K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3

Chiến tranh thế giới I bùng nổ vào năm 1914 là kết quả của nhiều nguyên nhân đan xen, phức tạp:
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc:

+ Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Nga,... cạnh tranh gay gắt về thị trường, thuộc địa, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
+ Sự hình thành hai khối quân sự đối đầu: Khối Liên minh Trung tâm (Đức, Áo-Hung, Bulgaria, Ottoman) và Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga, Ý,...).
- Chủ nghĩa quân phiệt:

+ Các nước châu Âu đẩy mạnh chạy đua vũ trang, tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị cho chiến tranh.
+ Căng thẳng chính trị leo thang, dẫn đến vụ ám sát thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand tại Sarajevo (Serbia) châm ngòi cho chiến tranh.
- Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như:

+ Khủng hoảng kinh tế;
+ Mâu thuẫn dân tộc;
+ Ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
Hậu quả của chiến tranh thế giới I:
Chiến tranh thế giới I là thảm họa của nhân loại, để lại những hậu quả nặng nề:

- Về người:

+ Hơn 17 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
+ Nhiều gia đình tan nát, mồ côi, ly tán.
- Về vật chất:

+ Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy.
+ Kinh tế các nước châu Âu suy thoái.
+ Nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất ổn xã hội.
- Về chính trị:

+ Bản đồ châu Âu thay đổi.
+ Hình thành hệ thống hòa ước Versailles, đặt nền móng cho Chiến tranh thế giới II.
Là học sinh, em có thể làm gì để khắc phục hậu quả chiến tranh, bảo vệ hòa bình:
- Học tập tốt, rèn luyện đạo đức: Đây là nền tảng để xây dựng đất nước và bảo vệ hòa bình.
- Tìm hiểu về lịch sử chiến tranh, từ đó rút ra bài học và ý thức về tầm quan trọng của hòa bình.
- Tham gia các hoạt động giáo dục về hòa bình, phòng chống chiến tranh.
- Rèn luyện kỹ năng sống, biết yêu thương, chia sẻ, đoàn kết với bạn bè quốc tế.
- Lên án các hành động gây hấn, bạo lực, góp phần xây dựng thế giới hòa bình, ổn định.

25 tháng 12 2020

cậu có thể tham khảo câu trả lời này nha

– Giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia bằng đàm phán, hòa bình; tránh để xảy ra chiến tranh.

– Có ý thức bảo vệ hòa bình mọi lúc mọi nơi, tùy và khả năng của mình; tuyên truyền và ngăn chặn những âm mưu chống phá gây chiến tranh phá hoại của các thế lực thù địch.

 

– Tích cực tham gia đấu tranh vì hòa bình và chống chiến tranh tại các khu vực bất ổn hiện nay trên thế giới.

– Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, nhân ái giữa mọi người; không kì thị phân biệt màu da.

Chúc cậu học tốt :)))))))))))))))))

19 tháng 10 2021

Là học sinh xác định nhiệm vụ hàng đầu là học tập tốt , trong đó ngoài trau dồi kiến thức tự nhiên, xã hội trong phạm vi yêu cầu của cấp học thì có thể tùy theo năng lực mở mang hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác đặc biệt là thành thạo ngoại ngữ , hiểu biết công nghệ.
Đó là những nền tảng giúp ta tiếp cận với kho tàng tri thức nhân loại,nền khoa học kỹ thuật đương đại khi trưởng thành . Càng có  hiểu biết sâu sắc về lịch sử, khoa học, tâm lý, ngoại ngữ...ta càng có cơ hội để tham gia ở nhiều vị trí , lĩnh vực xã hội qua đó đóng góp công sức cho việc phát triển đất nước , tuyên truyền kết nối nối mọi người xích lại gần nhau cùng sống trong một thế giới phát triển ổn định và hòa bình .

5 tháng 9 2019

* Nguyên nhân sâu xa

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi sâu sắc tương quan lực lượng giữa các nước. 

- Mâu thuẫn giữa các nước Đế quốc “trẻ” (Đức, Áo-Hung..) và các nước đế quốc “già” (Anh, Pháp) về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt. 

- Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau: khối Liên minh (Đức, Áo – Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga). Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới. 

* Duyên cớ

- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Xéc-bi (nước được phe Hiệp ước ủng hộ). => Giới quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh. 

b. Từ những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:

+ Khoảng 1.5 tỷ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người bị chết, hơn 20 triệu người bị thương. 

+ Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống... bị phá hủy. 

+ Chi phí cho chiến tranh của các nước đế quốc tham chiến lên tới 85 tỉ USD. 

* Liên hệ trách nhiệm của học sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình

- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình của đất nước,… 

- Tích cực tham gia những phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương, cũng như cả nước và quốc tế,… 

Ví dụ: tham gia vào cuộc thi UPU quốc tế lần thứ 47 (năm 2018) với đề tài chống chiến tranh,…

13 tháng 12 2018

do thg cầm đầu của một nước nào đó gây nên

quá easy

#nguLichSu#

13 tháng 12 2018

* Nguyên nhân : 

- Do mâu thuẫn giữa các nước tư bản khi thiết lập trật tự Véc-xai Oasinhton những năm sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trật tự ấy, các nước tư bản thắng trận như Anh, Pháp, Mĩ đã thu được nhiều quyền lợi nhất trong đó có vấn đề thuộc địa.

- Do tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc: sau khủng hoảng kinh tế, phe đế quốc chủ nghĩa chia làm hai khối đối lập là khối các nước tư bản dân chủ bao gồm Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước phát xít gồm Đức, Ý và Nhật. Các nước tư bản phát xít bắt ...

5 tháng 1 2021

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

- Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

- Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới

* Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai:

- Chiến tranh TG thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người

+ 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới 

 

10 tháng 1 2022
Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của: + Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Chiến phí lên tới 85 tỉ đôla. + 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

22 tháng 12 2022

Suy nghĩ của cá nhân em:
- Vì vậy căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
- Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh. - Cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán…
- Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
- Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên TG. Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

22 tháng 12 2022

tk:

- Vì vậy căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.
- Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh. - Cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán…
- Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
- Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên TG. Nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.

16 tháng 9 2020

Nhận xét

- Đây là cuộc chiến tranh vô nghĩa, nó không mang lại lợi ích cho nhân loại, nó mang lại hậu quả nặng nề.
- Sau chiến tranh thế giới, bản đồ được phân lại, Pháp, Anh, Mỹ thắng lợi.
- Không nên vì lợi ích cá nhân của tư sản mà hại thế giới với hậu quả nặng nề, kinh tế chậm phát triển, con người mất đoàn kết.
- Phải xây dựng hòa bình, cùng nhau phát triển, không có chiến tranh như thế xảy ra.