K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lê Hoàn lập nên nhà Tiền Lê,đổi niên hiệu là Thiên Phúc.

Thiên Phúc

 

7 tháng 11 2021

Lập bảng so sánh giữa 2 nhà Đinh và Tiền Lê theo yêu cầu sau đây:

Nội dung so sánhNhà ĐinhNhà Tiền Lê

Người làm vua

 Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)  Lê Đại Hành (Lê Hoàn) 
Tên nước Đại Cồ Việt Đại Cồ Việt 
Niên Hiệu Thái Bình Thiên Phúc
Đời vua 2 đời vua  3 đời vua
Thời gian tồn tại 12 năm 29 năm 
 
7 tháng 11 2021
Nội dung so sánhNhà ĐinhNhà Tiền Lê

Người làm vua

 Đinh Tiên Hoàng  Lê Đại Hành  
Tên nước Đại Cồ Việt Đại Cồ Việt 
Niên Hiệu Thái Bình Thiên Phúc
Đời vua 2 đời vua  3 đời vua
Thời gian tồn tại 12 năm 29 năm 
 
6 tháng 3 2022

C

6 tháng 3 2022

c

28 tháng 12 2021

c

28 tháng 12 2021

C

23 tháng 1 2022

A.

 

Sau khi lật đổ nhà Tiền Lê.

 

24 tháng 9 2017

Câu 1:- Khẳng định độc lập, chủ quyền của nước ta.
- Thể hiện nước ta ngang hàng với Trung Quốc, không phải là nước phụ thuộc.
Câu 3:Ông là người có tài, có chí lớn, mưu lược, khoẻ mạnh, nên được triều Đinh phong làm Thập đạo tướng quân, Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, triều đình cử ông làm phụ chính, giúp vua trông coi việc nước (vì Đinh Toàn lên ngôi còn nhỏ tuổi). Trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, Thái hậu họ Dương thấy Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại đồng tình, bèn lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua Câu 4:Bài 9: Nước Đại Việt thời Đinh – Tiền Lê

Câu 5:Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống:

- Là trận đánh tuyệt vời trông lịch sử chống ngoại xâm

-Nền độc lập, tự chủ được củng cố

-Nhà Tống từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt

-Thể hiện tinh thần anh dũng của nhân dân ta, và ca ngợi tài lãnh đaọ của Lý Thường Kiệt

1 tháng 11 2019

1. Triều đại nhà Ngô (939 – 965) trị vì 25 năm

Sau khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938. Nhà vua đã bỏ Tống Bình (Đại La), thành phố do người Trung Quốc thiết lập và lên ngôi tại Cổ Loa (kinh đô của vương quốc Âu Lạc xưa). Nhà vua mới thiết lập một triều đình nhưng còn trong tình trạng trứng nước và vương quyền cũng mới chỉ là một tước hiệu hơn là một quyền lực.

Các lực lượng tồn tại dai dẳng ở địa phương luôn có khuynh hướng chia nhỏ lãnh thổ. Ngô Quyền đã phải mất 6 năm tại ngôi để đánh bại các cuộc nổi dậy của các sứ quân; và qua đời quá sớm vào năm 944, khi ấy nền hành chính chưa thống nhất, triều đình chưa được tổ chức xong; khắp nơi trong nước các tướng lĩnh nổi dậy và giao chiến với nhau dẫn đến việc thành lập 12 sứ quân. Đất nước bị xâu xé, dân chúng khát khao hòa bình và thống nhất cần thiết cho nông nghiệp. Ý chí của quần chúng nhân dân được thể hiện nơi Đinh Bộ Lĩnh.

2. Triều đại nhà Đinh (968 – 980) trị vì 12 năm

Đinh Bộ Lĩnh là con của một thứ sử ở Hoan Châu, người Hoa Lư (Ninh Bình). Hồi nhỏ ông đã khiến các trẻ chăn trâu phải kiêng nể và tôn làm thủ lĩnh của chúng. Lũ trẻ khoanh tay làm kiệu để ông ngồi; lấy bông lau làm cờ, lấy tre làm giáo, và dưới quyền điều khiển của ông, kéo nhau đi tấn công lũ trẻ con các làng bên cạnh. Lớn lên, ông tới phục vụ cho sứ quân ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Thấy ông là người thông minh và dũng cảm, vị sứ quân này giao cho ông nắm giữ binh quyền. Sau khi sứ quân mất, Đinh Bộ Lĩnh đóng binh vững chắc ở Hoa Lư và lần lượt bắt các sứ quân khác phải hàng phục.

Năm 968, sau khi tái thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh lấy tước hiệu là Đinh Tiên Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình).

Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng đã bị một viên thư lại trong cung điện ám sát dẫn đến sự ra đời của nhà Tiền Lê.

Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) ngày nay, kinh đô xưa của hai triều đại nhà Đinh và Tiền Lê. Ảnh: Internet.

Gạch xây thành thời Đinh – Tiền Lê. Ảnh: BTLSQG

3. Triều đại nhà Tiền Lê (980 – 1009) trị vì 29 năm

Do Vệ Vương (Đinh Toàn) là con trai của vua Đinh Tiên Hoàng lúc lên ngôi mới có 6 tuổi. Nên mọi quyền hành đều nằm trong tay Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn. Nhà Tống tính lợi dụng lúc vua còn nhỏ để lập nên ách đô hộ của Trung Quốc. Nhưng khi ấy những người theo phò tá Lê Hoàn đã tôn ông lên làm vua để chống lại quân giặc. Thái hậu Dương Vân Nga thể theo nguyện vọng của các tướng sĩ đã khoác áo bào cho Lê Hoàn.

Được sự tín nhiệm của đình thần, Lê Hoàn lấy tước hiệu là vua Lê Đại Hành đã cầm quân đánh thắng quân Tống vào năm 981. Nhưng thế lực của nhà Tống vẫn còn đáng sợ nên nhà vua đã xin cầu hòa với nhà nước Khai Phong và được Khai Phong chấp nhận. Có được hòa bình với Trung Quốc, Lê Đại Hành đã tổ chức đạo quân sang đánh Chămpa. Sau khi có được sự kính nể của cả phía Bắc và phía Nam đối với Đại Cồ Việt vua Lê Đại Hành đã cho làm đường và đào kênh để phát triển giao thông và kinh tế. Theo gương các triều đại Trung Quốc, Lê Đại Hành lập lễ tịch điền bằng cách đích thân cày những luống cày đầu tiên để vỡ đất. Ông cũng là vị vua đầu tiên cho đúc tiền Thiên Phúc (trước đó nước ta đều sử dụng tiền của Trung Quốc).

Đồng tiền “Thiên Phúc Trấn Bảo”. Ảnh: BTLSQG

Ông mất vào năm 1005 sau 24 năm trị vì và củng cố nền móng Việt Nam. Năm 1009 sau khi ông mất, con ông còn nhỏ, đình thần đã tôn một vị quan cao cấp là Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Tiền Lê kết thúc.

Covatvietnam.info tóm tắt

Câu 1: Nêu nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng?Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?Câu 3: Nêu những nét lớn về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?Câu 4: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt thay đổi như thế nào ở thời ĐinhTiền Lê? Tại sao ở thời...
Đọc tiếp

Câu 1: Nêu nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng?

Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng cải cách của Lu-thơ và Can-vanh?

Câu 3: Nêu những nét lớn về tình hình kinh tế nước ta thời Đinh-Tiền Lê? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?

Câu 4: Đời sống xã hội và văn hóa nước Đại Cồ Việt thay đổi như thế nào ở thời ĐinhTiền Lê? Tại sao ở thời Đinh-Tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?

Câu 5: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dời đô từ Cổ Loa ra Hoa Lư?

Câu 6: Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?

Câu 7: Em đánh giá như thế nào về hành động trao áo long bào cho Lê Hoàn của Thái hậu Dương Vân Nga?

Câu 8: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Nhận xét?

Câu 9: Trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do Lê Hoàn chỉ huy?

Câu 10: Tại sao nhà Lý dời đô về thành Đại La?

Câu 11: Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý? Nhận xét?

Câu 12: Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của nhân dân ta?

Câu 13: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? Nhận xét về cách kết thúc chiến tranh của ông?

12
20 tháng 10 2016

câu 2:

-người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M.Lu-thơ(1483-1546),một tu sĩ ở Đức.ông kịch liệt lên án những hành vi tham lamvà đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội,đòi bãi bỏ những thủ tục,lễ nghi phiền toái,đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

-tại thụy sĩ,một giáo phải cải cách khác ra đời,gọi là đạo Tin Lành,do Can-vanh sáng lập,được đông đảo nhân dân tin theo.

20 tháng 10 2016

câu 4:

  • tổ chức xã hội:
  • 2 TẦNG LỚP BỊ TRỊ THỐNG TRỊ VUA QUAN MỘT SỐ NHÀ SƯ NÔNG DÂN THỢ THỦ CÔNG THƯƠNG NHÂN MỘT SỐ ĐỊA CHỦ NÔ TÌ -các nhà sư vẫn đc trọng dụng vì các nhà sư là những người có học,giỏi chữ hán,đc nhà nước và nhân dân quý trọng.
-Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là gì?-Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?-Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?-Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?-Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại nào?-Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:-Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?-Cấm quân  có nhiệm vụ...
Đọc tiếp

-Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là gì?

-Nhà Lý được thành lập năm bao nhiêu?

-Vì sao nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long?

-Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm bao nhiêu?

-Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại nào?

-Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành:

-Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

-Cấm quân  có nhiệm vụ canh gác ở đâu?

-Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng gì?  

-Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là gì?  

-Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại? 

-Vì sao tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê có bước phát?

 

 

1
31 tháng 10 2021

1, Đơn vị hành chính cấp địa phương từ thấp đến cao thời tiền Lê là: LỘ - PHỦ - CHÂU

2, Nhà Lý được thành lập vào CUỐI NĂM 1009 ( Do Lý Thái Tổ lên ngôi và thành lập)

3, Nhà Lý dời đô về Thăng Long vì:

- Kinh đô Hoa Lư không còn phù hợp với tình hình đất nước. 

- Muốn chọn một nơi có địa thế thuận lợi (Đại La nằm trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), để ổn định về chính trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

=> Vì vậy, năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định rời đô về Đại La (nay là Hà Nội), đổi tên thành Thăng Long (có nghĩa là rồng bay lên)

4, Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt năm 1054

5, Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở triều đại NHÀ LÝ (Do Lý Thái Tông cho soạn vào năm 1042)

6, Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi là thành THĂNG LONG

7,  Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò vì để bảo vệ sức kéo trong nông nghiệp, phát triển sản xuất.

8, Cấm quân  có nhiệm vụ canh gác ở:   

+ Quân Tùy Long làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ nơi vua ở và làm việc 

+ Quân Tứ sương làm nhiệm vụ canh gác bên ngoài các vòng thành ở kinh đô Hoa Lư.

9, Việc để quân địa phương đóng ở các lộ, luân phiên vừa luyện tập, vừa làm ruộng có tác dụng là: VỪA ĐẢM BẢO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, VỪA BẢO VỆ ĐƯỢC AN NINH QUỐC PHÒNG.

10, Điểm khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế trong thành thị trung đại với lãnh địa phong kiến là: ĐÓNG KÍN NỀN KINH TẾ TRONG CÁC LÃNH ĐỊACÒN THÀNH THỊ TỰ DO TRAO ĐỔI HÀNG HÓA.

11, Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến sự ra đời của thành thị trung đại: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

12, Tình hình nông nghiệp nước ta thời Đinh - Tiền Lê có bước phát triển vì:

+ Ruộng đất trong nước nói chung thuộc quyền sở hữu của làng, xã. Nhân dân trong làng, xã chia đều ruộng đất cho nhau để cày cấy.

+ Tổ chức lễ cày TỊCH ĐIỀN hằng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất

+ Việc khai khẩn đất hoang được mở rộng

+ Nhà nước chú ý đến vẫn đề trị thủy, đào vét kênh ngòi ở nhiều nơi, vừa thuận lợi cho việc đi lại vừa tiện tưới tiêu cho đồng ruộng.

+ Nghề trồng dâu nuôi tằm cũng được khuyến khích

=> Mùa lúa các năm 987, 989 đều tươi tốt, được mùa liên tục. Nông nghiệp ngày càng ổn định và bước đầu phát triển.

                                  CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))

6 tháng 11 2021

A

6 tháng 11 2021

I think A