viết bài văn tưởng tượng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khi viết đoạn văn tưởng tượng dựa trên một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe, người viết cần phát huy trí tưởng tượng để thay đổi, bổ sung chi tiết cho câu chuyện.
- Có nhiều cách viết đoạn văn tưởng tượng như: bổ sung chi tiết (lời kể, tả,...), bổ sung lời thoại của nhân vật, thay hoặc viết tiếp đoạn kết,...
Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường xưa vào một ngày hè, hãy viết thư cho 1 bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Dàn ý nha !!
1. Mở bài:
Cần thơ, ngày...tháng ...năm...
Bạn...
2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
b) Nội dung thư:
3. Kết luận:
bạn chỉ cần lấy sách giáo khoa xong lựa những ý chính trong giắc mơ mà viết vô nhé viết lên đây thì dài lắm
mik ngại chuk bn hoàn thành sớm
Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".
- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"
- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"
- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".
Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.
- "Tôi xin lỗi ông!"
- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".
Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình
Chiếc bình nứt
Hồi ấy, có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ giếng về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp cho chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó cần làm, nó cho rằng đó là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước bên bờ suối:
– Tôi xin lỗi và tôi vô cùng xấu hổ vì vết nứt bên hông của tôi, làm mất nước suốt từ quãng đường từ giếng về nhà.
– Thật đáng xấu hổ! Ngươi không làm được tích sự gì hết. Ta hết nhẫn nại rồi!
Nói rồi người gánh nước vứt bình nứt vào một bãi rác.
– Huhuhu…
– Xin chào bạn! Mình là giấy màu, bạn tên là gì?
– Mình... Mình là bình nứt . - Bình nứt rụt rè trả lời.
– Tại sao bạn lại khóc?
Giấy màu hỏi.Bình nứt kể câu chuyện của mình cho bạn nghe. Rồi bình nứt hỏi:
– Thế còn bạn? Bạn còn đẹp thế tại sao bạn lại bị vứt ở đây?
– Giấy màu thở dài. Ngày trước, tớ được một cô bé vô cùng đáng yêu mua về từ một hiệu sách. Cô ấy vẽ, cắt và dán tớ lên khắp tường làm bẩn tường của mẹ. Mẹ cô ấy mắng, cô ấy trách tớ là vì màu sắc của tớ quá lòe loẹt, quá xấu xí nên mới bị mẹ mắng. Cho nên tớ mới bị vứt vào đây – Giấy màu thút thít trả lời.
Khi hai bạn đang nói chuyện thì bỗng, một cánh tay thì một cánh tay như thò vào bắt họ. Hai bạn hoảng hốt và không biết làm gì hơn ngoại trừ việc ôm nhau và run rẩy. Hóa ra là một cô gái mặc váy hồng đã nhấc hai bạn lên khỏi bãi rác. Bình nứt và giấy màu ôm nhau mừng rỡ. Họ cứ tưởng mình sắp chết đến nơi.
– Ôi! May quá cậu ạ! Tớ cứ tưởng mình bị vò nát rồi cơ – Giấy màu gào lên sung sướng.
– Đúng đúng, đúng đó !!!
Bình nứt cũng rất vui và cảm thấy thật may mắn.Hai người được cô gái đưa về nhà. Trên đường về, họ nghe thấy chiếc loa phường nói rằng:
– Loa loa loa …để kỷ niệm bốn mươi sáu năm ngày môi trường thế giới, phường chúng ta mở cuộc thi thiết kế bình để thể hện ý nghĩa bảo vệ môi trường. Cuộc thi này cần có sự sáng tạo, sang ngày kia là hết hạn. Loa loa loa loa…
Cô gái vẻ mặt rất háo hức, phấn khởi. Cô chạy ù về nhà và bắt tay ngay vào việc cần làm. Cô lấy giấy màu cắt thành hình bông hoa, cái lá. Cô cắt giấy thành chữ “MÔI TRƯỜNG XANH ”. Tất nhiên, chiếc bình nứt tưởng rằng cô sẽ cắt một cái hình nào đó để che đi vêt nứt của mình. Nhưng không, cô lấy một bông hoa cúc xinh xắn để che đi. Cô làm một cách vô cùng tỉ mỉ và công phu. Ngày hôm sau, bình nứt ồ lên vì sung sướng:
– Thật tuyệt vời! Nếu mà cô chủ dự thi thì chắc chắn sẽ giành giải nhất cho mà xem.
– Đúng vậy - Giấy màu nói - Hóa… hóa ra … Bình nứt ấp úng. Hóa ra cậu đã làm cho tớ trở nên thật nổi bật, cậu đã làm cho tớ trở nên thật lộng lẫy bằng những tờ giấy có màu sắc khác nhau!
– Không phải là tớ. Nếu chỉ là những tờ giấy hình vuông mà dán lên cậu thì không đẹp chút nào phải không? Chính là nhờ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của cô chủ mà cậu mới được như thế này đấy!
Bình nứt thầm cảm ơn cô chủ đã biến ngoại hình của mình thành một chiếc bình hoàn hảo vô cùng. Bỗng, cô chủ bước vào cùng với khóm hoa đầy màu sắc. Cô nói:
– Mình đã đợi cuộc thi này từ lâu. Năm ngoái, mình chỉ được giải nhì vì thua chú gánh nước. Chú ý vốn không biết quý trong đồ vật, chỉ thích tiền mà lại còn không biết tiết kiệm nữa chứ. Mình đam mê nghệ thuật như vậy thì phải quyết tâm chiến thắng thôi.
Nói xong, mặt cô thể hiên sự quyết tâm vô cùng lớn. Cô cắm những khóm hoa sao cho nhìn vào cảm vô cùng thấy đẹp mắt. Ngày thi đã tới, mọi người đều chiếm chỗ đẹp nhất để vừa mắt ban giám khảo. Không ngờ bình nứt và bình lành lại gặp nhau.
Bình nứt hồ hởi chào hỏi:
– Chào anh bình lành. Dạo này anh sống thế nào?
– Tốt - Bình lành lạnh lung đáp - Sao anh trả lời tôi cụt lủn vậy?
Bình lành không nói gì. Đến giờ chấm điểm, Ban giám khảo đi vòng quanh chiếc bàn để sản phẩm của các thí sinh. Bỗng, anh dừng lại một cách đột ngột và đứng chiếc cái bình của cô gái và cái bình của chú gánh nước. Tất cả các bình đều bị loại ngoại trừ hai chiếc bình này. Ban giám khảo bảo hai người:
– Bây giờ hai người phải thuyết trình về sản phẩm của mình. Ai thuyết trình hay hơn thì người đó sẽ được giải.
Người gánh nước xung phong thuyết trình trước, chú ta định hối lộ cho ban giám khảo ít tiền nhưng vì đây là cuộc thi công bằng nên ban giám khảo không chấp nhận mà loại luôn. Đến lượt cô gái, cô trình bày rất trôi chảy mà không cần giấy tờ. Cuối cùng, cô gái đạt được giải đặc biệt. Cô vô cùng sung sướng và thầm cảm ơn chiếc bình.
Từ đó, chiếc bình và giấy màu vô cùng thân thiết và cả hai người đều được cô chủ lau chùi chăm sóc cẩn thận, đặt ngay tại phòng khách gia đình.
#Riin
1. Mở bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm em gặp được nhân chứng lịch sử.
- Giới thiệu về cuộc gặp gỡ của hai người.
2. Thân bài
- Kể lại tình huống gặp gỡ, trò chuyện của em với người đó.
- Miêu tả về người đó (ngoại hình, tuổi tác,..).
- Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện.
- Người đó có thể kể lại những gì mà mình đã được chứng kiến, được trải qua trong những năm tháng trước đây với em. Em lắng nghe và chia sẻ cảm nghĩ của mình.
3. Kết bài
- Chia tay với nhân vật em gặp.
- Suy nghĩ của em về cuộc gặp gỡ, trò chuyện.
Tối nào cũng vậy, bằng giọng ấm áp, bà lại kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Trong những câu chuyện bà kể, em nhớ mãi câu chuyện Cô bé Lọ Lem với bao nhiêu phép biến hoá nhiệm màu. Câu chuyện như sau:
Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc nọ có một cô gái xinh đẹp tên là Lọ Lem. Cha cô mất sớm, cô phải sống cùng bà mẹ kế độc ác cùng người chị cùng cha khác mẹ. Ngày ngày họ bắt cô phải làm lụng vất vả như người hầu trong nhà, trong khi các chị của cô được ăn diện xinh đẹp nhàn nhã. Một hôm, Hoàng tử mở hội cho phép các thiếu nữ của vương quốc tham gia, bà mẹ kế biết chuyện nên nhất quyết không cho Lọ Lem đi, bắt cô làm nhiều việc nhà. Lọ lem vừa buồn vừa tủi thật, cô bật khóc. Bỗng có một bà tiên tốt bụng đã hiện ra, biến cô thành một thiếu nữ xinh đẹp mặc quần áo sang trọng, đi đôi dày thủy tinh. Sự xuất hiện của Lọ Lem đã làm ngỡ ngàng mọi người, đặc biệt với chàng Hoàng Tử. Tới lúc chuông điểm 12h vang lên, Lọ Lem vội bỏ về mà đánh rơi mất một chiếc giày. Phải xa Lọ Lem, Hoàng tử rất buồn, chàng sai người hầu đi khắp đất nước tìm xem cô gái nào xỏ vừa chiếc giày đó sẽ lấy làm vợ. Câu chuyện kết thúc khi Hoàng tử đã tìm ra Lọ Lem, hai người lấy nhau, sống hạnh phúc.
Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.
Mỗi khi em đạt thành tích cao thì ba mẹ thường đưa em đi chơi tại sở thú. Đấy chính là món quà mà em luôn mong ước. Nơi đó có biết bao con thú đáng yêu. Em được tận mắt ngắm nhìn các loài động vật hoang dã, các loài chim, thú. Trong các con thú nơi đây, em luôn bị thu hút nhất chính là những màn biểu diễn nhào lộn của một chú khỉ Bạc Má.
Chú khỉ này có tên thật hay và khá ngộ nghĩnh - Bạc Má. Tên gọi như vậy vì ngay trên má chú khỉ này có đám lông bạc trắng. Chú khỉ Bạc Má này nổi bật và tinh nghịch nhất trong đàn, với bộ lông màu vàng nâu rất đẹp. Lông của chú không mượt như lông những chú mèo mà hơi xù lên trông rất ngộ nghĩnh. Phần lông càng gần đầu càng dài hơn và có màu vàng cam, trông đẹp lắm! Khuôn mặt chú có rất nhiều điểm tương đồng với khuôn mặt con người, chỉ khác là mắt thì to và tròn, gò má thì nhô cao, mũi hơi hếch lên trông thật nghịch ngợm. Và ấn tượng nhất là lúc chú ta cười, cái miệng đã rộng khi cười lại càng mở lớn hơn, mỗi khi cười là lộ ra cả hàm răng nhỏ nhắn, khá đều đặn và trắng như sữa. Chú cười rất nhiều nhất là khi được cho ăn. Thân hình chú hơi gầy, hai tay dài khẳng khiu và những ngón tay thon thon phủ một lớp lông vàng nhạt. Tuy gầy như vậy nhưng chú nhanh nhẹn lắm, chú có thể bám chắc vào một thân cây rồi đu cả người mình vài vóng quanh thân cây đó điêu luyện như một nghệ sĩ xiếc tài ba rồi lại chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Thấy mọi người đứng xem làm cho Bạc Má có vẻ thích trí hơn nên trổ tài biểu diễn mua vui cho mọi người. Đang đứng trên lóc cái lồng nhỏ, thoắt cái, chú ta lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành tay kia gãi gãi làm trò. Không cần lo chú ta bị ngã đâu, Bạc Má đã luyện chiêu này thành tài rồi. Mọi người vỗ tay, nó càng khoái trí buông cả hai tay mà dùng đuôi cuộn chặt lấy cành cây, đu mình xuống miệng kêu "khẹc, khẹc..." Rồi tưởng chừng như chú bị rơi khi đuôi bị tuột ra, nhưng không, chú đã lại dùng tay đang đánh đu trên một cành cây khác. Tinh nghịch là vậy nhưng những lúc làm nũng mẹ cũng đáng yêu lắm, chú thường được mẹ ôm vào lòng rồi bặt giận cho. Trông thật tình cảm và thân thiết.
Mẹ đưa em mộ quả chuối. Em đên lại gần Bạc Má. Em giơ giơ quả chuối. Chú ta liền chìa bàn tay nhỏ xinh ra xin. Ánh mắt chú nhìn trái chuối chín vàng một cách thèm thuồng. "Đây, ta cho chú mày đấy!" Em vừa vứt chuối vào. Chú ta liền chạy ra lấy chuối liền. Bạc Má có vẻ vui lắm. Chú ta kêu khẹc khẹc rồi nhảy tót lên cao. Bằng một động tác điêu luyện, Bạc Má đã bóc xong trái chuối một cách kheo léo. Ai cũng khen sao chú ta tài thế. Chú ăn chuối ngon lành. Em thấy chú ta ăn, em vui lắm!
Cứ mỗi lần chuẩn bị ra về là em lại quay lại chuồng khỉ để chào tạm biệt Bạc Má. Em mong sao Bạc Má và những chú khỉ ở đây sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khỏe mạnh và xinh xắn hơn.
sơn tinh và thủy tinh
cây khế