phân biệt ba dạng vận động của nước biển đại dương sóng biển thủy triều và dòng biển (đặc điểm nguyên nhân)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện tượng | Sóng biển | Thủy triều | Dòng biển |
Khái niệm | Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. | Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. | Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. |
Nguyên nhân | Được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn. | Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. | Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất. |
Biểu hiện | Sóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,… | - Triều cường, triều kém. - Bán nhật triều, nhật triều, triều không đều. | Dòng biển nóng, dòng biển lạnh. |
Hiện tượng | Sóng biển | Thủy triều | Dòng biển |
Biểu hiện | Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng | Nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. | Dòng nước di chuyển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa |
Nguyên nhân | Chủ yếu do gió; Còn sóng thần là do sự động đất ngầm dưới đáy biển | Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục. | Do sự thay đổi của các hướng gió trên Trái đất và sự chênh lệch của độ muối, nhiệt độ giữa các vùng biển. |
Phương pháp giải:
Có thể lập bảng để dễ so sánh, theo các tiêu chí: Khái niệm, nguyên nhân.
Lời giải chi tiết:
Tiêu chí | Sóng | Thủy triều | Dòng biển |
Khái niệm | Là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. | Là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày. | Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương. |
Nguyên nhân | Chủ yếu do gió (gió càng mạnh, sóng càng lớn). => Sóng thần hình thành khi ngoài khơi xảy ra động đất hay núi lửa ngầm. | Chủ yếu do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất. | Chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sự chênh lệch nhiệt độ, độ muối,… giữa các vùng biển. |
- Nguyên nhân: chủ yếu do gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần. - Tác động: Sóng thần gây ra thiệt hại lớn về người và của. - Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
Vận động | Sóng | Thủy triều | Dòng biển |
Khái niệm | Là sự dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. | Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc rút xuống, lùi tít ra xa. | Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trên biển và đại dương |
Nguyên nhân hình thành | -Chủ yếu do gió – Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần | Do sức hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời | Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất: Tín phong, Tây ôn đới. |
Hãy kể tên 1 số dạng vận động của nước biển và đại dương
Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.
Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
+Nguyên nhân gây ra sóng là nhờ gió, gió nhẹ mặt nước lăn tăn, gió càng mạnh sóng càng lớn
+ Nguyên nhân gây ra thủy triều là sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời
+ Nguyên nhân gây ra dòng biển là nhiều con sông nhỏ, lớn đổ vào chỗ trũng của biển nên tạo ra dòng biển, có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh
1 . Đặc điểm và nguyên nhân của các sự vận động của nước biển và đại dương:
Sự vận động của nước biển và đại dương được tạo ra bởi sức ép của gió, sự chênh lệch nhiệt độ, sự chênh lệch mật độ của nước và sự tác động của lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Các sự vận động này có thể làm cho nước biển và đại dương chuyển động theo các hướng khác nhau, tạo ra các hiện tượng như sóng, triều, dòng chảy, xoáy nước, vùng nước ấm, vùng nước lạnh, v.v…
2 . Sự khác biệt của nước biển vùng nhiệt đới và vùng ôn đới:
Nước biển vùng nhiệt đới có nhiệt độ cao, độ mặn thấp và có tính axit cao hơn so với nước biển vùng ôn đới.
Vì nhiệt độ cao hơn, nước biển vùng nhiệt đới có sự phân bố oxy hóa hữu cơ và vi sinh vật phong phú hơn so với nước biển vùng ôn đới.
Nước biển vùng ôn đới có độ mặn cao hơn, nhiệt độ thấp hơn và có tính kiềm cao hơn so với nước biển vùng nhiệt đới.
Vì nhiệt độ thấp hơn, nước biển vùng ôn đới có sự phân bố oxy hóa hữu cơ và vi sinh vật ít hơn so với nước biển vùng nhiệt đới.
1. Sóng
- Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Do: gió.
2. Thủy triều
- Là hình thức dao động của nước biển, lên xuống theo chu kì.
- Do: sức hút của Mặt Trăng và 1 phần của Mặt Trời.
3. Dòng biển
- Là những dòng chảy trong biển, đại dương tương tự như những dòng sông trên lục địa.
- Do: sự hoạt động của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
Em tham khảo nhé.
https://olm.vn/chu-de/ly-thuyet-655156