K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2024

                                            bài làm

Vậy là một năm mới nữa lại đến. Xuân về vén bức màn âm u của mùa đông để đất trời trở nên ấm áp và lòng người ai cũng không khỏi háo hức, hân hoan. Bởi lẽ vì ai cũng mong muốn một năm mới thật nhiều niềm vui và hạnh phúc, nhưng hơn hết là chuẩn bị được gia đình và cả xóm đón một mùa xuân sang, mấy ngày giáp tết này, nhà nhà nào cũng tươi vui, đường lối nhỏ qua lại của người người trong xóm tấp nập hơn.

Gần Tết đến xuân về, xóm quê em vui như trẩy hội. Không khí ở đây vẫn thanh bình, khác hẳn với cái vui, cái ồn ào, nào nhiệt, sầm uất kiểu thành phố. Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của các bà, các mẹ, những bác nông dân chân lấm tay bùn nhưng hiền lành, phúc hậu. Sắc xuân sắp tràn ngập mang theo bao niềm vui đến dân làng trong xóm quê nhỏ nhưng đầm ấm của em.

Công tác chuẩn bị Tết trong xóm em rất nhanh nhẹn, khẩn trương. Đến ngày 30 Tết, xóm em đã hoàn thành và biến xóm quê từ một nơi tối tăm, lạnh lẽo thành khu vườn tuyệt diệu như trong truyện cổ tích vậy. Sáng sáng, các bà, các mẹ, các cô trong xóm dậy từ sớm tinh mơ ra chợ xem những hộp bánh, kẹo ngon, những trái chín quả căng mọng mua mang về gia đình. Họ ăn mặc tà áo dài thướt tha, mỗi bước đi, tà áo ấy bay bay trông thật giống chuẩn mực một thiếu nữ, phụ nữ Việt Nam. Các bác, các chú, bố em diện bộ vest có vẻ rất lịch sự mỗi chiều lại phóng xe xuống những vườn đào, quất cảnh xem có cây, cành nào đẹp sắm sửa. Bọn chúng em trang trí bằng những câu đối đỏ, cây quất, cành đào trước cửa nhà. Mọi người luân phiên nhau dọn dẹp chào đón một năm mới ấm no, căng tràn hạnh phúc.

 Năm nào cũng như vậy, những ngày giáp Tết luôn là tất bật, tươi vui nhất. Mặc dù hiện đại đã gần như bao trùm mọi nơi nhưng nét cổ truyền của dân tộc - ngày Tết vẫn luôn được gìn giữ, làm nền tảng giúp chúng ta sống tốt đẹp. Ngày Tết Âm lịch ( Tết Nguyên Đán )  theo phong tục là Tết Cổ Truyền dân tộc mình. Em luôn thấy được ở mọi người, những ngày chuẩn bị luôn vui nhất.

15 tháng 2 2019

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

19 tháng 5 2024

con mẹ tụi mày

8 tháng 4 2023

Quê hương của mình là nơi mà trái tim mình luôn hướng về. Nơi mà mình sinh ra, lớn lên và hòa mình vào những truyền thống, phong tục đậm đà. Mỗi khi nghĩ về quê hương, mình cảm nhận được tình cảm mãnh liệt và tự hào về đất nước, con người và vẻ đẹp thiên nhiên của nơi đó. Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận trong cuộc sống của mình.

13 tháng 4 2019

Em sinh ra và lớn lên ở thành phố nên khi nghe các bạn kể về cảm giác khi được ngắm nhìn khung cảnh làng quê ở nông thôn vào một buổi sáng, em đã rất muốn một lần tự chính mắt mình chứng kiến khung cảnh tươi đẹp ấy. Vào dịp Tết năm ngoái, em được bố mẹ cho về quê nội ăn Tết, nhân dịp đó, em đã có cơ hội được ngắm nhìn khung cảnh mình vẫn luôn ao ước.

Em vẫn còn nhớ ngày hôm ấy là một buổi sớm mùa xuân còn vương hơi lạnh mùa đông. Khi tiếng gà gáy kêu vang trong không gian cũng là lúc chiếc đồng hồ báo thức của em kêu vang. Em vội tắt chuông báo đi, sửa soạn sơ qua rồi chậy ra mở cửa. Không khí lành lạnh khiến em hơi rùng mình nên em phải quay vào trong nhà mặc chiếc áo bông dày rồi mới ra khỏi cửa.

Bầu trời lúc này còn hơi xám xịt, những đám mây như sà thấp xuống làm em có cảm giác như chỉ cần giơ tay lên thôi là có thể với tới được những đám mây ấy vậy. Mở cánh cổng nhà ra, chậm rãi bước đi trên con đường làng nho nhỏ ngày nào giờ đã được làm lại bằng nhựa đường êm ái và đưa mắt ngắm nhìn khung cảnh xung quanh với sự tò mò và thích thú vô cùng.

Hai bên đường là những ngôi nhà của người dân nơi đây. Nhà nào cũng tràn ngập không khí vui mừng đón Tết về. Những câu đối được viết trên nền giấy đỏ được treo ngay ngắn đối xứng ở hai bên cửa nhà. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ được treo trước hiên nhà, ở hai bên cổng khiến em có cảm giác như được quay trở về thời ngày xưa với cái Tết dân gian cổ truyền vậy. Khu vườn nhà ai cũng ngát hương hoa với những màu sắc khác nhau. Trong không khí tràn ngập mùi hương của hoa, của cỏ non, của những chồi lá mới nhú.

Nhà dần thưa thớt đi theo mỗi bước chân em đi, thay vào đó là dòng sông đỏ nặng phù sa lững lờ chảy. Phía bên kia dòng sông là cây gạo to lớn. Em không biết nó có từ bao giờ nhưng hình như có vẻ nó đã ở đó từ lâu lắm rồi. Bước đi tiếp là cánh đồng trống đang chờ đến vụ mùa tiếp theo. Rất nhanh trời đã sáng hẳn lên, người người nhà nhà ra vườn. Em tiếp tục rảo bước và bắt gặp một khu chợ nhỏ, mọi người đang bày hàng ra, nào là hoa quả, nào là quần áo mới, nào là những cành hoa đào, những cây quất, bánh kẹo... cho một dịp Tết sắp đến. Không khí bán hàng vui vẻ vô cùng nhộn nhịp.

Sau khi ngắm thỏa thích, em liền vội vã chạy về nhà và mong muốn vẽ lại một bức tranh về những gì em đã có cơ hội nhìn thấy. Em rất yêu thích khung cảnh buổi sáng mùa xuân ấy trên quê em. Em mong rằng mình có thể được ngắm quê mình trong những thời điểm khác nhau nữa.

13 tháng 4 2019

Đêm mùa thu không khí thật yên tĩnh, em trở về sau một buổi rước đèn vui nhộn và ngủ thật ngon đến sáng. Bầu trời chưa kịp sáng thì chú gà trống đã báo hiệu với mọi người bằng tiếng gáy "ò, ó, o". Cả nhà em thức dạy vui vẻ chuẩn bị đón một ngày mới.

Quê em là một vùng ngoại ô vắng vẻ nên buổi sáng diễn ra rất êm đềm. Bắt đầu bằng tiếng gà trống gáy đánh thức mặt trời. Sau một đêm ngủ vùi vì mệt mỏi, mặt trời vươn vai dậy nhưng cứ lười biếng chẳng chịu ra khỏi tấm chăn là mây. Em thức dậy từ rất sớm và ra trước nhà ngắm mặt trời lên. Lúc này sương còn đọng trên những cành lá còn say ngủ. Sương làm con đường trở nên mờ đục, thấp thoáng thấy vài bóng người dậy sớm tập thể dục trên đường. Tiếng chó sủa vang cả một góc đường đánh thức những cô cậu học trò lười dậy chuẩn bị đi học. Ông em đã dậy từ lâu, ông pha ấm trà nóng và ngồi ngoài sân uống cùng các bác hàng xóm.

Các cô hàng xóm người thì mang ghế, người đẩy xe ra ngoài đường bán chút đồ ăn sáng. Chú em dẫn con Mi Mi ra vườn thăm để hái những trái chín đầu tiên cho thím kịp đem ra chợ bán. Trời mỗi lúc một sáng dần, ánh mặt trời chiếu xuống tán lá và xuyên qua khung cửa sổ. Ngôi nhà của em cũng bừng sáng khiến chú mèo lười tỉnh giấc kêu meo meo. Sương trên cành lá đã tan dần, lũ ong bắt đầu cuộc hành trình đi tìm mật hoa về xây tổ. Mấy khóm hoa hồng của mẹ cũng bắt đầu vun vai và đón nắng, nụ hoa xinh xinh hé nở trông thật đẹp. Mẹ sửa soạn bữa ăn sáng cho gia đình đã xong, mẹ mời ông và cả nhà vào ăn sáng. Ba hít hà vừa ăn vừa khen mẹ nấu ngon làm cả nhà ai cũng vui vẻ. Mẹ bảo em chuẩn bị đi học và mẹ cũng đi làm. Hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời hứa hẹn nhiều điểm tốt. Em ngồi trên xe ba chở mà lòng vui phơi phới. Trên đường mọi người đi lại đông hơn, những chiếc xe ngược xuôi đi làm, đi học bóp kèn ing ỏi rất vui tai.

Em thích những buổi sáng bình thường như thế, mặc dù rất giản dị nhưng lại là nguồn động lực lớn cho em học tập tốt hơn mỗi ngày. Em thầm cảm ơn quê mình đã cho em niềm tin vào ngày mai. Dù ở đâu em cũng mãi nhớ những buổi bình minh trên quê hương.

25 tháng 3 2020

Bài viết:

            Cha ông ta từng có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng!”. Nhưng trong đời sống, có một thực tế là gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy chúng ta cần hiểu như thế nào về vấn đề này?

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. “Mực” là loại chất lỏng tối màu, ở gần mực sẽ bị sắc màu đó ảnh hưởng nên cũng có màu tối. Ngược lại, “đèn” là vật phát ra ánh sáng, vật nào ở gần đèn sẽ được đèn chiếu rọi nhờ đó mà trở nên sáng rõ. Câu tục ngữ mang hàm ý: nếu sống gần người xấu ắt sẽ bị lây nhiễm những tính xấu và nếu được sống gần những người tốt sẽ được ảnh hưởng những tính tốt đẹp của họ. Câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người với môi trường sống: môi trường xấu thì khiến con người trở nên xấu xa, ngược lại, môi trường tốt sẽ làm con người trở nên tốt đẹp. Câu tục ngữ bộc lộ quan điểm: môi trường quyết định tính cách con người.

            Quả thực, không ít sự thực đã chứng minh cho câu tục ngữ đó. Cha ông ta còn có câu “Giỏ nhà ai / Quai nhà nấy”, “Cha nào con nấy”, “Bước chân trước ở đâu / Bước chân sau ở đấy”…cũng mang hàm ý này. Có nhiều gia đình, cha mẹ sống buông thả, lười lao động, làm những việc phạm pháp. Con cái họ lớn lên cũng bị nhiễm tính cách từ cha mẹ nên trở nên xấu xí như vậy. Chúng biến thành những đứa bé hư, lười học, nghịch ngợm, phá phách khiến thầy cô phiền lòng, bạn bè xa lánh… Hay cũng có những bạn học sinh vốn ngoan ngoãn, hiền lành nhưng thường xuyên bị những người bạn xấu rủ rê lôi kéo. Cuối cùng, họ trở thành những học sinh lười biếng, lêu lổng thậm chí thành những con nghiện rất khó chữa trị.,.

            Mặt khác, có rất nhiều gia đình có những truyền thống tốt đẹp: truyền thống hiếu học, truyền thống thể thao,… Đó là do các thế hệ ông bà, cha mẹ đi trước đã làm gương cho con cháu về sự chăm chỉ, cần cù… Con cháu học lớn lên trong một môi trường giáo dục tốt đã theo đó mà phát triển những đức tính tốt đẹp của gia đình. Trong trường học, có những tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết, bạn bè biết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau. Có bạn học sinh nào còn học chưa tốt, còn nhút nhát… khi bước vào môi trường tập thế như vậy sẽ được giúp đỡ tận tình để trở thành tiến bộ. Họ trở nên sôi nổi, hăng hái, tích cực hơn…

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã xuất phát từ những trải nghiệm có thực của dân gian ta. Song, bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thừa nhận một thực tế khác; có những người gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

            Bên trong một tập thể lớp vững mạnh, đoàn kết vẫn còn một bộ phận, nhỏ ăn chơi đua đòi, lười biếng hư hỏng. Bên trong một gia đình có truyền thống tốt đẹp lâu đời vẫn có những đứa con không thể dạy bảo được… Đó là những “Con sâu làm rầu nồi canh”, là những kẻ gần đèn mà không biết sáng.

            Mặt khác, cũng có những người gần mực mà không bị lu mờ, tăm tối. Họ đã biết dùng thứ ánh sáng của riêng mình, mạnh hơn thứ bóng tối của mực đen để tự toả sáng. Ta có thể nhắc đến những em bé lang thang cơ nhỡ, nay đây mai đó nhưng vẫn chăm chỉ, cần cù học chữ. Đó là những người “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùi”.

            Có điều khác thường ấy bởi mỗi người lại có một bản lĩnh sống khác nhau. Có người dễ bị a dua, lôi kéo nên nhanh chóng nhiễm những thói xấu của xã hội. Nhưng cũng có người biết khẳng định bản thân, sống rất cá tính biết bảo vệ quan điểm sống đúng đắn của mình. Do vậy, họ đứng vững được trước những sự cám dỗ tầm thường.

            Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lựa chọn cho mình một môi trường bạn bè, tập thể tốt để có thề được học tập những điều tốt đẹp. Song, trong cuộc sống hàng ngày, điều quan trọng là mỗi chúng ta cần rèn cho mình một bản lĩnh vững vàng biết “đãi cát tìm vàng” để học tập những điều hay lẽ phải và biết giữ vững bản lĩnh để tránh những điều xấu xa.

16 tháng 12 2016

Câu 1: Nguyên nhân chính giúp thực vật C4 và CAM không có hiện tượng hô hấp sáng là gì?

Đáp án: Do ở 2 nhóm thực vật này có hệ enzim phosphoenolpyruvat cacboxylaz với khả năng cố định CO2 trong điều kiện hàm lượng CO2 thấp,tạo acid malic là nguồn dự trữ CO2 cung cấp cho các tế bào bao quanh bó mạch,giúp hoạt tính carboxyl của enzim RibDPcarboxilaz luôn thắng thế hoạt tính ôxy hóa nên ngăn chận được hiện tượng quang hô hấp.

Câu 2: Tại sao đều không có hiện tượng hô hấp sáng,nhưng thực vật C4 có năng suất cao còn thực vật CAM lại có năng suất thấp?

Đáp án: Thực vật CAM sử dụng sản phẩm cuối cùng của quá trình quang hợp tích lũy dưới dạng tinh bột làm nguyên liệu tái tạo chất nhận CO2 của chu trình CAM,điều này làm giảm chất hữu cơ tích lũy trong cây à năng suất thấp.

 

5 tháng 1 2018

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

5 tháng 1 2018

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

30 tháng 1 2016

dàn ý tả chợ hoa những ngày giáp tết

1-Mở bài :

giới thiệu cảnh chợ hoa được tả tại thành phố em.

2-thân bài

-bao quát: nhìn từ xa trông trợ như thế nào?

-tả chi tiết:

+không khí, quang cảnh chung của chợ hoa............

+cảnh thiên nhiên: nắng, trời,gió................

+các loại hoa được trừng bày, cắt tỉa ra làm sao?

+đặc điểm riêng của từng loại.VD:mùi thơm,màu sắc,hình dạng,có ích như thế nào 

-hoạt động của con người:

+bác bán  hàng như thế nào

+mọi người đi lại nói chuện ra làm sao

+người xem hoa,chiêm ngưỡng ntn

3-kết bài

cảm nghỉ của em về chợ hoa có thể đưa ra 1 lời bài hát,bình luận,1 câu thơ,1 câu triết lí

3 tháng 2 2016

Vào những ngày này, làng xóm như thay đổi. Những ngôi nhà thơm nức mùi vôi mới. Đường xá không lúc nào ngớt người qua lại. Trẻ con thì tươi cười hớn hở, thanh niên diện những bộ đồ thật bảnh, còn người lớn thì người vui, người buồn, đủ vẻ. Sáng hôm nay, em cùng ba dọn dẹp sửa sang nhà cửa, lau dọn lại bàn thờ của tổ tiên. Mẹ đi chợ về, đem theo một giỏ đồ ăn. Nào là giò chả, bánh, kẹo, mứt và cả một con gà mái mơ béo xù để dành cúng tất niên. Em nghe mẹ nói với bố:
- Anh đưa thêm tiền đi. Tết đến, bao nhiêu thứ phải mua, có mấy đồng tiêu sao đủ.

Bố chắt lưỡi một cái rồi rút ví ra. Tết đến, em cảm nhận được một cái gì đó vui vẻ, hối hả, đợm vẻ lo toan mà ngày thường không thể nào có được. Thế rồi ngày cuối năm cũng đến, mọi người ai cũng đều dự trữ thức ăn cho ba ngày Tết. Nhà em cũng chuẩn bị lọ hoa, bình đẹp,… Bữa cúng tất niên được cả nhà quây quần, sum họp đông đủ và vui. Loay hoay mãi cũng đến đêm giao thừa. Em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa, vô số loại hoa đua nhau khoe sắc làm em như có cảm tưởng như mình bị lạc vào xứ sở của mùa xuân. Em ngắm hoa mãi tới mười giờ đêm, chỉ còn hai tiếng nữa là có màn pháo hoa ngọn mục mà em đã trông chờ cả một năm. Mọi người từ khắp các ngõ tuôn ra đường, Con đường trước kia rộng thênh thang, vậy mà bây giờ không nhích nổi một bước chân. Thấy thế, bố em liền gởi xe vào một nhà trông tre với giá mười nghìn đồng rồi cố gắng len lỏi giữa đám đông để được thấy pháo nổ thật rõ. Bỗng “Đoàng” pháo hoa tưng bừng nổ báo hiệu một năm mới an khang thịnh vượng đã hiện diện trong từng ngôi nhà trên khắp đất nước Việt Nam thân yêu này.
Mỗi năm, những ngày giáp Tết là những ngày vui nhất. Cuộc sống dù hiện đại đến đâu thì bản sắc dân tộc vẫn là nền tảng để con người tốt đẹp hơn. Tết Nguyên Đán là cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đối với chúng em đây là những ngày vui nhất.

25 tháng 3 2022

tham khảo

Ngày nay, vấn đề học tập của học sinh rất quan trọng và cần được quan tâm bởi nó chính là nền tảng của một đất nước phát triển. Nhưng thực trạng học tập của nước ta hiện nay là chất lượng dạy và học của học sinh có chiều hướng giảm sút rất nhiều, một trong những nguyên nhân đó là thái độ thiếu trung thực trong thi cử, gian lận, quay cóp dẫn đến học giả, thi giả.

Vậy thế nào là thiếu trung thực? Thiếu trung thực là làm không đúng, là không ngay thẳng, thật thà đối với một vấn đề được giao. Thiếu trung thực trong học tập chính là sự gian lận, coi trọng điểm chác mà bỏ quên kiến thức thực.

Nhưng nguyên nhân nào dẫn tới việc học sinh lại thiếu trung thực trong học tập? Nguyên nhân chủ yếu ở đây chính là ý thức của mỗi học sinh. Nhiều học sinh lười học quá chú trọng về hình thức bên ngoài nên dẫn đến việc học kém, học yếu nhưng khi kiểm tra lại muốn được điểm cao thì bắt buộc phải quay cóp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp học sinh có kiến thức nhưng đến lúc thi cử, kiểm tra do mất bình tĩnh, thiếu tự tin vào bản thân luôn nghĩ rằng mình không làm được bài nên đành nhờ sự “trợ giúp” của sách vở hay bè bạn xung quanh.

Chúng ta cũng không thể phủ nhận những nguyên nhân khách quan đã dần tới việc học sinh phải gian dối. Một trong những nguyên nhân khách quan ở đây chính là áp lực mà bố mẹ gây ra cho con mình. Đa số học sinh hiện nay đều phải đi học thêm, không những phải học toán, học văn, học tiếng Anh… mà còn phải học những môn nghệ thuật như nhạc, họa,… khiến học sinh không đủ thời gian để làm bài trên lớp, học thuộc bài dẫn đến việc học đối phó. Chính áp lực mà bố mẹ tạo ra đã khiến nhiều học sinh phải oằn mình ra gánh lấy ước muốn lớn lao của cha mẹ mặc dù không phải ai cũng “thông minh vốn sẵn tính trời”. Ngoài ra một số người lại ưa thành tích, ép chỉ tiêu, ép số lượng khiến học giả, thi giả nên đành phải thiếu trung thực để được số lượng như mong muốn.

Nhưng việc học đối phó, thiếu trung thực của học sinh ngày càng tràn lan, một phần cũng do nền giáo dục nước nhà còn lạc hậu, học thì nhiều mà thực hành thì ít. Chương trình học hiện nay quá nặng, không những đối với học sinh mà đối với cả các giáo viên. Do lượng kiến thức trong một buổi giảng quá nhiều mà thời gian giảng dạy bốn mươi lăm phút là quá ít đối với một giáo viên để có thể truyền tải được hết kiến thức, điều đó khiến cho nhiều học sinh không thể tiếp thu hết kiến thức nên dần dần những kiến thức mà học trò nhận được rất mơ hồ, không rõ. Vì vậy mà học sinh phải học đối phó, việc mở sách, quay cóp bài dường như đã trở thành sở thích của một số trò. Kiến thức nặng và nhiều là một phần nhưng bệnh thành tích của ngành Giáo dục và của một số giáo viên cũng là nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học không thực chất. Có lẽ thực trạng học sinh giỏi “ảo” cũng xuất phát từ “căn bệnh thành tích” này.

Việc học sinh học không trung thực là vấn đề rất nguy hiểm, nó gây ra những tác hại khôn lường. Học sinh sẽ không có kiến thức khi bước vào đời. Hơn nữa việc học đối phó sẽ ảnh hưởng tới sự trung thực của con người, học sinh sẽ dần đánh mất những nhân cách tốt. Cách học không trung thực này sẽ dẫn tới những tệ nạn xã hội như hiện nay là: “ngồi nhầm lớp”, “bằng cấp giả”... nếu tình trạng này vẫn tiếp tục, về lâu dài làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.

Chính vì vậy chúng ta cần đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

Học sinh chúng ta cần phải thay đổi từ ngày hôm nay, phải biết học cho mình và cần chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức. Giáo viên cũng cần nghiêm túc hơn trong các giờ kiểm tra, coi thi. Ngành Giáo dục cũng nên giảm tải chương trình học cho học sinh và nên tích cực tạo điều kiện cho học sinh học đi đôi với hành. Cũng như ở nước ngoài, nhiều nước như Anh, Pháp, Mĩ,… rất chú trọng tới việc cho học sinh thực hành và tiếp xúc với xã hội bên ngoài, điều đó không những hỗ trợ việc học cho các em mà còn giúp các em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Ngoài ra cần phải lên án, cương quyết xóa bỏ “bệnh thành tích” bởi giáo dục góp phần xây dựng nên nhân cách con người mà ngành Giáo dục lại nhiễm phải căn bệnh trầm trọng này thì tất yếu họ sẽ tạo ra những con người, thậm chí là cả một thế hệ sẽ bị nhiễm “bệnh thành tích”. Như vậy quả là một gánh nặng cho xã hội.

Học sinh chúng ta hãy có ý thức phấn đấu bằng chính khả năng và thực lực của mình. Chỉ khi học sinh nào có ý thức trung thực trong học tập và thi cử thì mới trở nên tốt đẹp hơn, văn minh hơn.