K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TT
tran trong
Giáo viên
26 tháng 3

Tiêu đề: "Một Bài Học Về Sự Hiểu Biết và Tôn Trọng"

Nhân Vật:

  • Giang: Học sinh trung học.
  • An: Học sinh mới chuyển đến, có nước da đen và nói giọng địa phương.
  • Cường: Bạn của Giang, thường tham gia vào việc trêu chọc An.

(Tiết học bắt đầu. Giang và An ngồi gần nhau trên bàn trong lớp học.)

Giang: (đến gần An) Xin chào, An, tôi là Giang. Chào mừng bạn đến với lớp học của chúng tôi.

An: (vui vẻ) Cảm ơn, Giang. Rất vui được gặp bạn.

(Giang và An bắt đầu nói chuyện, nhưng Cường lại tiến tới.)

Cường: (nhạo báng) Ôi, xem xem ai đây, đến từ "đất nước đen tối" à?

An: (cảm thấy bất an)...

Giang: (ngăn Cường lại) Cường, đừng nên nói như vậy. An cũng là bạn mới của chúng ta và chúng ta nên chào đón anh ấy một cách tôn trọng.

Cường: (bực tức) Thôi được rồi, tôi chỉ đùa thôi mà.

Giang: (nhấn mạnh) Nhưng không phải tất cả mọi người đều cảm thấy thoải mái với những lời đùa đó, Cường. Chúng ta phải tôn trọng nhau, không phân biệt về ngoại hình hay ngôn ngữ.

An: (cảm kích) Cảm ơn bạn, Giang. Tôi thực sự đánh giá cao điều đó.

(Cả lớp học dần dần quay lại hoạt động của mình. Sau giờ học, Giang tiến tới gặp An.)

Giang: (nở nụ cười) An, bạn có muốn đi chơi cùng tôi và một số bạn khác không?

An: (tươi cười) Đương nhiên! Cảm ơn bạn rất nhiều.

Giang: (vỗ vai An) Không có gì, chúng ta là bạn của nhau.

(An và Giang cùng nhau rời khỏi lớp học, hướng về một ngày mới với tinh thần hòa nhập và tôn trọng.)

(Tiết học kết thúc.)

- Nếu em là Giang em sẽ xin phép ba mẹ thêm thời gian để suy nghĩ.

- Em sẽ cố gắng học tập tốt để nâng cao truyền thống quý báu đó của gia đình đồng thời vẫn du nhập văn hóa truyền thống của các quốc gia, dân tộc khác. 

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
10 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè như sau: Trước tiên em cần phải hiểu và xác định rõ ràng mục tiêu, ước mơ của bản thân. Sau đó, em sẽ kể cho các bạn nghe về truyền thống của gia đình mình, mong các bạn tôn trọng ước mơ của em và truyền thống của gia đình. 

- Em sẽ thể hiện sự tự hào về truyền thống gia đình mình bằng cách: Luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và lao động; sống yêu thương, chan hòa với mọi người; hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô giáo, tự hào và nối dõi truyền thống gia đình, dòng họ mình,...

5 tháng 8 2023

Tham khảo

a.

Lan: Bạn có chuyện gì vậy Hồng? 

Hồng: Hôm qua, bố tớ phải nằm viện vì bị đau ruột thừa. Giờ không biết bố tớ sao rồi? 

Em: Tớ cũng mới biết chuyện này, hôm nay bố tớ mới kể cho tớ xong. 

 

Lan: Cậu đừng lo! Giờ y học phát triển chắc bố cậu cũng không sao đâu. 

Em: Lan nói đúng đó. Tý trưa nay gia đình tớ sẽ qua thăm bố cậu, cậu đừng lo nhé! 

Hồng: Cảm ơn các cậu nhiều lắm! 

b. 

Minh: Thanh ơi, sao cậu khóc vậy? 

Thanh: Tớ mới bị các anh lớp 5 trêu là đồ mập. 

Minh: Cậu đừng khóc nữa mà, chúng ta đang tuổi ăn tuổi lớn nên béo một chút cũng có sao đâu? 

Thanh: Nhưng mà tớ vẫn buồn lắm! 

Em: Không sao đâu Thanh à, đợi đến hè chúng ta cùng nhau đi tập bơi là gầy ngay mà! 

Thanh: Đúng rồi! Mình cảm ơn các cậu nhá! 

c. 

Chính: Bạn sao vậy An? 

An: Tớ mới bị cô giáo ghi lỗi vì nói chuyện cùng Quyên xong. 

Em: Không sao đâu An, bạn biết lỗi lần sau sửa là được mà! 

 

Chính: Bạn nói đúng đó! Ai cũng phải có lúc mắc lỗi mà!

An: Được rồi! Cảm ơn các cậu nhé!

Xử lí tình huống:- Tình huống 1: Hôm nay các bạn học sinh lớp 5B không thấy bạn An đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buổn rầu báo tin:    Như các em đã biết, bố bạn An lớp ta là bộ đội ở đảo Trường Sa. Mẹ bạn lại vừa mới bị tai nận giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn hiện đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn An vượt qua khó khăn này?    Nếu là bạn cùng lớp...
Đọc tiếp

Xử lí tình huống:

- Tình huống 1: Hôm nay các bạn học sinh lớp 5B không thấy bạn An đi học. Giờ sinh hoạt lớp, cô giáo buổn rầu báo tin:

    Như các em đã biết, bố bạn An lớp ta là bộ đội ở đảo Trường Sa. Mẹ bạn lại vừa mới bị tai nận giao thông. Hoàn cảnh gia đình bạn hiện đang rất khó khăn. Chúng ta cần phải làm gì để giúp bạn An vượt qua khó khăn này?

    Nếu là bạn cùng lớp với An, em sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ An?

- Tình huống 2: Năm nay, lớp 5C có thêm một học sinh mới từ tỉnh khác chuyển về. Bạn tên là Mây, người bé nhỏ, nói tiếng địa phương nghe rất lạ và quần áo bạn mặc không giống với các bạn khác trong lớp. Vì vậy, Mây thường bị một số bạn Nam trong lớp chêu chọc, nhại giọng và nói xì xào, bình phẩm về trang phục … khiến Mây rất buồn và mặc cảm

    Nếu là một học sinh của lớp 5C, em sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ Mây?

5
1 tháng 9 2018

  - Tình huống 1: Chúng em sẽ phân công nhau đến và chăm sóc mẹ của An trong thời gian ở viện và dọn dẹp nhà cửa giúp Nam. Cùng với đó là giúp đỡ Nam học tập trong khoảng thời gian khó khăn này.

   - Tình huống 2: Em sẽ cố gắng trò chuyện, cùng nhau học tập với Mây. Sau đó khuyến khích Mây tham gia các hoạt động với lớp. Em tin rằng với những bản sắc riêng của mình: giọng nói, trang phục Mây là một bản sắc riêng và lạ. Nếu Mây tự tin hơn về mình thì sẽ giúp Mây hòa đồng hơn với cả lớp. Thêm vào đó em sẽ trò chuyện với các bạn nam trong lớp không trêu về giọng nói, trang phục của Mây nữa.

tình huống 1: kệ nó

tình huống 2: cùng với mấy thằng bạn chế diễu con Mây

31 tháng 3 2019

a) Nam có thể có những cách ứng xử sau:

   - Đỡ bạn nữ dậy hỏi thăm và xin lỗi bạn đó.

   - Coi như không có gì và chơi tiếp.

   Nếu em là Nam em sẽ chọn phương án một là đỡ bạn nữ dậy rồi hỏi thăm và xin lỗi bạn nữ đó. Điều đó thể hiện được phép lịch sự của mình.

  b) Hoa có những cách ứng xử sau:

   - Kệ Minh và không thông báo gì cả, việc nhà quan trọng hơn.

   - Thông báo cho Minh là gia đình có việc bận đột xuất nên không thể đến chung vui được và xin lỗi.

   Nếu em là Hoa em sẽ chọn phương án hai bởi điều đó thể hiện được sự tôn trọng của Hoa với Minh.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Bức tranh 1: Các bạn nhỏ bơi giữa hồ mà không có áo phao bảo vệ có thể bị đuối nước

Bức tranh 2: Bạn học sinh đi học về một mình giữa trời mưa sấm chớp, xung quanh rất nhiều cây cối nếu sấm chớp đánh sẽ nguy hiểm

Bức tranh 3: Các bạn nhỏ đi học dàn hàng xe giữa đường có thể làm tai nạn

Bức tranh 4: Bạn nhỏ bị côn trùng đậu ở tay và có thể bị nó cắn.

- Em đóng vai thực hiện tình huống.

15 tháng 9 2023

- Tình huống 1: Thảo nên lựa chọn thời gian phù hợp để nói cho mẹ nghe việc kinh doanh không phải để có thu nhập và không phải chủ yếu là bạn muốn có tiền để làm gì, bạn chỉ là muốn xây dựng bản thân tốt hơn, muốn được thử thách trong lĩnh vực kinh doanh và hơn nữa bạn chỉ kinh doanh những mặt hàng như đồ thủ công do đó không tốn nhiều vốn và hy vọng bố mẹ sẽ giúp đỡ mình để mình có được trải nghiệm.

- Tình huống 2:  An nên đề xuất đi tới địa điểm du lịch đó, em sẽ nói rằng nên đi tới một nơi mới để thay đổi không khí và cả nhà ta vẫn có thể cùng nhau ăn uống trò chuyện và thoải mái. Bên cạnh đó chúng ta còn được đi tham quan, trải nghiệm những cái mới.

- Tình huống 3: An nên ngoan ngoãn, phụ giúp bố mẹ việc nhà để bố mẹ không phải lo lắng việc ở nhà nữa và động viên bố mẹ cố gắng. Bên cạnh đó thường xuyên tới thăm ông và ở bên cạnh giúp ông vui hơn.

Tình huống 1: Thảo nên trình bày rõ ràng kế hoạch kinh doanh của mình với bố mẹ, từng bước chi tiết hoạt động ra sao. Rồi sau đó hứa với bố mẹ rằng, kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo việc học.

Tình huống 2: An nên trình bày rõ ràng với bố mẹ về chi phí khi tổ chức chuyến đi đó là như thế nào, và phải đảm bảo với bố mẹ và ông ba rằng chuyến đi đó là an toàn và sẽ rất vui cho cả gia đình.

Tình huống 3: Trang nên hỏi thăm ông nội và sau đó đề xuất với bố mẹ cho mình đi thăm ông nội, bên cạnh đó cũng động viên bố mẹ phải mạnh mẽ lên để cùng nhau chăm sóc ông nội.

22 tháng 12 2018

Tình huống 1: Khi bạn có chuyện vui, em sẽ:

Tình huống 2: Khi bạn có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, hoạn nạn, em sẽ:

b) Đóng vai các tình huống:

- Tình huống 1: Cậu thật tuyệt vời, chúc mừng cậu đã làm được, bọn tớ tự hào về cậu.

- Tình huống 2: Tớ được gia đình cậu đang gặp khó khăn, do đó nếu cần mọi người giúp đỡ hay cứ nói. Tớ và tập thể lớp luôn bên cậu.

23 tháng 10 2016

a) Bài Bạn Đến Chơi Nhà có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào ?

=> Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

  • Số câu: 8 câu (bát cú)

  • Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

  • Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1 - 2 - 4 - 6 - 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a).

  • Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

b) Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên vẻ mộc mạc, dân dã của cuộc sống thôn quê ?

=> Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

=> Ao sâu nước cả, khôn chài cá.

=> Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

=> Cải chửa ra cây, cà mới nụ.

=> Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

=> Đầu trầu tiếp khách, trầu không có.

c) Qua 7 câu thơ đầu tác giả Cố tình dựng lên một tình huống tiếp đón bạn đến chơi nhà đặc biệt như thế nào ? Theo em tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt đó ?

=> "Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa": đúng ngày khách tới chơi thì lũ trẻ không có ở nhà để giúp đi chợ, đành phải tự thân đi nhưng chợ xa quá, thời đó phương tiện giao thông còn hạn chế.

=> "Ao sâu nước cả, khôn chài cá": Ao thì sâu, nước thì rộng để đánh được một mẻ lưới cá rất khó khăn.

=> "Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà": Vườn rộng quá, khó bắt được gà, khi đã dồn gà đến đường cùng, tưởng chừng như bắt được, nhưng rào lại thưa, có lỗ to để gà có dễ chui qua.

=> "Cải chửa ra cây, cà mới nụ": Cải mới vừa ra hoa, không thể ăn, còn cà chỉ mới ra nụ, chưa có trái.

=> "Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa": bầu chỉ mới vừa rụng hoa, còn nhỏ quá, giàn mướp thì chỉ toàn là hoa, không có quả.

=> "Đầu trầu tiếp khách, trầu không có": người ta nói rằng "miếng trầu là đầu câu chuyện" không cần những thứ khác, có trầu cũng đủ rồi, nhưng trầu cũng không có, không tiếp khách được.

Tất cả đều có nhưng không dùng được.

d) Tìm những chi tiết miêu tả tình huống tiếp đón bạn thể hiện giọng thơ hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến.

=> Hết bài thơ.

 

e) Câu thứ 8 và đặc biệt là cụm từ" ta với ta" nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ?

=> Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm tri âm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực thôi. Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đã đủ vui rồi. Tình cảm không cứ nhất thiết phải có đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

8 tháng 10 2017

Cảm ơn bạn nhiều nhé!

2 tháng 10 2016
Bài thơ dc viết lúc bạn lâu ngày ko gặp của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê đến chơi nhà . Tác giả muốn đãi bạn 1 bữa thịnh soạn bằng thịt , cá .... nhưng vì hoàn cảnh " Trẻ thời đi vắng , chợ thời xa " " Ao sâu nước cả khôn chài cá " " Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà " nên NK ko thể đãi bạn mình 1 bữa thịnh soạn , đành thế tác giả đãi bạn bằng bữa cơm " Cây nhà lá vườn" nhưng trớ trêu rau quả trong vườn chưa đến mùa thu hoạch 
" Cải chửa ra cây cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa"
Vậy là ko có thể đãi bạn bữa cơm , người ta thường nói " Miếng trầu là đầu câu chuyện " nhưng nhà NK lại cũng ko có trầu . Thật hóm hĩnh , thế là NK bây giờ đón bạn bằng tấm lòng 
" Bác đến chơi đây ta voi ta ! "
Em kính phục tình bạn của tác giả , một tình bạn chân thành , đằm thắm , một tình bạn ko thể trao đổi bằng vật chất sơ sơ thui 
16 tháng 10 2016

b)Không có ai để nấu nướng,giúp đỡ,
-Chợ xa mà khách còn đợi,không thể bỏ đi,không mua được rau quả gì để tiếp đón.
-Ao nhà thì sâu,không thể câu,mò hay dùng các cách chài lưới mà bắt cá được.
-Gà thì có nhưng rào rộng,không sao đuổi bắt nổi 
-Rau cải còn chưa ra cây để mà xào nấu cho khách.
-Cà thì vừa ra hoa,chưa đơm quả.
-Bầu,mướp cũng có mà lại chưa ăn được.
-Miếng trầu nhai cho vui câu chuyện cũng chẳng có nổi 1 miếng.
-->Tuy nhà có thịt,có rau nhưng đều không thể mang ra mời khách.Thực sự là muốn cũng không được =.=
Qua đây muốn ca ngợi tình bạn chân thành,thắm thiết, không bị cuồn theo vẻ vật chất bề ngoài.

c)Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta !

a)

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

d)Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.

 

11 tháng 2 2023

Tình huống 1: Cả nhà không nên nói nhiều việc đó mà hãy vào an ủi chị đồng thời hỗ trợ chị bằng đồng tiền để dành của gia đình, đặt niềm tin để chị khởi nghiệp lại. Tất nhiên lần  này phải cẩn thận, kĩ càng hơn.