K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 4 2022

Thị Kính là một phụ nữ đã tài sắc vẹn toàn lại hiếu thảo hết lòng, được bố mẹ gả cho Sùng Thiện Sĩ – một thư sinh đẹp trai, chăm học. Một lần đọc sách mệt, Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Thị Kính ngắm nhìn khuôn mặt tuấn tú của chồng, bỗng nhận ra ở cằm chồng có một sợi râu mọc ngược. Sẵn con dao nhíp trong thúng khảo đựng đồ may, Thị Kính liền cầm lên định tỉa sợi râu. Bỗng Thiện Sĩ chợt tỉnh, nhìn thấy vợ cầm dao kề vào cổ mình, liền tri hô là vợ định giết mình. Thế là Thị Kính mang tội tầy đình, bị chồng ruồng bỏ, xã hội lên án. Tình ngay lý gian, không sao giãi bày được nỗi oan, Thị Kính cắn răng chịu tủi nhục, quay về nhà cha mẹ. Nhưng rồi nỗi oan khổ cũng chẳng biết thổ lộ cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ân sâu của cha mẹ, sau là tẩy rửa nỗi oan khiên. Đang đêm, nàng cắt tóc, cải trang thành nam tử và trốn khỏi nhà. Lại một lần nữa, Thị Kính bị mang tiếng oan, bởi thiên hạ đồn là bỏ nhà theo trai...Thật sự thì nàng tìm đến nương nhờ nơi cửa Phật để cõi lòng được bằng an, và được yên phận với những tháng ngày còn lại, nhưng nào có được như thế. Sư cụ, không hề biết nàng là gái, bèn nhận nàng cho làm tiểu, đặt tên là Kính Tâm. Trong làng có Thị Màu, con gái của một phú ông, có tính lẳng lơ, đi lễ chùa, thấy Kính Tâm thì đem lòng yêu trộm. Bao lần Thị Màu tán tỉnh nhưng “chú tiểu” Kính Tâm vẫn cứ thản nhiên, càng làm cho Thị Màu say mê. Quen thói trăng hoa, Thị Màu bèn tư thông với một người đầy tớ trong nhà, không ngờ thị mang thai và bị làng phạt vạ. Thị Màu bèn vu vạ cho Kính Tâm ăn nằm với thị. Vì thế Kính Tâm bị làng đòi đến tra khảo, không biết biện bạch ra sao để gỡ mối oan này. Sư cụ thấy “chú tiểu” bị đánh đòn đau, thương tình, kêu xin với làng nộp khoán. Dù thương xót Kính Tâm, nhưng vì sợ ô danh chốn thiền môn nên sư cụ cũng phải để Kính Tâm ra ở ngoài mái tam quan. Thị Màu sanh con trai, đem đứa bé bỏ trước cổng chùa. Động lòng từ bi, Kính Tâm ra ẵm lấy đứa bé và chăm lo nuôi nấng hết lòng.Ngày ngày, Kính Tâm phải bế đứa bé đi xin sữa khắp đầu làng cuối xóm trong sự cười chê của thế gian. Ba năm sau, Kính Tâm yếu hẳn đi, trước khi mất, viết một lá thư dặn đứa bé giao lại cho cha mẹ mình. Đứa bé vội lên chùa trên báo cho sư cụ. Lúc đó, mới hay Kính Tâm là đàn bà. Khi lá thư của nàng về đến quê thì mọi người biết nàng không phải là gái giết chồng. Nỗi oan tình của Thị Kính từ đó được tỏ, nhưng vẫn còn đọng lại một điều gì đó quá nặng nề với người đời. Cần phải nhận thấy rằng, việc Kính Tâm nhận cái thai của Thị Màu cũng có nhiều nguyên nhân ẩn sâu bên trong. Là một người phụ nữ, Kính Tâm nhận thấy được cuộc sống và tình cảm của Thị Màu có những uẩn khúc riêng. Việc “không chồng mà chửa” của Thị Mầu (người phụ nữ) đối với đạo đức nghiệt ngã của xã hội thời bấy giờ là một tội trạng quá cỡ. Hình phạt có thể là gọt tóc bôi vôi rồi thả bè trôi sông. Vì vậy chúng ta có thể hiểu thêm, việc Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm không đơn thuần chỉ là hành động vu oan giá họa cho kẻ tu hành mà đó thực sự là kêu cứu lòng từ bi cứu khổ cứu nạn của phật. Và đây là điều cao cả chỉ có ở Kính Tâm – một người xuất gia, lại là nữ giới, sự kết tinh của từ bi, trí tuệ và tư chất hai ấy chính là lí do để Kính Tâm chịu oan để Thị Mầu bớt khổ. Như thể “nhẫn vô sanh nhẫn” ở đây hoàn toàn đâu phải là thái độ phản kháng tiêu cực và thụ động. Nhẫn ở đây là nhẫn nhục hiền hòa, là nhẫn điều khó nhẫn, là hy sinh chính mình, chịu oan chịu khổ thay người khi cuộc đời đang còn tràn đầy bất công nghiệt ngã. Từ lôgic này mà việc Thị Mầu đem con bỏ trước cổng chùa là sự gửi gắm đúng địa chỉ. Tính hợp lí ở đây không đơn giản chỉ vị Thị Mầu thấy Kính Tâm mặc nhiên chịu oan nhận tội mà quan trọng hơn, Thị đã nhận ra được đức từ bi quảng đại của bậc chân tu này. Âu, đây cũng là bước để người ta xét lại con người Thị, những hành động mà Thị đã làm. Đối lập hoàn toàn với Thị Kính là Thị Màu, Thị Màu lẳng lơ, sàm sỡ, táo bạo. Thị Màu đáng giận, đáng trách. Vì Thị Màu mà THị Kính bị oan, phải nuôi con trong chốn thiền môn. Từ chuyện tích này, dân gian có thành ngữ “oan Thị Kính” để so sánh với những nỗi oan khuất cùng cực mà không sao giãi bày được. Từ thành ngữ nói trên, đã hình thành một thành ngữ phái sinh là “oan Thị Màu” để nói đến việc đã rõ ràng mười mươi là do mình gây ra nhưng vẫn cứ kêu oan, như Thị Màu bị dân làng bắt vạ vì không chồng mà chửa mà vẫn cho rằng mình… oan! Thực ra, Thị Màu đáng thương hơn đáng trách, đáng giận, có khi còn quá xót xa, thông cảm cho nhân vật này. Bởi vì người phụ nữ có quyền yêu nhưng không được yêu, có quyền được làm mẹ nhưng lạ không thể kàm mẹ. THị Màu yêu say đắm Kính Tâm nhưng không được đáp trả, nàng vốn có tính lẵng lơ nên đã tư thông với tên người hầu để phải chửa. Nàng chửa, rồi đổ vạ cho Kính Tâm khiến cho Kính Tâm phải chịu oan. Nhưng rồi tới khi sinh con cũng không được cha cho nuôi, bắt đem đứa con ấy đến chùa. Xót xa thay! Tình máu mủ đâu có thể nói bỏ là bỏ được. Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau rồi phải mang đứa con mình ra trước cổng chùa, để phó mặc nó sống sao thì sống, ai mà không xót xa, thương cảm cho được. Như vậy, chẳng phải Thị Màu đã trở thành một kẻ đáng thương rồi sao?
Chiếu chèo sân đình tái hiện lại một Thị Màu thực dám sống, dám yêu và dám làm những điều chống lại xiềng xích của chế độ cũ - chế độ không cho người phụ nữ được thể hiện mình, chôn vùi cuộc đời họ bằng nhiều hình thức. Xét cho cũng, dù Thị Màu là con nhà Phú ông, là người có nhiều tính xấu nhưng số phận cũng gống như Thị Kính và những người phụ nữ khác, số phận đều bế tắc, không có lối thoát!
Nhắc đến hình tượng nhân vật Thị Màu, chúng ta cảm thấy động lòng khi đọc lại bài thơ "Thị Mầu" của nhà thơ Anh Ngọc: "...Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Mầu, Những cánh màn đã khép lại đàng sau Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt, Bao Thị Mầu trở về với đời thực Vị táo còn chua mãi ở đầu môi." Đáng phải nghĩ, đáng để chúng ta được suy xét lại khi phán xét một con người đáng thương trong xã

8 tháng 4 2022

bn ơi , ý mik là tại sao lúc mà Thị Kính bị đánh í, nàng ko nhận mik là phận nữ nhi

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.

- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.

3 tháng 12 2018

Lời bình trên là của nhà thơ Xuân Diệu. Cách đếm con, đếm chồng ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn. Ông Tú đã đặt mình ngang hàng với các con, vì mình vẫn phải “ăn lương vợ”.

ð Đáp án cần chọn: A

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, dựa vào:

- Có sử dụng khẩu ngữ góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm và thái độ của người nói.

- Sử dụng trợ từ và các từ ngữ chêm chen…

câu kính tâm chịu oan

8 tháng 11 2023

Theo bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật, ông A và bà B có tài sản chung là 100000000 VNĐ, vì vậy mỗi người sẽ có 50.000.000 VNĐ

Tổng tài sản của ông A là: 50.000.000 + 200.000.000 = 250.000.000 VNĐ

Trừ đi khoản nợ của ông A còn lại: 200.000.000 VNĐ

Những người thừa kế tài sản của ông A bao gồm: bà B, hai con ruột C và D cùng với con nuôi E

Vậy mỗi người sẽ nhận được 1/4 tài sản của ông A

Do đó E nhận được 200.000.000 : 4 = 50.000.000 VNĐ

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

So sánh

Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một)

Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một)

Sự tương đồng

- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính.

- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian.

Sự khác biệt

- Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính.

→ Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính.

- Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính.

 
Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.

Tóm tắt SỰ TÍCH NÚI ÔNG TRỊNH, NÚI THỊ VẢINgày xưa, có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một đứa con gái tên là Thị Vải.Thị Vải tuy không đẹp, nhưng nhan sắc mặn mà mà dễ coi. Vì là con nhà giàu, hơn nữa nhà không có con trai, nên Thị Vải cũng theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai.Khi phú ông về già, Thị Vải cũng đến tuổi lấy chồng. Phú ông đem...
Đọc tiếp

Tóm tắt 

SỰ TÍCH NÚI ÔNG TRỊNH, NÚI THỊ VẢI

Ngày xưa, có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một đứa con gái tên là Thị Vải.

Thị Vải tuy không đẹp, nhưng nhan sắc mặn mà mà dễ coi. Vì là con nhà giàu, hơn nữa nhà không có con trai, nên Thị Vải cũng theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai.

Khi phú ông về già, Thị Vải cũng đến tuổi lấy chồng. Phú ông đem việc chồng con, việc thừa tự nói với nàng.

Thị Vải trả lời:

- Nếu chàng trai nào đánh hạ được con thì con xin làm vợ người ấy.

Vì cưng con nên phú ông cũng chiều theo và cho lập võ đài để tỷ thí.

Thanh niên trai trẻ khắp vùng lân cận lăm le muốn làm chủ tư gia điền sản đồ sộ của phú ông, nên đã ráo riết luyện tập để so tài cùng Thị Vải. Nhưng suốt một tháng trời thi đấu, không có chàng trai nào võ nghệ hơn nàng.

Chờ mãi không thấy ai đến tranh tài nữa, võ đài cũng dẹp đi, việc chồng con của Thị Vải, phú ông cũng không nhắc nữa. Một thời gian sau, phú ông bị bịnh rồi mất.

Nàng phải đứng ra thay cha quản lý ruộng đất, coi sóc việc trong nhà. Trong số người ở có anh lực điền tên Trịnh, giỏi giang, siêng năng, rất được chủ tin dùng. Những công việc quan trọng trong nhà đều giao cho Trịnh.

Một hôm, nàng cùng Trịnh đi coi ruộng của tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một dòng suối nhỏ chắng ngang, bình thường đi qua lại không có gì khó khăn lắm, nhưng bữa nay, vì chiều hôm trước, mưa quá ton nên nước dâng tràn lên bờ, chảy rất xiết. Lội qua thì không được, đi vòng lên phía thượng nguồn thì mất thì giờ. Phân vân một lúc cả chủ và tớ cùng chưa biết tính sao.

Vì phải đi nhiều nơi, không thể chần chờ được nên Thị Vải bảo:

- Hay là anh cõng tôi rồi lội qua vậy.

Trịnh còn đang do dự, thì Thị Vải nói:

- Ngại là tôi đây, tôi còn không ngại mà anh lo cái nỗi gì, ta đi kẻo trưa rồi.

Thế là Trịnh phải kề vai cõng thị Vải lội qua suối. Không biết có phải vì nàng mất bình tĩnh hay vì nước sâu lại chảy xiết, nên chàng vấp phải đá dưới chân, ngã sấp dưới nước. Bị nước cuốn mạnh, Thị Vải sắp va đầu vào gộp đá gần đấy, hay tay quơ tìm chỗ để bám. Thấy chủ nguy ngập, Trịnh không còn đến dè gì nữa nhào phăn tới ôm lấy Thị Vải. Đang chới với được Trịnh tới cứu nên Thị Vải bám chặt lấy chàng. Cứ như thế Trịnh ôm Thị Vải sang bờ phía bên kai.

Đến bờ, Trịnh buông Thị Vải ra, hai người mặt đỏ bừng, không nói với nhau lời nào, rồi tiếp tục lên đường.

Ba ngày sau khi về nhà, không hiểu Trịnh suy nghĩ nhưng gì mà chàng bỏ nhà đi mất, Thị Vải cho người đi tìm cũng không thấy. Sau cùng đích thân nàng đi tìm, rồi cũng không thấy nàng trở về.

Sau đó ít lâu, người ta tìm thấy xác của Trịnh ở một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. Có người biết chuyện cho rằng vì hai người có tình ý với nhau nhưng trong nghịch cảnh giàu nghèo không thể lấy nhau được, nên đành phải gặp nhau ở suối vàng. Và cũng từ đó, dân trong vùng gọi núi này là núi Ông Trịnh, núi kia là núi Thị Vải.

1
10 tháng 11 2023

vì sao chàng trịnh lại bỏ đi. giúp mik với

12 tháng 4 2017

mink ko bt nhưng hay k cho mình nhé