Hãy viết một bài văn nghị luận về bao bì nilon. (chú ý: không chép trên mạng)
Ai viết được mình thưởng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ánh trăng đẹp nhất là lúc trăng tròn, nhìn nó sáng rực cả bầu trời đêm cùng với những vì sao lấp lánh. Mỗi khi ngắm cảnh đêm trăng, em cảm thấy lòng mình thứ thái và bình yên đến lạ.
Cứ mỗi khi bầu trời trong xanh, ánh trăng sáng tỏ một vùng em lại ngồi nhìn và ngắm cảnh bầu trời đêm hay những khi cảm thấy trong lòng ôi sao quá nổi u buồn, thì lại muốn được thả hồn mình vào bức tranh tuyệt vời của cảnh đêm yên lặng. Trăng cứ to tròn vành vạnh, chiếu những ánh sáng óng vàng xuống những con đường, dòng sông, những mái ngói, những ô cửa sổ. Tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng,yên bình.
Trời hôm nay lại có gió mát; ngồi ngắm trăng thật là điều tuyệt vời. Xa xa, lũ trẻ hàng xóm đang tổ chức các trò chơi dân gian như ô ăn quan, năm mười, nhảy dây, đuổi bắt,…trông thật là vui vẻ. Ánh trăng như là bóng đèn điện soi sáng khắp nơi, khiến cho không khí hôm nay sôi nổi hơn hẳn. Nhưng mọi hoạt động diễn ra dưới ánh trăng lại vô cùng thanh bình, nhẹ nhàng, người thì ngồi bên ấm trà mạn, người thì tụ tập đánh cờ tướng, các bà các cô thì ngồi quay quần bên dĩa trái cây và trò chuyện,…. Còn em, thì đang nằm trên chiếc chõng che của bà nội, ngước lên bầu trời, và ngắm nhìn những ngôi sao như đang tổ chức trò chơi, chúng tạo nên những hình thù vô cùng đẹp mắt và kì lạ, long lanh lúc ẩn lúc hiện, khiến bầu trời càng thêm đẹp huyền ảo.
Trăng càng lên cao bầu trời càng trong vắt và đen thẫm như một chiếc áo nhung đang thướt tha. Trải dài một màu đen huyền lên dòng sông làng, cùng với gió tạo nên những gợn sóng nhỏ lăn tăn, lăn tăn, ánh lên một chút sắc vàng như những viên pha lê vậy. Vẻ đẹp đêm trăng thật tuyệt vời và thơ mộng là thế thì bởi làm sao mà các nhà thơ không họa vần cho được. Đêm trăng như hiểu được nổi lòng trắc ẩn, như nàng thơ của các thi sĩ. Ngắm trăng, thưởng thức thơ trăng, lắng nghe tiếng côn trùng tạo nên một khúc nhạc đồng quê. Em cảm thấy sao quá gần gũi và mộc mạc thân thương.
Tạo hóa thật khéo khi ban tặng vầng trăng, những ngôi sao, không gian cho con người, khiến em chìm vào mãi không thôi. Em càng cảm thấy yêu thiên nhiên và cảnh vật của quê hương mình, yêu cái yên bình nơi này hơn bao giờ hết. Mai này, dù có phải đi xa quê hương thì em vẫn mãi nhớ về những kỉ niệm êm đềm, những đêm trăng lãng mạn thật đẹp này.
Mấy tháng nay, trời nóng oi bức. Mặt trời như đổ lửa. Mọi người, ai cũng mong muốn có một trận mưa rào.
Mà thế rồi, chiều hôm qua trời mưa thật. Đang nắng chang chang, bỗng nhiên mây đen ùn ùn kéo đến. Bầu trời tối đen. Gió nổi lên, cuốn những chiếc lá vàng bay lả tả xuống mặt đường. Khói bụi mịt mù. Mọi người ai cũng rảo chân bước vội. Xe cộ phóng nhanh hơn. Tôi đi học về, máy mà chạy về nhà kịp.
Lộp bộp, lộp bộp. Những hạt mưa đầu tiên nhẹ trượt trên mái nhà, rơi xuống mặt đường. Hơi nóng bốc lên. Mưa càng nặng hạt hơn. Mọi vật được bao phủ một màn nước trắng xóa.
Mưa càng nặng hạt, gió càng lớn. Cây cối ngả nghiêng, vật vã với những cơn gió mạnh. Hai bên đường, người nhờ trú mưa mỗi lúc một đông. Chẳng ai muốn mình bị ướt. Thế mà mấy cậu nhóc ở xóm tôi lại chạy ra đường tắm mưa. Chúng nô đùa, nhảy nhót, hò hét ầm ĩ. Đường vắng hơn. Chỉ còn vài chiếc xe là lầm lũi chạy trên đường.
Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20/11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn thầy cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Thời gian thì cứ lặng lẽ trôi, mới đó mà gần mười năm, kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học.
Gần 10 năm em đến trường được thầy cô giảng dạy, 10 năm mà tình nghĩa của thầy cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Bắc Ninh thân yêu, học lớp 10A1 với những thầy cô mới. Thế nhưng 2 tháng vừa qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho mình.
Điều mà em đón nhận được ở tất cả các thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở họ nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm họ trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những "kỹ sư" tâm hồn!
Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho người giáo viên của mình phiền lòng.
Tại sao chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp rồi viện lý do này lý do kia.
Tại sao chúng em đã không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.
Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ …
Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng họ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!
Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô thầy. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.
Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Thầy cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em – những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là đền đáp công ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến đi thăm thầy cô mỗi dịp Tết … nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.
Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc, cho mùa xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.
Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời.
Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp 10A1, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng, đó còn như một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng thầy cô đã mong mỏi.
Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả,
Đã cho em đôi cánh bước vào đời.
Trong thâm tâm em mãi luôn thầm nhủ:
“Nhớ công ơn thầy cô đến trọn đời!”
“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.
xl bạn mk ko nghĩ đc nên chép trên mạng nha
Ông cha chúng ta từ xưa đến nay vẫn thường căn dặn con cháu phải biết nhớ ơn đến những người đã hi sinh mồ hôi, xương máu tạo nên đất nước Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay. Nhưng đó không phải chỉ là những anh bộ đội, các cô gái thanh niên xung phong, mà còn là biết bao con người đã hi sinh công sức xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, tươi đẹp này. Chúng ta - thế hệ con cháu - phải biết nhớ ơn, phát huy những thành quả tốt đẹp đó. Đây cũng chính là lời khuyên mà câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” muốn gửi đến chúng ta.
Được hưởng một nền độc lập, tự do như ngày hôm nay nhiều bạn học sinh đã quên mất một điều: cuộc sống không tự ban cho chúng ta cái đó, mà nó là thành quả hi sinh xương máu của bao lớp người đi trước. Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta: “Ẩn quả nhớ kẻ trồng cây”. Trước tiên, nghĩa chính của câu tục ngữ trên là muốn khuyên nhủ chúng ta: khi ăn một quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, làm nên quả ngọt với bao nhiêu vất vả, mồ hôi, mưa nấng. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muôn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo nên thành quả. “Ăn quả” ở đây là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ. Nếu ta hiểu cuộc sống no ấm, tốt đẹp ngày hôm nay là thành quả mà ta hưởng thụ. Vậy người làm ra thành quả là ai? Trước hết, đó là cha mẹ đã có công sinh thành nuôi dưỡng từ khi ta còn bé con đến lúc ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người dõi theo bước chân chúng ta, an ủi, dìu dắt chúng ta để trở thành những con người tốt xây dựng đất nước mai này. Đó là thầy, cô giáo luôn quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn ta nên người và trao cho ta ánh sáng tri thức để mai sau chúng ta có thể hiên ngang sánh vai cùng các bạn học sinh trên toàn thế giới. Đó là những anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong hi sinh tuổi thanh xuân của mình với bao xương máu để xây dựng đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, để cho chúng ta tung tăng cắp sách tới trường. Đó còn là những nhà khoa học đã hết sức lao động trí óc để tạo nên những của cải, vật chất làm nên cuộc sống tốt đẹp mà ngày nay chúng ta được hưởng thụ. Những con người đó dù ở vị trí nào, công việc nào vẫn luôn cố gắng hết mình, phấn đấu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước mà những người đã làm nên thành quả đó...
Vậy vì sao “ăn quả” phải “nhớ kẻ trồng cây”? Vì tất cả những người trồng cây đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ, thậm chí cả máu xương cuộc đời để đem lại cuộc sống, hạnh phúc cho chúng ta. Đã bao giờ ta tự hỏi: Tại sao ta lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của mẹ ta đã mang nặng đẻ đau ra chúng ta. Giờ phút ta cất tiếng khóc đầu tiên cũng là lúc lòng mẹ ngập tràn hạnh phúc. Rồi cha mẹ chăm bẵm, dạy dỗ ta khôn lớn thành người. Sung sướng biết bao khi em cất tiếng gọi: “cha, mẹ” và bước những bước đi chập chững đầu tiên. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ giúp chúng ta và nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Còn thầy, cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn cặn kẽ, chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức lớn của nhân loại, để rồi chắp cánh cho những ước mơ đó bay cao, bay xa hơn nữa. Bên cạnh đó, công ơn của các anh bộ đội, những cô gái thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao trẻ em chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách đến trường, vui đùa bên bạn bè. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ đã không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động, xây dựng cuộc sống. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình để công hiến cho đất nước. Điều dó cũng rất phù hợp với tình người. Thứ nữa, ta phải nhớ ơn họ vì đây là truyền thông tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được truyền dạy lại qua nhiều thế hệ con cháu:
- Uống nước nhớ nguồn
- Chim có tổ, người có tông.
Các câu ca dao, tục ngữ trên chính là những lời khuyên mà ông cha chúng ta muôn truyền dạy lại cho con cháu - đó là những nét đẹp về văn hóa của dân tộc chúng ta mà thế hệ con cháu chúng ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải luôn nhớ tới.
Hiểu vấn đề như thế nhưng chúng ta phải hành động như thế nào? Cuộc sống của chúng ta phải có rất nhiều sự đền ơn, đáp nghĩa. Trong kháng chiến, chúng ta có phong trào Trần Quốc Toản giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào nhanh chóng được lan rộng ra khắp mọi nơi, các bạn nhỏ hàng ngày sau giờ học đều tỏa ra các lối xóm giúp đỡ những gia đình thương binh liệt sĩ neo đơn các công việc nấu cơm, quét nhà, cho lợn ăn... Những việc làm đó tuy nhỏ bé nhưng góp phần an ủi rất lớn đối với những gia đình thương binh liệt sĩ. Xã hội vẫn luôn nhớ đến công ơn mà người con, người cha, người chồng của họ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Trong xã hội bây giờ, cuộc sống tuy có đổi khác nhưng Đảng, Nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của họ bằng cách xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, có chế độ riêng với những gia đình thương binh liệt sĩ. Đối với cha mẹ, cũng có những người con hết lòng thương yêu, kính trọng cha mẹ vì họ hiểu cha mẹ chính là người tạo ra cuộc sống cho họ ngày hôm nay. Đó là những người con hiếu thảo luôn ở bên chăm sóc cha mẹ lúc về già, khi đau ốm. Bên cạnh đó trong xã hội chúng ta vẫn còn tồn tại những kẻ quên ơn sâu nặng đó. Họ luôn coi trọng đồng tiền, chạy theo danh vọng mà quên rằng: ai là người đã sinh ra ho, đã nuôi dưỡng và dạy dỗ họ nên người? Đối với cha mẹ, họ ỷ lại vào công việc mà không quan tâm, chăm sóc tới cha mẹ mình. Ý vào đồng tiền, họ bỏ mặc cha mẹ trong trại dưỡng lão, không thèm hỏi han, quan tâm tới cha mẹ của mình. Đối với loại người đó, xã hội chúng ta cần phải lên án, phê phán. Qua đó nâng tầm nhận thức để luôn nhớ ơn những người đã hi sinh xương máu cho đất nước.
Câu tục ngữ tuy mộc mạc, đơn giản nhưng đã dạy cho chúng ta những bài học rất quý giá: không có thành quả nào tự dưng mà có được, tất cả đều được tạo ra từ sức lao động, bằng mồ hôi, xương máu của lớp người đi trước để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúng ta, những mầm non tương lai của đất nước sẽ chăm chỉ học tập để có thể xây dựng và bảo vệ, giữ gìn những thành quả mà ông cha đã tạo ra và luôn luôn nhắc nhở nhau “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
mình không chép đâu!Thật đấy!
Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.
Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.
Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình …
Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.
Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.
Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.
Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, …trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò, … và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.
Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình …
Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp, … làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.
Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.
Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.
Ngày nay, Trái Đất đang nóng dần lên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người và là một mối đe dọa, một bài toán mà chúng ta cần giải đáp. Nguyên nhân của hiện tượng này một phần không thể không nhắc đến chính là tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông bừa bãi, vô tội vạ. Bao bì ni lông có nhiều tác hại to lớn. Đầu tiên, bao bì ni lông khó phân hủy gây ảnh hưởng đến môi trường đất, ngoài ra rác thải có trong bao ni lông gây ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, việc sử dụng bao bì ni lông còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người vì trong bao bì ni lông có nhiều chất hóa học không tốt. Ngoài ra, việc có quá nhiều rác thải từ bao bì ni lông gây mất mĩ quan thiên nhiên. Bao ni lông mất nhiều năm để có thể phân hủy hết nên trước hết nó gây ô nhiễm môi trường, việc chôn bao ni lông xuống đất gây ảnh hưởng và xói mòn độ phì nhiêu của đất khiến đất bạc màu và cằn cỗi. Còn việc đốt hoặc xử lí bao ni lông dù bằng bất kì cách nào cũng gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường, ảnh hưởng đến những thế hệ sau này. Hiện nay, nhà nước cũng như những tổ chức, cá nhân đã có nhiều phát minh các biện pháp thay thế túi ni lông như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,… tuy nhiên hiệu quả chưa cao, vì vậy cần mở rộng, phổ biến những mô hình có ích này để người dân biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Chúng ta không thể phủ nhận lợi ích của túi ni lông trong cuộc sống, tuy nhiên, những tác hại kinh khủng của nó đối với đời sống và môi trường là điều ai cũng nhìn thấy và nhận thức được. Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.
Tick cho tui nhoe ( bài hơi giống mạng chứ thực ra là tui làm na ná thoi ạ)