Viết một đoạn văn 5 câu nêu suy nghĩ công lao của cha mẹ bài thương cha nhớ mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo nha: Cha mẹ là những người có công lao và ảnh hưởng vô cùng lớn đến cuộc sống của con người. Chính vì thế chúng ta cần có trách nhiệm đối với cha mẹ cho tròn đạo làm con. Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ là trách nhiệm yêu thương, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ của mình trong cuộc sống hằng ngày cũng như việc chúng ta nỗ lực vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành công dân tốt, có điều kiện để phụng dưỡng cha mẹ khi về già cũng như cống hiến được những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Cha mẹ là những người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục chúng ta nên người, từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.
hay là tui tự trả lời cho tui nhỉ tại tui lỡ tay bấp vào đăng xuất
bài làm:
hiếu thảo từ xa xưa đến nay là 1 truyền thống tốt đẹp cho xã hội và dân tộc ta . bậc con cái thời xa xưa luôn lấy hiếu làm đầu cha mẹ những người có công loa và hưởng vô cùng lớ lên đến 1 quộc sống của con người .chính vì thế chúng ta sẽ có trách nghiệm đói với cha mẹ hơn cho tròn đạo lý làm con khi bố mẹ về già đi thì cha mẹ làm những điều tốt đẹp cho xã hội và người dân . vì cha mẹ cũng là người sinh ra chúng ta và nuôi nấng chúng ta ăn học và lớn ên từ đó . từ đó việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để đèn đáp công ơn của cha mẹ dành cho cúng ta đó.
bn tham khảo dàn ý rồi tự viết nhé !
– Phận làm con cái phải luôn đặt chữ “hiếu” làm đầu.
– Vậy lòng hiếu thảo có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)
– Lòng hiếu thảo là gì? => Đó là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn cha mẹ của mình. Là truyền thống đạo đức cao đẹp của con người.
b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Tại sao? Vì sao?)
Tại sao chúng ta phải có lòng hiếu thảo?
+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
+ Là việc mà chúng ta phải làm vì không tự nhiên mà chúng ta có mặt ở cõi đời này,
+ Là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người.
+ Dẫn chứng: Bản thân chúng ta khi cha mẹ còn sống, phận làm con phải biết yêu thương, tôn thờ, kính trọng. Phải biết chăm sóc, đỡ đần thuốc thang khi cha mẹ già yếu. Các câu ca dao nói về cha mẹ:
– Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
– Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ
– Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
– Phê phán, lên án những đứa con bất hiếu, vô ơn, bội nghĩa. Chỉ biết sống cho mình, bỏ mặc cha mẹ già yếu, neo đơn. Thay vì cha mẹ già yếu, bổn phận làm con cái phải phụng dưỡng thì lại gửi cha mẹ vào “viện dưỡng lão” bỏ mặc sống chết. Hay những người con chỉ vì những đồng tiền ít ỏi mà nhẫn tâm xuống tay giết hại chính cha mẹ mình.
– Dẫn chứng: Những bài báo đăng tin những đứa con bất hiếu, giết hại cha mẹ mình. Hoặc có những hành động: đánh đập, giam nhốt,…chính cha mẹ ruột của mình chi vì cha mẹ mình đã quá già yếu.
– Lòng hiếu thảo là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
– Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính cha mẹ của mình: phải yêu thương, tôn thờ, chăm sóc khi cha mẹ già yếu…
– Phấn đấu học tập thật tốt, đem lại niềm vui cho cha mẹ mình cũng chính là hành động thể hiện sự hiếu thảo của mình đối với họ.
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Trong tất cả những thứ tình cảm: tình bạn, tình thầy trò,… thì tình mẫu tử, phụ tử là tình cảm duy nhất khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời. Tình cảm ấy là duy nhất, là bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, cha mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây cha mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! “Máu mủ ruột rà” mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn.
tham khảo
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
tk
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương.
TK :
Hiếu thảo từ xưa đến nay luôn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, bậc con cái thời xưa luôn lấy chữ hiếu làm đầu, nếu bất hiếu với cha mẹ thì bị xem là đại tội, bị người đời phỉ báng. Bởi ông bà, cha mẹ là người đã có công sinh thành và nuôi nấng chúng ta nên người, trong cả quá trình đó không biết đã phải chịu bao vất vả thiệt thòi chẳng thể nào kể hết. Vậy nên, hiếu thảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi con người, không ai được phép trốn tránh, điều đó là đi ngược lại với chuẩn mực đạo đức xã hội. Một con người nếu có tấm lòng hiếu thảo vẹn toàn sẽ được nhiều người yêu mến và tôn trọng, trước hết là đến từ các bậc sinh thành sau đó là bạn bè, thầy cô,... Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có một mối quan hệ xã hội vô cùng tốt, sẽ góp phần tạo nên thành công cho bạn trong tương lai. Đặc biệt mỗi chúng ta, ai rồi cũng có gia đình riêng, có con cháu, sự hiếu thảo của chúng ta hôm nay chính là tấm gương sáng và rõ nhất cho con cháu của chúng ta noi theo, có như vậy cuộc sống về già của chúng ta mới có thể nhận được sự hiếu kính từ con cháu, âu đây cũng là nhân quả cả. Và cuối cùng, quan trọng nhất, lòng hiếu thảo chính là sợi dây tình cảm tuyệt vời giúp gắn kết các cá thể riêng biệt với nhau bằng tình yêu thương, sự tôn trọng, bằng sự hòa hợp trong một gia đình. Một gia đình có tốt thì xã hội mới có thể phát triển, đất nước mới có thể đi lên sánh ngang với các cường quốc năm châu được.
Tham Khảo Nha Bạn!
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Em tham khảo:
Lòng hiếu thảo của chúng ta không phải chỉ đối với cha mẹ mà còn được thể hiện với mọi người xung quanh: ông bà, thầy cô, những chiến sĩ cách mạng,…..Thầy cô cho ta kiến thức, chắp cánh cho những học trò thực hiện ước mơ của mình. Không ồn ào, phô trương, âm thầm và lặng lẽ, thầy cô như những người lái đò cần mẫn đưa qua bến bờ tri thức bao nhiêu là những lớp trẻ thanh niên. Bên cạnh đó, để có được cuộc sống hạnh phúc, hòa bình như ngày hôm nay, chúng ta cũng chảng thể nào quên “hiếu thảo”, nhớ ơn đến các anh hùng liệt sĩ đã ngả xuống hi sinh vì dân tộc Việt Nam. Không bia đá, tượng đài, không một chút hoa mĩ, cầu kì, các anh đã mãi ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng chính những tâm hồn ấy, những tấm gương ấy, những bài học ấy sẽ mãi mãi sống trong lòng người hôm nay, ngày mai và mai sau. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi cuộc sống đang dần trở nên văn minh hiện đại, và đầy cả lo toan... thì đôi khi bản thân chúng ta lại quên đi hoặc thậm chí là đánh mất đi cả lòng hiếu thảo của bản thân.Họ thản nhiên vô phép, đối xử bạt đãi với gia đình, với thầy cô, đặc biệt là cha mẹ. Trong cuộc sống hôm nay có bao nhiêu những hành vi, tình trạng những giới trẻ cư xử không đúng đắn như: hành hạ, đánh đập,…. một cách tàn nhẫn với thầy cô - những người chắp cho ta đôi cánh kiến thức, rồi cha mẹ - những người có công sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Đó là những hành vi mà chúng ta phải lên án, suy nghĩ và tìm giải pháp. Chúng ta – những thế hệ trẻ cần phải biết tôn trọng, gìn giữ và phát huy những đạo đức tốt đẹp đối với con người, đặc biệt là lòng hiếu thảo, cần nghiêm khắc lên án, cảnh cáo với những hành vi trái ngược với lương tâm, đạo đức của mỗi người. Đó là nhiệm vụ của bản thân chúng ta.
Suy nghĩ về công lao của cha mẹ, tôi hiểu rằng họ là những người hiến dâng tất cả cho con cái với tình thương vô bờ. Cha mẹ là những người vất vả làm việc, hy sinh và kiên nhẫn dạy dỗ, để cho con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thương cha nhớ mẹ không chỉ là sự nhớ nhung về hình ảnh của họ, mà còn là việc gìn giữ và trân trọng những giá trị mà họ đã truyền đạt cho chúng ta. Sự hiện diện và tình thương của cha mẹ là nguồn động viên lớn lao trong cuộc sống, là nền tảng vững chắc để chúng ta vươn lên và thành công. Mỗi khi thương cha nhớ mẹ, tôi cảm nhận được lòng biết ơn sâu sắc và quyết tâm sống đáng giá để trả công cho họ.