Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Đất quý, đất yêu1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu. 2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng...
Đọc tiếp
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Đất quý, đất yêu
1. Ngày xưa, có hai người khách du lịch đến nước Ê-ti-ô-pi-a. Họ đi khắp đất nước thăm đường sá, núi đồi, sông ngòi. Vua nước Ê-ti-ô-pi-a mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi và tặng họ nhiều vật quý. Sau đó vua sai một viên quan đưa khách xuống tàu.
2. Lúc hai người khách định bước xuống tàu, viên quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra. Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày khách rồi mới để họ bước xuống tàu trở về nước. Hai người khách rất ngạc nhiên, hỏi :
- Tại sao các ông lại phải làm như vậy ? Viên quan trả lời :
- Đây là mảnh đất yêu quý của chúng tôi. Chúng tôi sinh ra ở đây, chết cũng ở đây. Trên mảnh đất này, chúng tôi trồng trọt, chăn nuôi. Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. Chúng tôi đã tiếp các ông như những khách quý. Nhà vua đã tặng các ông nhiều sản vật hiếm. Song đất Ê-ti-ô-pi-a đối với chúng tôi là thiêng liêng, cao quý nhất. Chúng tôi không thể để các ông mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ.
3. Nghe những lời nói chân tình của viên quan, hai người khách càng thêm khâm phục tấm lòng yêu quý mảnh đất quê hương của người Ê-ti-ô- pi-a. - Ê-ti-ô-pi-a: Một nước ở phía đông bắc châu Phi. - Cung điện: nơi ở của vua. - Khâm phục: đánh giá cao và rất kính trọng.
Hai vị khách du lịch đã làm gì ở đất nước Ê-ti-ô-pi-a?
A. Họ ăn tất cả những món ngon ở nơi đây
B. Thăm đường sá, đồi núi, sông ngòi
C. Thăm con người và cuộc sống nơi đây
Câu chuyện trên là một minh họa hài hước về cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống của con người. Mặc dù được ban tặng một dòng suối nước nóng và dòng suối nước lạnh kế bên nhau, nhưng người dân ở vùng đất đó không hài lòng với điều đó. Thay vì biết ơn sự hào phóng của thiên nhiên, họ lại phàn nàn về việc thiếu xà phòng để giặt quần áo.
Thông điệp được gợi ra từ câu chuyện này là sự không biết ơn và không hài lòng không phải luôn đến từ việc thiếu thiên nhiên cung cấp, mà thường đến từ sự thiếu lòng biết ơn và sự không biết ơn của con người. Người ta thường tìm kiếm những điều mình không có, thay vì đánh giá và trân trọng những điều đã có sẵn xung quanh mình. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự biết ơn, lòng biết ơn và sự hài lòng trong cuộc sống, và cảnh báo về nguy cơ mất đi sự hạnh phúc do sự không biết ơn và sự không hài lòng.