Nêu những lý lẽ,bằng chứng về ý kiến phản đối về quan niệm mạng xã hội chỉ mang lại tiêu cực và phiền toái ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.
Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.
Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng "chat", "chém gió", nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.
Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích. Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.
Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút like, từng "comment" hay cái "share". Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.
Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải "check in" thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.
Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.
Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.
Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.
Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số like, share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!
Gợi ý cho em các ý:
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đối với học sinh không còn là điều quá xa lạ nhưng sử dụng sao cho cân bằng thì còn là điều gây đau đầu với các bậc phụ huynh và nhà trường...)
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm mạng xã hội là gì?
Nêu ra các mặt tích cực của mạng xã hội:
+ Là nơi cho học sinh tra cứu bài tập, tài liệu...
+ Là nơi tổ chức các lớp học online, web học tập
+ Để học sinh giải trí
...
Mặt tiêu cực:
+ Sử dụng quá nhiều gây ra các bệnh về mắt
+ Giảm chất lượng học tập
+ Gây ra tình trạng tiếp nhận quá nhiều thông tin, tranh cãi ảo, xô xát thật
...
Dẫn chứng:
Xô xát ngoài đời do mâu thuẫn trên tiktok những ngày gần đây...
Nguyên nhân gây ra:
+ Do học sinh chưa có ý thức sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí
+ Do sự quản lí chưa chặt chẽ của phụ huynh và nhà trường
+ Do tình hình dịch bệnh
...
Giải pháp:
+ Nâng cao ý thức của học sinh
+ Phụ huynh và nhà trường quản lí sát sao
+ Tổ chức các hoạt động ngoài trời để học sinh tham gia
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.
-Thế giới ngày càng phát triển chóng mặt từ sự phát triển của các ngành công nghiệp, trí tuệ nhân tạo, nhưng lại biến con người thành những cỗ máy công nghiệp. Con người vội chạy theo cuộc sống bận rộn, ngày ngày quay cuồng giữa công việc, học tập, giải trí hay nỗi lo về cơm áo gạo tiền mà bỏ qua thực tế môi trường sống xung quanh đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chính hoạt động của con người.
Lẽ nào chúng ta lại bận rộn đến mức không có thời gian bỏ rác vào thùng, tiện tay vung rác vứt bên lề đường? Chúng ta có quá nhiều sự quan tâm nên bỏ qua việc mỗi một bước chân của chúng ta lại đang đứng trên rác? Không, chúng ta không bận rộn đến mức ấy, chúng ta chỉ quên đi trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ chính môi trường sống của chúng ta mà thôi.
Đã đến lúc chúng ta ngồi lại và suy ngẫm xem, hành tinh xanh đang trả lại cho chúng ta tất cả những thứ chúng ta đang cố nhồi nhét cho nó. Con người vứt rác xuống kênh mương, lòng sông, biển, nhưng chúng có đi xa không? Không, những con sóng tấp vào bờ lại trả lại hết rác thải cho chúng ta, khiến những đoạn dọc bờ biển mất đi nét đẹp thơ mộng, thay vào đó là rác tràn lan gây ô nhiễm nguồn nước, phá hủy những rặng san hô tuyệt đẹp, biến những con sông lãng mạn trong thơ ca thuở nào trở thành dòng sông chết. Sông biển, ao hồ bị ô nhiễm bởi rác thải là nguồn cơn của dịch bệnh. Rừng bị chặt phá gây lũ quét, sạt lở, nguy hiểm đến tình mạng con người. Rác thải nhồi nhét dưới cống ngầm sau mỗi trận mưa, triều cường lại trồi lên lan tràn khắp ngõ ngách...
Như vậy, rác thải không mất đi mà càng ngày được sinh ra càng nhiều do sự vô tâm của con người, Trái Đất đang trả lại cho chúng ta mọi thứ, cảnh báo chúng ta về những hậu quả do rác thải gây ra. Việc xử lý rác thải không đến từ trách nhiệm của chính quyền, nhà nước, mà phải xuất phát từ chính bản thân mỗi người, mỗi công dân đang sinh sống trên mảnh đất này. Chỉ cần con người có sự thay đổi từ việc làm nhỏ nhất như hạn chế sử dụng túi nilon, có thói quen phân loại rác thì môi trường sống xung quanh cũng sẽ có thay đổi lớn lao. Trước hết đến từ cảnh quan, mỹ quan đô thị, sau đó sâu xa hơn là bảo vệ môi trường sống chúng của con người và các loài động thực vật.
Chúc bạn học tốt nghe,nhớ tặng coin cho tui á !
Mạng xã hội đã sớm du nhập vào nước ta, nhờ có internet, 3G, vì thế các trang mạng cũng thành lập nhiều và nổi tiếng nhất trong đó là Facebook.
Hiện nay, trên các trường học từ học sinh đến những người có tuổi đều tham gia Facebook, nhưng ít ai hay biết rằng tác hại của nói ra sao? Nhiều người cứ ngỡ rằng, facebook dùng để trò chuyện nhưng thực chất là không phải. Facebook là nơi để chúng ta khoe ảnh đi chơi, lễ hội với mọi người cũng như những dịp tham quan, thế mà vẫn có một số người thiếu ý thức đăng ảnh sex, 18 + ,.... làm mất đoàn kết diễn đàn. Đây cũng là nơi có sản xuất nhiều game, khiến nhiều bạn nhỏ bỏ học chơi game.... Và hơn hết nó được xem là ứng dụng " nói xấu người khác ". Hiểu thế nào nhỉ, giả sử lớp bạn có người bị cô la mắng, sau khi về nhà, bạn ai đăng "stt" lên Facebook và nói rằng: "Bà cô chó đẻ hay trời đánh bà".... hay dùng nó để
chửi nhau, khiến gặp nhau ngoài đời thì gây ra xung đột xã hội, làm tổn thương nhiều người. Thế nhưng có nguười dù biết thế vẫn muôn tham gia để biết đây biết đó.
Mạng xã hội ngày càng phát triển, facebook ngày càng thân thuộc, nhưng ít ai biết rằng có có hại. Mong mọi nguời đừng quá làm dụng nó rồi một ngày nào đó nó phản tác dụng, lúc đó thì cứu chữa cũng không kịp.
Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.
Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh - sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?
Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.
Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.
Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.
Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.
Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.
Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.
Mạng xã hội đã trở thành thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối,chia sẻ,tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng,hiệu quả.Vậy nên không thể nào cho rằng mạng xã hội chỉ mang lại tiêu cực và phiền toái.
Mạng xã hội tuy là một con dao hai lưỡi nhưng khi chúng ta biết dùng nó cho việc học thì điều đó hoàn toàn có lợi cho chúng ta.Nó chỉ có hại khi chúng ta không biết dùng đúng thòi gian và giải trí quá mức độ so với thời gian mà chúng ta giải trí