đường đi cũng khiến cho người ta cảm thấy choáng ngợp, ngỡ ngàng và hiểu được lí do vì sao mọi người lại gọi Hương Sơn là mảnh đất Tiên Phật, bởi nó quá đỗi đẹp đẽ, thoát tục. Hai bên đường đi chính là những cánh đồng cỏ, những cánh đồng lúa chín vàng làm cho bức tranh Hương Sơn thêm tươi đẹp, rực rỡ.
Ngày nay, bên cạnh phương tiện di chuyển chính là thuyền thì chính quyền huyện Hương Sơn còn cho xây dựng hệ thống cáp treo hiện đại, nhằm phục vụ cho mục đích đi lại của du khách thập phương và những du khách nước ngoài. Từ trên cáp treo nhìn xuống, du khách có thể đón nhận trọn vẹn nhất vẻ đẹp linh thiêng, kì vĩ của chùa Hương. Nếu trên đường đi không gian cảnh vật tuyệt vĩ vô thường thì khi đặt chân vào chùa Hương, ta sẽ có một cảm giác khác hẳn, đó chính là không gian linh thiêng của chùa chiền, là những nén nhang khói nghi ngút trong không gian, những mâm lễ đầy được dâng lên lễ phật.
Phật tử bốn phương thành tâm bái lạy khiến cho không gian linh thiêng, cổ kính. Dù có tín ngưỡng hay không nhưng một khi đã đặt chân vào chùa Hương thì mọi người đều có một cảm giác chung nhất đó chính là sự nhẹ nhõm trong tâm hồn. Lúc ấy con người trở về với những cảm xúc tự nhiên nhất, những gánh nặng, áp lực của cuộc sống cũng vô thức được buông bỏ. Mọi người đều thành tâm cầu xin những thứ tốt đẹp, may mắn cho mình và gia đình bằng sự thành tâm, chân thành nhất. Chính những điều kì diệu đó đã khiến cho chùa Hương là một địa điểm thu hút đông đảo du khách thập phương về đây mỗi năm.
Tham khảo
Lễ hội chùa Hương đã có tự lâu dời. Hằng năm, cứ đến mùng sáu tháng Giêng sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò dọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cánh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!
Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hóa với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triển núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa...
Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.
Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.
Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.
Việt Nam có hàng nghìn những ngôi chùa, ngôi đền lớn nhỏ dùng để thờ Phật, thờ các vị thần trong tự nhiên hay thờ những nhà tu hành có đạo hạnh, có duyên với nhà Phật. Từ Băc chí Nam, đi đến bất cứ địa phương nào thì ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp những ngôi chùa linh thiêng, cổ kính, các vị thần được thờ có thể là khác nhau nhưng điểm chung đó là không gian chùa vô cùng thiêng liêng, thành kính mà nếu như có những khó khăn, trở ngại nào trong cuộc sống thì chỉ cần thành tâm cầu nguyện thì mọi việc sẽ trôi chảy, thuận lợi. Hà Tây quê em là mảnh đất truyền thống văn hóa với những tín ngưỡng từ lâu đời, nói đến ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hà Tây thì có thể kể đến, đó là chùa Thầy.
Chùa Thầy là một ngôi chùa nhỏ nằm ở chân núi Sài Sơn, trực thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây ( nay là tỉnh Hà Nội). Sài Sơn xưa còn được gọi với cái tên khác là núi Thầy nên ngày nay, người ta biết đến ngôi chùa Sài Sơn xưa với cái tên là chùa Thầy. Đây là ngôi chùa được xây dựng để thờ thiền sư Từ Đạo Hạnh, tương truyền rằng nửa cuối của cuộc đời mình, nhà sư Từ Đạo Hạnh đã tu luyện ở ngọn Sài Sơn, nên khi Từ Đạo Hạnh mất thì người dân đã xây dựng ở đây một ngôi chùa, khi ấy núi Thầy chưa được gọi là núi Thầy mà gọi với cái tên khác là núi Phật Tích, trùng với tên của chùa Phật Tích ở Hương Sơn ngày nay.
Ở miền Bắc Việt Nam, ngoài chùa Hương và chùa Tây Phương, chùa thầy chính là một trong ba ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất của thành phố Hà Nội ngày nay. Chùa Thầy được xây dựng vào khoảng thế kỉ mười bảy, vào thời nhà Đinh, ban đầu, chùa thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, đây là nơi mà nhà sư Từ Đạo Hạnh tu hành cuối đời, cũng là nơi mà nhà sư từng làm trụ trì, khi mất người dân lập am để thờ nhà sư này. Sau này, nhà vua Lí Nhân Tông đã cho người xây dựng, tu sửa lại chùa Thầy gồm hai cụm chùa là Đỉnh Sơn Tự và Thiên Phúc Tự.
Chùa Thầy được xây dựng trên thế đất hình Rồng, theo thuyết phong thủy thì đây là một mảnh đất đẹp, linh thiêng phù hợp với không gian tu hành. Mặt khác, chùa lại giáp với ngọn Long Đẩu nên người ta càng có cơ sở để tin đây chính là mảnh đất rồng. Bởi vậy mà trong chùa có một hồ nước rộng được đặt tên là Long Chiểu, hay có cách gọi khác chính là Long Trì ( ao Rồng). Lễ hội chùa Thầy thường được tổ chức vào ngày mùng năm đến ngày mùng bảy tháng ba âm lịch hàng năm. Cứ đến ngày mở hội thì du khách thập phương từ khắp nơi trên đất nước kéo về hành hương. Không chỉ có du khách thập phương mà những tăng ni, phật tử cũng về đâytụng kinh, làm lễ tế Phật.
Một nét đặc biệt trong lễ hội chùa Thầy hàng năm, đó chính là phần lễ được thực hiện kết hợp với phần âm nhạc diễn xướng. Khi tiến hành lễ cúng Phật trai đàn thì đồng thời diễn ra một hình thứ diễn xướng tôn giáo độc đáo, đó chính là phần tế lễ kết hợp với sự hòa âm của các nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo, đàn nhị, đàn bầu..Làm cho không gian lễ hội ở chùa thầy khác hẳn với các buổi tế lễ ở các ngôi chùa khác. Khi các tăng ni tiến hành phàn lễ, những phật tử bốn phương sẽ ngồi ở ngoài sân, trong đình để cầu xin bình an cho gia đình, cho bản thân.
Lễ hội nào cũng vậy, bên cạnh nghi thức lễ sẽ là phần hội. Và lễ hội chùa Thầy cũng không phải một ngoại lệ. Mỗi năm, vào mùa lễ hội, nam thanh nữ tú ở khắp nơi sẽ kéo về để tham gia lễ hội leo núi và bày tỏ tình cảm yêu thương với nhau trong một không gian thiên nhiên hùng vĩ, rộng mở. Nói về phần lễ hội đặc biệt này, nhà thơ Trần Tuấn Khải cũng có những câu thơ khái quát được không gian hội hè ở chùa Thầy như sau:
“Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đườn trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải chăng non đã vô tình với ai….”
Bên cạnh lễ hội leo núi của nam thanh nữ tú thì còn diễn ra một trò chơi mang đậm màu sắc dân gian, đó chính là trò múa rối nước. Những người nghệ nhân dân gian sẽ dùng những con rối quen thuộc như: chú Tễu…để tạo ra một vở kịch rối nước đầy độc đáo. Phần lễ này thu hút đông đảo du khách tham quan vì những vở kịch được diễn vô cùng độc đáo, và ấn tượng nhất chính là vở kịch rối nước về cuộc đời tu hành của nhà sư Từ Đạo Hạnh.
Chùa Thầy là một không gian chùa chiền đầy thiêng liêng, thành kính không chỉ thu hút ở phần lễ mà ngay cả phần hội cũng vô cùng đặc sắc, đây là một địa điểm du xuân lễ phật lí tưởng của mọi người mỗi dịp đầu xuân.
Buon Ma Thuot Coffee Festival is a festival held in BMT city of Dak Lak province, this is a big festival in the Central Highlands. Recognized by the Prime Minister as a national festival, held every two years. Here, promote the image of Buon Ma Thuot, Dak Lak as a legendary land rich in national identity. The festival aims to honor coffee trees, which occupy a unique position in the plant structure here and account for 60% of Vietnam's coffee output, which brings warmth and richness to the land. This highland. The festival has just started to be held since 2005 in the program promoting the image of the coffee capital Buon Ma Thuot. Besides exchange activities about, process, recipes, production and processing of coffee. Cultural and sport activities took place enthusiastically. Here, there are many special activities such as fairs - exhibitions specialized in coffee and Vietnamese brand products, coffee making contests, coffee travel itineraries, ..
Lễ hội “Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất” vừa khai mạc ngày 9-6-2012 tại Hải Phòng – thành phố nằm trong Tam giác du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hải Phòng cùa miền Bắc, nhằm để chuẩn bị cho Năm Du lịch Đồng bằng Sông Hồng năm 2013. Lễ hội giới thiệu cho du khách các tiềm năng du lịch của Hải Phòng, với hai màn hoạt cảnh diễn lại “Người mở cõi: Nữ tướng Lê Chân sáng lập vùng đất An Biên” tức là Hải Phòng ngày nay.
Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vang dội cả nước, (nhưng tiếc là không lưu lại hậu thế một công trình thế kỷ nào cả). Sau đó, với việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 Tân kỳ quan Thiên nhiên cùng với hai sư kiện rầm rộ: - ngày 27-4-2012 Lễ đón nhận danh hiệu và công bố “Tân Kỳ quan thế giới” ở Hà Nội và – ngày 1-5-2012 Lễ hội Carnaval ờ Hạ Long chào mừng Vịnh Hạ Long – rạng danh dòng giống Tiên Rồng. Và bây giờ là góc thứ ba của Tam giác du lịch là Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ này.
Khắp mọi nơi, khi nghe bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh, thì ai cũng nhớ tới một thành phố biển, lớn thứ hai ngoài Bắc:
- Tháng Năm rợp trời hoa Phượng Đỏ
- Ôi! Hải Phòng thành phố quê hương…
Quả thật, khi người viết ghé thăm Hải Phòng, thì thấy khắp các con đường phố, trong nội thành cũng như ngoại thành, đều rực màu hoa phượng đỏ, du khách nín thở để càm thấy không gian đầy cây phượng với hoa phượng đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ . Màu đỏ là màu môi cùa cô thiếu nữ trong tà áo dài cổ truyền dân tộc. Màu đỏ còn là màu nối tiếp một thời trai trẻ, một thời yêu đương.. Phượng có lá nhỏ, chỉ lớn hơn lá me, lá phượng chằng có công dụng gì ngoài việc tạo “việc làm” cho học sinh thực tập “vệ sinh trường lớp”. Nhưng Phượng có hoa màu đỏ (người ta còn thấy hoa phượng màu hồng , tím, trắng, có lẽ do chiết cành), một màu đỏ tươi thắm tuyệt vời, một màu đỏ trẻ trung vui vẻ, tượng trưng xứng đáng cho tuổi học trò, cho lứa tuổi vừa lớn, “tuồi ô mai”. Khi phượng “già” đi, màu đỏ có hơi sẫm hơn, cánh hoa trở thành mỏng manh, một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm các cánh hoa rơi lả tả. Phượng lại còn có trái, trái phượng có cánh hình cung, dài chừng 2,3 tấc, khi trái già, bóc ra, bên trong có nhiều hột nằm xếp hàng theo hình cánh cung, ăn có vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt. Phượng cũng còn có một nhiệm vụ vô hình nhưng rất là thân thiết với học trò, đó là báo hiệu mùa Hè đã về. Ai từng đi học mà chẳng mong…Hè về! Vì thế hoa phượng còn được gời thân thương là “Hoa Học trò”. Cây phượng vĩ có gốc từ đảo Madagascar, thuộc địa cũ của Pháp, nên dân Hải Phòng phải nhớ ơn đảo quốc này.
Ta yêu Thành phố quê ta như yêu chính người thương yêu nhất
Những hẹn hò bên bờ sông Lấp
Những con đường tấp nập áo Thợ ngày đêm
Những Bến Bính, Xi Măng, Cầu Rào, Cầu Đất, Lạc Viên…
Hải Phòng có tiềm năng về du lịch rất lớn, dù hơi kém hơn hai góc kia của Tam giác du lich, là Hà Nội và Hạ Long một chút ít, Hải Phòng có
Lễ hội “Hoa Phượng Đỏ lần thứ nhất” vừa khai mạc ngày 9-6-2012 tại Hải Phòng – thành phố nằm trong Tam giác du lịch Hà Nội – Hạ Long – Hải Phòng cùa miền Bắc, nhằm để chuẩn bị cho Năm Du lịch Đồng bằng Sông Hồng năm 2013. Lễ hội giới thiệu cho du khách các tiềm năng du lịch của Hải Phòng, với hai màn hoạt cảnh diễn lại “Người mở cõi: Nữ tướng Lê Chân sáng lập vùng đất An Biên” tức là Hải Phòng ngày nay.
Năm 2010, Hà Nội đã tổ chức Lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội vang dội cả nước, (nhưng tiếc là không lưu lại hậu thế một công trình thế kỷ nào cả). Sau đó, với việc Vịnh Hạ Long được bình bầu là một trong 7 Tân kỳ quan Thiên nhiên cùng với hai sư kiện rầm rộ: - ngày 27-4-2012 Lễ đón nhận danh hiệu và công bố “Tân Kỳ quan thế giới” ở Hà Nội và – ngày 1-5-2012 Lễ hội Carnaval ờ Hạ Long chào mừng Vịnh Hạ Long – rạng danh dòng giống Tiên Rồng. Và bây giờ là góc thứ ba của Tam giác du lịch là Hải Phòng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ này.
Khắp mọi nơi, khi nghe bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” thơ của Hải Như, nhạc của Lương Vĩnh, thì ai cũng nhớ tới một thành phố biển, lớn thứ hai ngoài Bắc:
- Tháng Năm rợp trời hoa Phượng Đỏ
- Ôi! Hải Phòng thành phố quê hương…
Quả thật, khi người viết ghé thăm Hải Phòng, thì thấy khắp các con đường phố, trong nội thành cũng như ngoại thành, đều rực màu hoa phượng đỏ, du khách nín thở để càm thấy không gian đầy cây phượng với hoa phượng đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho màu quốc kỳ . Màu đỏ là màu môi cùa cô thiếu nữ trong tà áo dài cổ truyền dân tộc. Màu đỏ còn là màu nối tiếp một thời trai trẻ, một thời yêu đương.. Phượng có lá nhỏ, chỉ lớn hơn lá me, lá phượng chằng có công dụng gì ngoài việc tạo “việc làm” cho học sinh thực tập “vệ sinh trường lớp”. Nhưng Phượng có hoa màu đỏ (người ta còn thấy hoa phượng màu hồng , tím, trắng, có lẽ do chiết cành), một màu đỏ tươi thắm tuyệt vời, một màu đỏ trẻ trung vui vẻ, tượng trưng xứng đáng cho tuổi học trò, cho lứa tuổi vừa lớn, “tuồi ô mai”. Khi phượng “già” đi, màu đỏ có hơi sẫm hơn, cánh hoa trở thành mỏng manh, một cơn gió nhẹ thổi qua có thể làm các cánh hoa rơi lả tả. Phượng lại còn có trái, trái phượng có cánh hình cung, dài chừng 2,3 tấc, khi trái già, bóc ra, bên trong có nhiều hột nằm xếp hàng theo hình cánh cung, ăn có vị chát chát, bùi bùi, ngọt ngọt. Phượng cũng còn có một nhiệm vụ vô hình nhưng rất là thân thiết với học trò, đó là báo hiệu mùa Hè đã về. Ai từng đi học mà chẳng mong…Hè về! Vì thế hoa phượng còn được gời thân thương là “Hoa Học trò”. Cây phượng vĩ có gốc từ đảo Madagascar, thuộc địa cũ của Pháp, nên dân Hải Phòng phải nhớ ơn đảo quốc này.
Lễ hội Cầu mùa là một trong những lễ hội lớn của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Là nghi thức cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh phù hộ cho một năm làm ăn khấm khá, nương rẫy được mùa bội thu.