K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong khi tôi quan sát con vật lạ ,thì từ hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nược tới bốn mươi mét.Giờ đây tôi mới hình dung được đôi chút về cách thở của thiết kình.  Các thủy thủ nóng lòng chờ lệnh thuyền trưởng.Phác -ra-guýt(Farragu) quan sát con vật một lúc, rồi gọi lệnh trưởng máy. -hơi nước đủ rồi chứ?-Thuền trưởng hỏi. -Báo cáo, đủ! -Tăng áp lực ! cho tàu chạy hết tốc độ!  Nghe lệnh thuyền...
Đọc tiếp

Trong khi tôi quan sát con vật lạ ,thì từ hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nược tới bốn mươi mét.Giờ đây tôi mới hình dung được đôi chút về cách thở của thiết kình.
 Các thủy thủ nóng lòng chờ lệnh thuyền trưởng.Phác -ra-guýt(Farragu) quan sát con vật một lúc, rồi gọi lệnh trưởng máy.
-hơi nước đủ rồi chứ?-Thuền trưởng hỏi.
-Báo cáo, đủ!
-Tăng áp lực ! cho tàu chạy hết tốc độ!
 Nghe lệnh thuyền trưởng, toàn thể thủy thủ hoan hô ba lần .giờ chiến đấu đã điểm. Mấy phút sau,hai ống khói nhả ra những cuộc khói đen,bông tàu rung lên vì áp lực cao trong nồi hơi.
+Tính mạch lạc đoạn văn:đã đều hướng về một nội dung
+Tính lên kết đoạn văn:liên kết về hình thức về các từ được lặp lại
 

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

b) Chọn một trong ba nhân vật (người họa sĩ già, anh thanh niên hoặc cô kĩ sư nông nghiệp) là người kể chuyện, sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn khác, sao cho nhân vật, sự kiện, lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất.

1
18 tháng 4 2018

b.Lựa chọn người kể là cô kĩ sư

    Nghe tiếng chàng trai kêu to “trời ơi chỉ còn 5 phút nữa” và sau đó là một giọng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? Và cả nhà họa sĩ đáng kính kia nữa.

Khi tôi đứng lên thì anh thanh niên bỗng kêu lên:

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

    Tôi nhẹ nhàng quay lại, cầm lấy chiếc khăn tay. Tôi thực sự bối rối, mặt nóng bừng, quay vội đi. Nhà họa sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng thanh niên, lắc mạnh:

- Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

    Tôi cũng lặng lẽ bước đến chỗ chàng thanh niên, chìa bàn tay ra cho anh nắm. Anh nắm lấy bàn tay tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh không nói. Anh cũng im lặng nhìn tôi. Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả. Tôi thì thầm:

- Chào anh!

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:
– Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

(Nguyên Hồng, Trong lòng mẹ)

a) So với đoạn trích ở mục I (trong Lặng lẽ Sa Pa), cách kể ở Đoạn trích này có gì khác? Hãy làm sáng tỏ bằng việc trả lời các câu hỏi sau: Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm gì và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?

1
17 tháng 8 2019

a.So với đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa thì đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):

- Người kể là nhân vật “tôi”- bé Hồng- nhân vật chính trong truyện

- Ưu điểm của ngôi kể: Ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình, do vậy có thể thể hiện được nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp của nội tâm.

– Hạn chế: Cách kể này nhìn tất cả nhân vật, sự việc không được khách quan, nên đơn điệu

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen thủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài dặc, mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài. Người ta nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ, vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng sực nhớ, tôi chợt nhìn u, tôi bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng chỉ còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi khểnh,khuyết ba lỗ mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay

Cho biết tác dụng của sự quan sát trong việc biểu hiện tình cảm của tác giả trong đoạn trích trên?

A. Sự quan sát làm tiền đề để tác giả bộc bạch tình cảm của bản thân 

B. Tác giả quan sát chi tiết, tỉ mỉ, có chọn lọc, thể hiện được tình cảm yêu thương dành cho mẹ 

C. Cả A và B đều đúng 

D. Cả A và B sai

1
9 tháng 6 2017

Đáp án: C

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau. Đọc kĩ nội dung đoạn văn và trả lời các câu hỏi từ 5 – 10:

“(1) Xe chạy chầm chậm ... (2) Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. (3) Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. (4) Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. (5) Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- (6) Con nín đi ! (7) Mợ đã về với các con rồi mà.

(8) Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. (9) Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. (10) Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. (11) Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? (12) Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. (13) Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

(14) Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng. (15) Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì."

(trích Những ngày thơ ấu - Ngữ văn 8, tập 1)

Những câu nào có chứa yếu tố miêu tả?

A. Câu (1), (3), (4), (9), (10), (12), (13)

B. Câu (1), (3), (9), (10), (12), (13)

C. Câu (1), (3), (9), (10), (11), (12), (13)

D. Câu (3), (9), (10)

2
20 tháng 9 2019

Chọn đáp án: B

19 tháng 12 2021

eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeeee

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

U tôi đã đi ngủ từ lâu. Nhưng tôi buông bút, nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u. Cái bóng đen đủi, hòa lẫn với bóng tối, vẽ nên một khuôn mặt trăng trắng với đôi mắt nhỏ, lòng đen nhuộm một màu nâu đồng. Cái bóng mơ hồ yêu dấu ấy đứng bên cạnh lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ, những năm này năm khác qua đi trong cơn thấp thỏm đợi chờ dài đặc mang ngấn nước mắt và tiếng thở dài.

Người ta, nhiều lúc nhàn, quây quần bên cạnh người thân, nhưng không mấy khi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà nhìn ngắm những người yêu mến của ta. Cho nên thỉnh thoảng tôi sực nhớ, tôi chợt nhìn u, bỗng giật mình, tôi ngờ ngợ như người ngồi trước mặt đây không phải là u tôi. Có đâu u tôi lại thế kia. Tóc đường ngôi của u tôi lốm đốm, rụng, chỉ còn lưa thưa. Lúc u tôi cười, nếp nhăn ở đuôi con mắt nheo lại, xếp lên nhau, đến khi hết cười cũng còn hằn những vết rạn khía quanh xuống hai bên gò má. Hàm răng trên của u tôi hểnh khuyết ba lỗ đã mấy năm nay. U tôi già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi lúc nào? Tôi thực không hay.

(Theo Tô Hoài, Cỏ dại)

Qua đoạn văn, em thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện tình cảm như thế nào?

1
18 tháng 6 2018

Qua đoạn văn cho thấy sự quan sát đã giúp tác giả gợi lại một cách chi tiết và chân thực bóng dáng u, khuôn mặt u, từ đó thể hiện lòng thương cảm và sự hối hận vì mình đã thờ ơ, vô tình.

tìm dùm mình động từ trong bài văn hay sau ( ko tìm cũng ok)“Mày có bạn thân không?”Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình,...
Đọc tiếp

tìm dùm mình động từ trong bài văn hay sau ( ko tìm cũng ok)

“Mày có bạn thân không?”

Câu hỏi khá là quen thuộc với mọi người. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn.

Chúng tôi quen nhau từ những ngày tiểu học, chính xác là từ năm lớp 4. Ngày đó, tôi vốn cực kỳ nhút nhát, ít giao tiếp với các bạn học trong lớp. Rồi một ngày, cậu ấy tới, chủ động bắt chuyện với tôi. “Cậu có con gấu bông xinh thế!”, cậu ấy nói như vậy về con gấu của tôi, mặc dù các bạn cùng lớp chê nó kỳ quái, chỉ vì nó không giống những con gấu bông thông thường khác. Câu nói đó đã bắt đầu cho một tình bạn đẹp, cho những kỷ niệm không thể nào quên giữa hai người bạn.

Ban đầu chỉ là chơi chung gấu bông, nhưng rồi đến đọc truyện cũng đọc chung, hay cùng chơi, cùng vẽ tranh… Tôi dần mở lòng hơn, làm quen với những người bạn mà cậu ấy giới thiệu cho tôi. Và rồi tôi nhận ra, chúng tôi đã thành tri kỷ lúc nào chẳng hay.

Tôi đã rất buồn vào ngày cuối cùng của năm lớp 5, ngày mà tôi cứ nghĩ rằng sẽ không còn học chung với cô bạn thân của mình nữa. Nhưng cuối cùng thì lên cấp hai, hai đứa vẫn học chung với nhau, thân với nhau còn hơn cả trước kia nữa. Cùng yêu thích truyện tranh, cùng sáng tác truyện tranh về cuộc sống mơ ước của hai đứa. Cho tới bây giờ, tôi mới thực sự để ý đến dung mạo của nó. Tóc đen dài, mắt to, lúc nào cũng cười thật tươi. Da hơi ngăm ngăm, cao hơn trung bình các cô bạn học khác. Có thể đám con trai trong lớp gọi nó là hung dữ, bà chằn, còn tôi chỉ thấy một cô gái mạnh mẽ và cá tính. Ngày tháng cứ êm đềm trôi qua. Tâm sự vào giờ nghỉ trưa về những rung động đầu đời, những khúc mắc gia đình. Hai đứa gắn với nhau như hình với bóng vậy.

Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất là sinh nhật năm lớp 7. Vốn có ít bạn bè nên tôi không tổ chức sinh nhật, chỉ rủ một vài người bạn thân tới chơi. Vậy mà, nó đã gọi thêm rất nhiều bạn cùng lớp khác, tới “đập phá” tại sinh nhật tôi thành một bữa ra trò. Từ bé tới giờ, chưa bao giờ có một bữa tiệc sinh nhật nào của tôi có nhiều bạn bè tới như vậy. Vui mừng, bất ngờ, hạnh phúc, những cảm xúc hòa lẫn vào với nhau, tạo thành một kỷ niệm vui cho tôi.

Lớp 8, nó trở thành một vị gia sư, bổ túc thêm các môn Toán và Anh cho tôi. Ngược lại, tôi giúp nó trong các môn Sử, Địa, Sinh. Một “đôi bạn cùng tiến” ăn ý. Nó càng ngày càng cao, ăn khỏe hơn, đánh tôi đau hơn, chạy nhanh hơn. Một bữa ăn năm bát cơm, ăn nhiều thịt nhưng không ăn rau nên bị thiếu chất xơ trầm trọng. Tôi phải làm một chế độ dinh dưỡng mới, bắt nó phải tuân thủ.

Những tài năng của nó ngày càng được thể hiện rõ ràng. Vốn nổi tiếng viết chữ rất đẹp, từng đoạt giải năm lớp 5 nên nó được giao nhiệm vụ viết sổ, viết đề mục cho các cô. Vẽ đẹp hơn, bộ truyện tranh mà hai đứa cùng thực hiện năm lớp 6 lại tiếp tục dày hơn rồi. Luôn nhắc nhở tôi khắc phục những khuyết điểm của bản thân, “viết nhanh lên mày!”, “đứng thẳng cái lưng lên!”. Những lời nói này, dần đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống học sinh của tôi.

“Mày ơi, tao mệt quá”.

Năm lớp 9, sức khỏe của nó đột ngột suy giảm. Sau một trận sốt xuất huyết, tỷ lệ hồng cầu trong máu của nó giảm tới mức nguy hiểm và không thể hồi phục. Nghỉ học hai tuần liền bặt vô âm tín. Rồi nó đi học trở lại, sụt năm cân. Từ đó, nó chỉ ngồi im vào mỗi giờ ra chơi, không chơi bóng, không đuổi bắt với tôi, không đi ăn trưa cùng nhau nữa. Vẫn vui tính, hay cười, hay trêu đùa như trước, nhưng bây giờ lại đi kèm với một sự đau đớn, mệt mỏi ẩn sâu trong đôi mắt đen láy đó. Rồi tần suất những ngày nghỉ học tăng lên, kéo dài hơn. Chỉ có thể gặp nhau vào những ngày ôn thi học sinh giỏi, nên sự tiều tụy của nó càng trở nên rõ nét hơn sau mỗi lần gặp.

Cô gái mà tôi biết khi xưa, mỗi bữa ăn năm bát cơm, mà bây giờ hai má hóp lại, tay chân teo tóp, không còn lực. Đôi mắt vô hồn, tràn đầy sự mệt mỏi đau đớn. Ngay cả việc đi lại bây giờ với nó cũng khó khăn, phải có người dìu đi, không tự đạp xe đến trường như vẫn làm bao lâu nay. Nó rất yêu thích môn Tiếng Anh, và thực sự rất mong chờ tới kỳ thi học sinh giỏi để thể hiện khả năng của mình. Nhưng cơn bệnh đó đã ngăn cản ước mơ của nó được thực hiện. Tôi đi thi, đoạt giải và bước tiếp tới vòng thành phố. Còn ước mơ của nó, đành dừng lại ở đây, vì cơn bạo bệnh ấy.

Sau kỳ thi ấy, nó nghỉ học liền một tháng. Và ở lớp rộ lên những tin đồn. “Mày ơi, con Khánh bị làm sao thế?”, “Nó bị bệnh gì liên quan đến sức đề kháng ấy”, “Dạo này nó yếu lắm”, “Nó nghỉ học được cả tháng rồi ấy nhỉ?”. Lần đầu tiên, cả tập thể lớp 9A1 chúng tôi thật lòng quan tâm tới một người, lo lắng cho một người. Thay phiên nhau chép vở trên lớp, ghé thăm nó để giảng bài cho nó, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra cuối kỳ sắp tới. Những ngày cuối cùng nó tới lớp, mọi người đều động viên, cố gắng hết sức để giúp đỡ nó. Chỉ bài, giảng bài, pha nước, giúp nó ăn sáng, chỉ nó cách làm bài thi… Tạo điều kiện kết sức có thể đưa nó qua kỳ thi này, một bước tới gần hơn với kỳ thi cấp ba - kỳ thi quan trọng mà chúng tôi sắp phải đối mặt.

Một ngày cuối tháng 12 năm 2016, tôi và một người bạn tới thăm nó tại nhà riêng. Nó nằm đó, trên cái giường mà chúng tôi hay ngồi chơi với nhau khi xưa, đang ngủ. Có lẽ là một giấc ngủ yên bình, vì nó không còn phải đối mặt với đau đớn, với những cơn co giật, nhức khớp luôn thường trực. Tôi ngồi chờ cho tới khi nó thức dậy. Ban đầu là cau có, tức giận và mệt mỏi, nhưng có lẽ, trong giây phút ấy, nó nhận ra đây có thể là lần cuối cùng chúng tôi được gặp nhau, nên đã ngồi dậy, để chúng tôi có thể cùng ngồi nói chuyện.

Chúng tôi kể về những chuyện thú vị trên lớp, những câu chuyện hài hước. Nó cười, nụ cười tươi rói mà tôi vẫn luôn chờ mong bấy lâu nay, cùng với ước mơ nó được khỏe lại, có thể cùng tới trường với tôi như trước. Cùng học, cùng vẽ, cùng đọc truyện, sẻ chia những tâm sự… Đó là mong ước thiết tha nhất của tôi trong giây phút ấy.

Rồi nó bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về những ngày ở bệnh viện. Thời gian nó ở bệnh viện thậm chí còn nhiều hơn ở nhà mình. Liên tục phải trải qua những xét nghiệm, sinh thiết, chọc tủy… Những cơn đau nhức khắp người, ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn, liên tục hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái kiên cường ấy. Có những lúc, tưởng chừng như bạo bệnh đã đánh gục nó, nhưng chiến binh ấy vẫn đứng vững, vẫn vươn lên như bông hoa hướng dương hướng về mặt trời.

Mái tóc đen bết lại vì không thể tắm gội thường xuyên, tóc cũng thưa dần, để lộ ra những mảng da đầu trắng bệch. Nước da vàng bủng, trên người chi chít những vết tím bầm do chọc kim hay bị tụ máu. Tay chân teo lại, việc cử động cũng trở nên yếu ớt. Trước kia, bữa nào nó cũng ăn năm bát cơm, vậy mà vẫn than đói suốt ngày. Còn bây giờ, ngay cả việc húp vài thìa cháo cũng trở nên khó khăn. Kể từ ngày bị ốm cách đây bốn tháng, nó đã sụt hơn 10 cân. Hôm đó, lúc chuẩn bị về, nó đã nói với tôi một câu: “Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu”.

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Không ngừng nghĩ về câu nói ấy. Cho tới lúc ấy, tôi vẫn không biết được tình trạng bệnh tình thật của nó. Chỉ biết là nó đang bệnh rất nặng. Mặc dù ngoài miệng luôn động viên nó, nhắc nó rằng phải có niềm tin, nhưng chính niềm hy vọng lớn nhất, vững chãi nhất trong lòng tôi lúc này lại đang dao động. Lần đầu tiên, tôi nghĩ đến viễn cảnh một ngày, tôi không còn được nhìn thấy nó, cái ngày mà nó rời xa tôi mãi mãi. Một nỗi sợ vô hình dâng lên trong lòng, và mong ước phép màu xảy ra chưa bao giờ trở nên mạnh mẽ như lúc ấy.

Sau buổi gặp gỡ cuối cùng ấy, tôi phải đối mặt với nhiều áp lực. Đối mặt với kỳ thi cấp thành phố. Áp lực học trên trường tăng lên. Nhưng tôi không ngừng nghĩ tới nó, với khát vọng cháy bỏng về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, ngày mà nó sẽ khỏe lại, sẽ lại tới trường. Nhưng phép màu đã không xảy ra. Mồng 3 Tết Đinh Dậu (tức ngày 30/1/2017), nó đã ra đi, bỏ lại gia đình, bạn bè và tôi, để đi tới một nơi khác, không có đau đớn, mệt mỏi.

Hai ngày sau, tôi về Hà Nội. Việc làm đầu tiên là tới nhà nó. Để chia buồn với gia đình nó, những người yêu thương tôi như con ruột. Tôi đã rất bình tĩnh, và nghĩ rằng mọi chuyện sẽ đơn giản thôi. Nhưng khi tới trước cửa nhà nó, những kỷ niệm tràn về, như một thước phim quay chậm chạy trong ký ức. Tôi đã dặn lòng mình rằng không được khóc, phải làm điểm tựa cho cha mẹ nó, nhất là trong những giây phút đau lòng này. Nhưng, khi nhìn thấy mẹ nó, mở cửa cho tôi, nhìn thấy vị trí của cái giường nơi nó thường nằm trước kia đã được thay thế bằng một cái bàn thờ mới dựng, bát hương vẫn còn nghi ngút khói, nước mắt đã tuôn rơi không ngừng. Bức ảnh nhỏ trên bàn thờ cũng không phải là một tấm ảnh thẻ tử tế, là bức ảnh chụp vào một ngày nó khỏe mạnh, đang cười. Bầu không khí ấy, như bóp nghẹt trái tim tôi vậy. Đau đớn, xót xa, hụt hẫng.

Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ nó kể cho tôi về căn bệnh thực sự của nó. Là ung thư máu. Một căn bệnh di căn rất nhanh, và có những dấu hiệu giống như cảm cúm thông thường. Lúc phát hiện ra căn bệnh này đã là giữa tháng 11 năm 2016, tức là chỉ ba tháng trước khi nó ra đi. Buổi chiều hôm trước đó, nó có dấu hiệu phát bệnh. Đau đớn, quằn quại, vùng vẫy, gào thét hàng tiếng liền, trước khi lịm đi. Tỉnh dậy một chút vào ban đêm, để nhìn mặt những người thân yêu lần cuối trước khi chìm vào giấc ngủ, mãi mãi. Lúc đó là 0 giờ 15 phút sáng. Bố nó động viên tôi, và trước khi ra về, dặn rằng, “Con đừng buồn quá, phải tiếp tục cố gắng, cố gắng thay cả phần của bạn nữa”.

Chưa có một đám tang nào mà tôi khóc nhiều như vậy. Dặn lòng rằng không được khóc, phải mạnh mẽ lên, khóc là nó không siêu thoát được đâu, nhưng một lần nữa, nước mắt lại trào ra, trước linh cữu nó. Cả tập thể lớp, những người bạn đã gắn bó với nhau nhiều năm, cũng có mặt đông đủ. Những tiếng thút thít vang lên không ngừng, và lần đầu tiên, tôi nhìn thấy những chàng trai rơi lệ nhiều đến vậy. Khoảnh khắc linh cữu nó được đưa vào lò hỏa thiêu, là lúc những tiếng khóc vang lên to nhất. Có thể lúc còn sống, nó không nói chuyện với những người bạn khác, nhưng một khi đã ra đi, dù còn thù hằn gì trong lòng, những lời trân trọng, cao quý nhất đều dành cho nó. Vì chúng ta là một gia đình. Dù nước mắt rồi sẽ ngừng rơi, nhưng nỗi nhớ trong lòng sẽ không bao giờ nguôi ngoai.

Sau đó, tôi bị khủng khoảng một thời gian. Thành tích học tập có sự sa sút, kết quả thi học sinh giỏi thành phố cũng không được như mong muốn. Nhưng câu nói của bố nó như một lời nhắc nhở tôi phải nỗ lực, bởi mình đang cõng trên vai cả phần của nó. Cắm đầu vào học, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi, cho ước mơ của cả tao với mày.

Bọn tôi tới thăm nó vào lễ 100 ngày. Bàn thờ đã dời lên tầng ba, cái giường đã đặt vào chỗ cũ, như xưa. Cảm giác buồn bã, hụt hẫng là điều không thể tránh khỏi. Nhưng bên cạnh đó, bây giờ có thêm mục tiêu, thêm quyết tâm để mà hướng tới. Là tiếp tục bước đi trên con đường đời, dù không có mày sánh bước bên cạnh. Là đi tiếp cả phần của mày, bởi tao biết rằng mày luôn đồng hành với bọn tao, theo một cách nào đó. Hôm đó, một đại diện của lớp được đề nghị đứng lên, để thay mặt lớp, bày tỏ cảm nghĩ. Tôi đã từ chối không đảm nhiệm vai trò ấy. Thương nhớ chỉ để ở trong lòng là đủ, bởi không lời nào có thể diễn tả được nó.

Tôi đã vượt qua được kỳ thi ấy. Ngay hôm tôi thi xong môn cuối, tôi đã tới mộ thăm nó, không nói gì cả. Chỉ lặng lẽ ngồi, tựa lưng vào tấm bia mộ. Từ xưa tới nay, tôi vốn đã kém khoản ăn nói, ngay cả trong những giây phút quan trọng như thế này. Những lời muốn nói như một mớ tơ vò, muốn thốt ra nhưng lại mắc lại trong họng. Và lại tiếp tục kéo dài sự im lặng. Những tia nắng vàng lọt qua kẽ lá của cây xà cừ cổ thụ, rủ bóng xuống ngôi mộ nhỏ. Những giọt nắng ấy chứ dập dờn, nhảy nhót như đàn bướm ánh sáng, lượn quanh những ngôi mộ đá, như một điềm báo từ thế giới bên kia. Hãy luôn ủng hộ tao nhé, trên con đường đầy chông gai này, để tao có một điểm tựa vững chắc, vươn tới tương lai.

Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn.

Mất đi một người bạn thân thiết là rất đau đớn, nhưng mong rằng, cuộc sống của nó sẽ tốt đẹp hơn nơi miền cực lạc. Nó để lại cho tôi những kỷ niệm đẹp, một tuổi thơ hạnh phúc, những ký ức không thể nào quên. Nó cũng đã để lại cho tôi một bài học về nghị lực sống, về sự kiên cường chống chọi trước cơn bạo bệnh. Những bài học đáng giá sẽ theo tôi suốt cuộc đời. Vĩnh biệt, tao hứa sẽ không quên mày, bạn thân.

 

0
THU PHỤC TỨ QUÁINăm đó tôi ko về nhà mà ở lại nhà sư huynh đón tết, đang ăn uống vui vẻ thì ông huynh nhận được điện thoại từ chủ hội nói rằng có tin báo là có kẻ trong hội đang bí mật luyện phép cấm, bây giờ cử ông huynh đi ngăn chặn việc này vì nếu để lâu hậu họa sẽ khó lường. Sau khi tắt điện thoại mặt ông huynh hậm hực nói:– lúc sướng thì ko thấy mặt tao đâu, tới...
Đọc tiếp

THU PHỤC TỨ QUÁI

Năm đó tôi ko về nhà mà ở lại nhà sư huynh đón tết, đang ăn uống vui vẻ thì ông huynh nhận được điện thoại từ chủ hội nói rằng có tin báo là có kẻ trong hội đang bí mật luyện phép cấm, bây giờ cử ông huynh đi ngăn chặn việc này vì nếu để lâu hậu họa sẽ khó lường. Sau khi tắt điện thoại mặt ông huynh hậm hực nói:

– lúc sướng thì ko thấy mặt tao đâu, tới lúc có chuyện quái dị toàn bắt tao đi giải quyết.

Cả hai anh em tôi đều hiểu từ sau khi sư phụ mất trong môn chỉ còn lại có một mình sư huynh tôi thân cô thế cô nên luôn bị người của mấy phái khác trong hội ra sức chèn ép, đặc biệt là hai anh em họ Lưu kẻ chủ hội kia lúc nào cũng coi ông huynh là cái gai trong mắt muốn nhổ bỏ, vậy nên mượn chuyện này cũng là một cơ hội để hại sư huynh tôi. Sau vài tiếng thở dài ông huynh nói:

– mày gói đồ đi rồi đi theo tao.

Đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp được chủ hội, hắn tên là Lưu Minh còn em trai hắn tên là Lưu Tam, cả hai đều đáng ghét như nhau. Theo chân ông huynh đến tổng hội chúng tôi được dẫn vào một gian phòng, khi bước vào đập vào mắt tôi là khoảng chục tên mặt mày lạnh tanh, trên tay mỗi người đều có hình xăm, đứng thành hai hàng, ngồi chính giữa là một kẻ vừa lùn vừa mập, mặt mày gian xảo lại toát lên vẻ độc ác đó chính là tên chủ hội. Hắn hất cằm về phía trước nói:

– hai chú ngồi đi.

Sau khi ai chúng tôi đã yên vị vào ghế thì Lưu Minh cũng nói thẳng vào vấn đề.

📷

– hôm trước anh quan sát tinh tượng thì thấy có bốn ngôi sao hung rơi xuống mũi Cà Mau, có lẽ đang có kẻ luyện binh, anh lại nhận được tin báo có kẻ lợi dụng lúc này mà làm loạn. Bây giờ anh đang có việc quan trọng ko thể giải quyết được nên phải nhờ chú Khang đây giúp anh, hơn nữa xét về khả năng thì trong hội cũng ko ai thích hợp để làm việc này hơn chú đâu.

Tôi biết ông huynh chỉ có thể đồng vì nếu ko thì sẽ bị đám thủ hạ kia xử ngay. Sau một lúc đắn đo suy nghĩ thì ông huynh nói:

– Em thân cô thế cô ko có gì trong tay lỡ như mà gặp cái gì quá mạnh làm sai mà đối phó được, xin anh cho em mượn Liệt Âm Kiếm để phòng thân.
Gã Lưu Minh sau một lúc lưỡng lự thì cũng đồng ý nhưng với điều kiện ông huynh phải để lại một thứ quan trọng để làm tin, cụ thể là cái gì thì tôi cũng ko biết chỉ có hai người đó biết. Sau khi đã giao dịch xong thì gã Lưu Minh lấy kiếm ra, đó là thanh kiếm làm bằng đồng đen dài khoảng một mét nhìn qua vô cùng sắc bén, trên thân chạm 7 ngôi sao, ngửi còn có mùi máu tanh. Ông huynh kêu tôi:

– Mày cầm thử đi.

Tôi vừa đưa tay cầm thử thì bất ngờ một tia sét từ trên trời đánh xuống dựng cả tóc gáy, tôi hoảng quá la lên:

– Trời ơi anh muốn em chết hả.

-Ha ha ai kêu mày nghe làm gì, đây là thanh kiếm có ma tính, nó biết người như thế nào mới cầm được chứ ko phải muốm cầm là cầm đâu.

– Anh biết vậy sao ko nói mà còn gài em, hic.

Sau đó ông huynh phải làm lễ khấn hết một con heo thì nó mới cho cầm. Mà lạ cái là lúc sư huynh tôi cầm thì nó nhẹ như không mà tới lượt tôi vác thì nó như nặng cả trăm cân ko tài nào vác nổi. Tôi liền nói:

– Mày làm ơn nhẹ dùm tao đi rồi tao cúng cho.

Vừa nói xong thanh kiếm bỗng nhiên nhẹ tênh.

Theo lời chỉ dẫn chúng tôi xuống đến huyện U Minh, Cà Mau để tìm kẻ đang luyện binh kia. Chúng tôi đã đi điều tra rất nhiều nơi, đến rất nhiều thôn xóm, thậm chí ông huynh đã kêu con Sơn Thần của ổng đi tìm những vẫn ko có chút manh mối gì. Qua nhiều ngày hai chúng tôi bắt đầu chán nản, cảm thấy chuyện này chẳng khác nào mò kim đáy bể. Rồi một hôm vào ngày 16 âm lịch, hai anh em đang ngồi uống cà phê thì bỗng dưng ông huynh nói:

– Quái lạ, cô hồn sao cứ hướng đông nam mà đi.

– Đâu ? Em thấy quái gì đâu?

Ông huynh thở dài ngán ngẫm:

– hazzz, gặp thêm thằng đệ như mày tao mệt quá.

Nói xong ổng cắn đầu ngón tay cho chảy máu rồi viết lên tráng tôi một chữ gì đó, viết xong ổng nói:

– Mày nhìn xuống háng thử xem.

– Giữa đường mà nhìn xuống háng chi ba.

– Thì mày cứ nghe lời tao đi, nói nhiều quá.

Tôi đành làm theo mặc cho những người qua đường nhìn nhìn với ánh mắt đầy khó hiểu. Khi nhìn xuống thì mới thấy thật khủng khiếp, xung quanh một màu xanh đen tối, những cô hồn đi thành hàng về hướng đông nam.

– Hướng đó là đi đến căn miếu hoang.

Nói xong ông huynh liền làm một động tác tay như níu một người vô hình nào đó lại rồi nói chuyện một mình:

– Vị huynh đây đi đâu mà đông dữ vậy? Ừm….ừm…đa tạ.

Mấy người đi đường thấy vậy thì ngạc nhiên đứng lại nhìn, còn mấy bà thím đang cúng cô hồn ngoài đường thì tưởng ông huynh tôi là thầy bà gì đó lên đồng nên cứ hướng ổng mà vái lạy. Tôi thì ngượng chín mặt liền lôi ổng đi ra thật xa, tới trong một hẻm khuất thì ổng mới nói:

– Nơi này có kẻ đang tác oai tác quái ở đây.

Nói xong cầm ra la bàn âm dương, cây kim chỉ xoay tít mồng mồng.

– Quả nhiên là có yêu tà.

– Lúc nãy anh nói chuyện với ai vậy?

– Cô hồn chứ ai, vậy mà cũng hỏi. Cô hồn đó nói rằng đang đi lễ cho bốn đại vương, ko biết từ đâu xuất hiện rồi xưng vương luôn, ai cũng sợ chúng nên phải cung phụng.

– Sao có chuyện như vậy?

– Có lẽ có liên quan đến chuyện luyện binh, có kẻ lợi dụng trời đất biến thường để tạo ra chúng. Đi…chúng ta đi xem sao

Theo lời mà cô hồn kia chỉ chúng tôi đi đến thì gặp một căn miếu hoang nằm lọt thỏm trong một khu đất rộng, xung quanh bị cây cối che khuất. Vừa đến nơi ông huynh liền thảng thốt:

– Trời….sao cô hồn đông dữ vậy.

– Đâu? Em thấy tối thui chứ có thấy j đâu?

Ông huynh lắc đầu ngao ngán:

– Nói thật, tao ko hiểu tại sao sư phụ lại nhận mày làm đệ tử luôn.

Nói xong ổng lấy ra một lọ nước gì đó nho nhỏ bảo tôi uống.

– Cái gì đây anh?

– Cát Thống Chi Tán Mệnh, để nhìn thấy cõi khác, uống đi.

Vừa uống xong tôi liền cảm thấy đầu óc choáng váng hai mắt tối sầm.

– Cái này có hiệu lực một nén nhang thôi, mày nhắm mắt lại đi rồi mở ra.

Khi mở mắt ra là cảnh tượng cả đống cô hồn xếp thành hàng,trên tay cầm theo đồ để cống nạp. Điều làm tôi ngạc nhiên là trong số đó có các quan trạng nguyên, ngay cả Thần Tài, Thổ Địa cũng có.

– Mày cứ theo tao xếp hàng vào, ko được nói gì hết để tao xem chúng là cái quái gì.

Hai chúng tôi xếp hàng đứng mỏi cả chân cuối cùng cũng tới lượt đi vào. Đập vào mắt tôi là trên bàn đầy hoa quả, bánh kẹo, gà, vịt, heo quay…vv. nói chung là của những cô hồn kia có gì thì dâng nấy. Khi nhìn lên trên thềm cao thì tôi với ông huynh mới há hốc mồm, một cảm giác sợ hãi bắt đầu xâm chiếm lấy toàn thân tôi. Từ lúc đi theo sư phụ cho tới giờ mặc dù đã gặp qua ko ít ma quỷ nhưng chưa ao giờ tôi gặp được thứ quái dị như thế này.

Phía trên kia là bốn con quái mình người đầu thú, trên người chúng mặc khôi giáp. Một con hổ, một con gà, một con heo và một con trâu đang ăn uống no say, chúng nó nói chuyện với nhau bằng một loại ngôn ngữ mà tôi chẳng hiểu được. Đang suy nghĩ ko biết lấy cái gì để dâng cho bọn chúng thì thấy ông huynh móc từ trong túi ra một bịch phèn chua đặt lên bàn. Cái này là mỗi khi đi đâu xa chị dâu hay chuẩn bị cho ổng để ngâm chân vì ổng bị hôi chân . Dâng lễ xong định quay ra chuồn êm thì đúng lúc này tôi bị ngứa mũi và rồi hắt xì một tiếng rõ to ( thanh niên chuyên tạo kịch tính đúng lúc ).

Nhanh như chớp ông huynh lấy tay bịt miệng tôi lại, mặt ổng tái mét. Con quái có mình người đầu heo bước xuống ngửi ngửi xong nói một tràng tiếng gì đó, giọng nó cứ rè rè như phát ra từ chiếc đài radio cũ, sư huynh tôi cũng trả lời lại bằng thứ tiếng đó rồi thấy nó phất phất tay ý nói đi ra đi rồi tiếp tục quay lại cùng ba con quái kia ăn uống. Ông huynh vội vàng kéo tay tôi vừa đi vừa chạy, khi đã ra xa khỏi ngôi miếu thì ổng ký đầu tôi một cái quát:

– Mày có điên ko? Xém tí nữa là chết cả đám rồi.

– Tại em ngứa mũi quá ko kềm được.

– Kềm cái đầu mày á. Nó biết mình là người, tao phải nói đỡ là nghe oai danh nên tới dâng lễ chứ nếu ko tao với mày bị nó thịt rồi, nó mạnh lắm ko giỡn được đâu cái thằng đầu đất này.

Nhớ tới vụ dâng lễ lúc nãy tôi liền thấy mắc cười nói:

– Nếu lúc nãy bốn con quái đó nó mà biết anh dùng phèn chua ngâm chân dâng cho nó thì có khi bây giờ anh cũng thành mồi ngon cho chúng nó rồi nhỉ.

Ông huynh hung hăng trừng mắt nhìn tôi nhưng cũng ko nói gì thêm. Trời cũng đã tối chúng tôi quyết định tìm chỗ nghỉ ngơi và kiếm ít đồ ăn lót dạ. Trên đường đi tôi bị đau mắt do vừa rồi nhìn những ko sạch sẽ nên cả hai ghé vào một ngôi chùa gần đó xin nước rửa mặt, đang loay hoay rửa ráy thì một nhà sư với dáng vẻ gầy gò, đôi mắt nhân hậu tiến đến hỏi:

– Sao các cậu đi vào giờ này?

Ông huynh lấy làm lạ hỏi:

– Sao lại ko đi được vào giờ này hả cụ?

Nhà sư thở dài một tiếng

– A di đà phật, gần đầy trong vùng xảy ra nhiều chuyện kì lạ, tôi là người tu hành ko thể ko biết.

Nghe đến đây tôi thầm nghĩ chắc hẳn là có liên quan đến mấy con quái kia, sau đó nhà sư tiếp tục kể:

– Vùng này tự dưng xuất hiện bốn con quái ban đêm hay đi trộm chó bắt gà, con gái đi qua đây hay bị chúng nó trêu chọc, người dân có đến nhờ tôi bắt chúng nhưng tôi là người tu hành chứ ko phải pháp sư nên cũng đành bất lực. Tốt nhất các cậu đừng đi khuya, đêm nay cứ tạm nghỉ ngơi ở đây rồi sáng mai hẵng đi.

Ông huynh ậm ừ rồi hỏi nhà sư:

– Thưa cụ, trước chúng tôi còn có ai khác đến đây ko?

Nhà sư ngồi nghĩ ngợi một lát rồi nói:

– Khách thập phương đến đây cúng dường cũng ko nhiều, nhưng trước các a cách đây khoảng vài tháng thì có một thai phụ đến đây.

Hai chúng tôi đều ngạc nhiên.

– Thai phụ ư?

– A di đà phật, cô gái đó còn rất trẻ, gương mặt thanh thoát, đi lang thang rồi dừng tại đây. Tôi thấy tội cho cô gái đó tá túc được 1 tháng thì cô gái đó biến mất.

Ông huynh im lặng rồi hỏi xin nhà sư chỗ nghỉ ngơi. Đã qua nửa đêm nhưng cả hai chúng tôi ko tài nào ngủ được cứ nằm suy nghĩ miên man.

Ông huynh nói:

– Tao thấy có thể cô gái và bốn con quái đó có liên quan đến nhau.

– Em cũng thấy vậy nhưng bằng cách nào mà cô gái đó có thể tạo ra được chúng.

Ông huynh trả lời ko đầu ko đuôi.

– Oán khí.

Sáng hôm sau chúng tôi lên đường về lại hội để báo cáo sự việc và xin thêm nhân thủ để điều tra về tung tích của cô gái như nhà sư kia đã mô tả.

Ông huynh nói với tôi:

– Tao cần suy nghĩ vài hôm, mày đi đâu chơi hay là ở lại chỗ tao?
Nói rồi ổng vào phòng đóng cửa lại ba ngày liền ko ra ngoài. Tôi ở ngoài chờ đợi cũng thật là buồn chán, tin tức về cô gái cũng chẳng thấy đâu còn ông huynh thì cứ im lặng một cách đáng sợ ở trong phòng. Rồi đến ngày thứ tư ổng bung cửa ra phán một câu.
– Tao có cách rồi, mày kiếm gì về cho tao ăn đi rồi nói.
Má ơi ổng nhịn đói mấy ngày vừa ra khỏi liền ăn liên tù tì hết hai con vịt quay, trong bụng tôi lúc đó nói.
– Bình thường ông mà cũng ăn cỡ đó có nước bán nhà nuôi ông quá.
Sau khi đã no nê ông huynh cùng tôi quay lại tổng hội báo cáo và xin được cấp thêm người. Tên chủ hội lại trưng ra cái vẻ mặt khó ưa nói:
– Việc nhỏ như thế các cậu đâu cần thêm nhiều người như vậy.
Ông huynh đành phải năn nỉ ỉ ôi một hồi hắn ta mới đồng ý, thế là ông huynh xin bốn đệ tử của phái Huyền Hữu, bốn người này gồm có ông Phong là đại sư huynh, ông Sanh nhị sư huynh, ông Tuấn tam sư huynh và cuối cùng là thằng Huy. Bốn người kia sau khi nghe tin chủ hội cấp báo có việc quan trọng liền tức tốc có mặt, khi vừa tới nơi ông huynh liền lôi hết vào phòng kể đầu đuôi sự việc và cách bày binh bố trận mà mấy hôm trước ổng đã đóng cửa suy nghĩ. Sau khi nghe xong ông Phong nổi hết cả da gà trợn mắt nhình ông huynh.
– Khang,ông có bị điên ko? Tôi với ông ko biết có đánh nổi ko, còn chưa nói thằng Huy thì học nghệ chưa tới nơi tới chốn còn thằng K sư đệ của ông thì chẳng biết gì, kiểu này chẳng khác nào đưa nhau đi chết à.
Ông huynh cười cười.
– Chúng ta họp sức lại thì sẽ thành công, thằng Huy tuy bộp chộp nhưng nó được cái nhanh nhạy, xử lý tình huống nhanh, còn thằng K tuy rằng ăn hại thật nhưng chúng ta đều biết thân xác nó như cái chợ ai nhập vào cũng được, đến lúc đó có thể nhờ các hộ pháp linh thần nhập vào giúp đỡ, cộng thêm trận pháp bày sẵn nhất định sẽ đánh thắng.
Sau khi đã chế định kế hoạch kỹ lưỡng ông huynh móc trong túi ra một tấm giấy đưa cho thằng Huy dặn:
– Đến lúc đó nếu nguy cấp hãy đọc nó sẽ cầu được một hộ pháp giúp mình, nhưng nhớ là sau khi xong phải thu nó về, một chữ cũng ko được quên nếu ko thì chúng ta toi hết a.
Thằng Huy vỗ ngực đầy tự tin.
– Anh cứ yên tâm giao cho em đi.
Riêng tôi thì chẳng mấy an tâm cho lắm, ở gần nhà lại học chung với nó bao lâu nay tôi còn lạ gì cái tính của nó nữa.
– Tao lạy mày ráng học cho thuộc dùm tao, tao là cháu đích tôn trong họ còn phải nối dõi tông đường a, còn nữa…hơn hai mươi cái xuân xanh rồi còn chưa biết mùi đời, vậy nên ngàn lần vạn lần tao cũng ko muốn chết vì thằng ngu như mày đâu a.
Mấy ông sư huynh nghe thấy thế thì cười ầm lên, riêng thằng Huy biết tôi trêu nó liền dang chân đá tôi một cái rõ đau.
– Mày biến dùm tao đi.
Hôm sau chúng tôi lên đường quay lại căn miếu hoang, trên đường đi tôi cứ thấy lo lắng bất an, ông huynh cứ trấn an là ko sao đâu. Nói thì nói thế thôi chứ chuyện nguy hiểm thế này mà tôi lại là người duy nhất ko biết chút pháp thuật gì thì sao mà ko lo cho được. Khi đến nơi chúng tôi tìm chỗ nghỉ ngơi rồi đợi trời tối lại ra đến ngôi miếu chọn vị trí cách đó vài chục mét để bày trận. Sau khi đã bày trận xong năm người đứng xung quanh ai cũng mặc đồ sư môn, mỗi người đều có một linh thú hộ thân. Sư huynh tôi có con Linh Quan Đại Sơn thần, ông Phong có con Bát Ngọc Ngạ Địa Quỷ, ông sanh có con Hỏa Lương Chi Thú, ông Tuấn có con Lạch Ngạc, còn thằng Huy thì lúc đó còn đang học nghệ nên chưa thu được con gì cả. Cả bốn con thú đó đều dữ dằn như để thu phục được bốn con quái kia cũng ko phải dễ. Ông huynh đưa tay bắt quyết miệng lầm rầm đọc chú,lúc này gió lớn cùng sấm chớp nổi lên, rồi từ trên trời một tia sét giáng xuống đánh thẳng vào ngôi miếu hoang kia làm nó sập tan thành. Tôi đưa mắt nhìn từ trong đám khói bụi kia thì thấy bốn con quái bay ra với vẻ mặt giận dữ. Ông Phong dùng Ngạ Quỷ đánh chặn con heo, nó phát ra tiếng kêu éc éc rồi bổ ra một đường rìu đánh trả. Sư huynh tôi thì dùng Sơn Thần đánh nhau với con gà, hai người kia cũng tự bắt lấy đối thủ đánh quấn lấy nhau chỉ có tôi và thằng Huy là làm khán giả đang coi rạp. Hai bên đánh nhau kịch liệt, cả bốn người đều nỗ lực tung ra những tuyệt chiêu của bổn phái nhưng bốn con quái kia cũng quá bá đạo, cả bốn người nhanh chóng rơi xuống thế hạ phong. “Ầm”… cả bốn ông bị đánh văng ra ngoài, trong số đó thì sư huynh tôi bị đánh thảm nhất ( chắc vì cái tội dâng phèn chua ngâm chân cho tụi nó đây mà, đúng là quả báo mà ). Bốn người chỉ biết than trời, lồm cồm bò dậy cố sức mà chiến đấu. Con quái gà hô “Phong” một tiếng, gió xoáy nổi lên hất tung ông huynh tôi lên rồi rơi xuống đất, thấy tình thế nguy cấp bốn người lui lại điểm chỉ vào tôi gọi thằng Huy đọc chú, nó cũng ko chút chậm trễ.
– Tất tật như phong can vị chi thần,hãn ứng can tịch đã hỏa, hộ pháp linh thần cấp cấp như lệnh.
Chỉ nghe một tiếng gió vút qua sau đó thần trí tôi chìm vào mơ hồ ( từ khúc này là sau khi tỉnh được nghe kể lại vì khi bị nhập tôi ko biết j hết). Hai mắt tôi long lên sòng sọc, cơ thể bộc phát ra một cỗ sức mạnh phi thường. Chỉ trong chốc lát tôi đã ra tay giết chết ba con quái, còn lại con quái gà thấy vậy liền chuồn mất. Thấy mọi việc đã xong thằng Huy đọc chú thu phép lại.
– Thu thần hiển linh vô địch, cừu hữu quy thiên lai ẩn, vạn….vạn…. vạn cái gì em quên rồi anh Khang.
Ông huynh chỉ còn biết kêu trời.
…………………………………….
Tỉnh lại tôi thấy mình đang ở trong bệnh viện,bên cạnh là mấy ông kia người thì gãy tay, gãy chân, người thì sứt đầu mẻ tráng, riêng ông huynh tôi thì còn bị đánh cho nâu mắt với gãy mấy cái răng, chỉ duy nhất thằng Huy là ko thấy bóng dáng đâu.
– Mày tỉnh rồi đó hả K?
Tôi ngơ ngác hỏi:
– Đã xảy ra chuyện gì vậy? Sao mấy anh lại thành ra thế này? Còn thằng Huy đâu?
Ông Phong nói:
– Cái thằng nhãi đó đã dặn nó là phải nhớ cho kĩ câu chú vậy mà đến cuối cùng vẫn quên, thu phép thất bại. Hậu quả là cả đám bị đánh ra thế này đây. Nó sợ nên chuồn mất rồi, khi nào về phải giáo huấn nó lại mới được.
Về đến nhà, bà chị dâu nhìn thấy bộ dạng của ông huynh liền khóc ầm lên.
– Trời ơi ông Khang ơi là ông Khang, ông đi đâu mà người ngợm thành ra thế kia.
Hai anh em chỉ còn cách nói dối là đi Cà Mau chơi bị xe bò đụng trúng. Bẵng đi 1 tháng sau, con quái gà thì biến mất ko tăm hơi, cô gái kia thì cũng ko có chút thông tin nào mặc dù trong hội đã cho người đi tìm khắp nơi. Mùa hè năm đó trôi qua nhanh, cũng sắp tới ngày tôi phải quay lại trường học. Hôm đó vợ chồng ông huynh rủ tôi đi chợ Long Hoa chơi rồi làm bữa tiệc chia tay. Khi đang dạo chơi nói chuyện thì bất giác chúng tôi dừng trước một thư quán. Đang mải mê ngắm những đường nét thư pháp và những bức tranh thủy mặc thì có một cô gái tiến đến hỏi:
– Các anh có muốn mua ko?
Tôi quay lại thì thấy đó là một cô gái trạc tuổi tôi, gương mặt xinh đẹp và mái tóc đen xõa dài. Sau đó chúng tôi trao đổi vui vẻ và có mua vài bức về làm quà. Ông huynh thì nhìn cô gái đó chằm chằm tới mức bà chị dâu phát ghen lên bỏ về trước. Về nhà tôi thấy ông huynh cứ đăm chiêu suy nghĩ cái j đó.
Tôi hỏi:
– Sao vậy? Thấy gái đẹp cái bị hớp hồn luôn rồi hả?
Ông huynh gắt:
– Cái thằng này mày còn ko hiểu tính tao hay sao, con bé đó có vấn đề, lúc nãy tao thấy trên người nó phát ra linh lực rất mạnh lại có oán khí nữa.
– Thôi đi cha nội, mê gái thì nhận đi còn viện lí do nữa.
Ông huynh tức quá cốc đầu tôi một cái.
– Cái thằng này tức thiệt, mày ko tin thì tối nay đi theo tao.
Tối hôm đó chúng tôi đi theo về đến nơi mà cô gái đó ở, hai thằng trèo tường vào trong sân rồi nấp vào góc tối chờ xem. Một lát sau thấy cô gái bưng chậu quần áo ra sân sau ngồi giặc, lúc này ông huynh cầm ra một cái hũ sành nhỏ.
Tôi hỏi:
– Cái gì vậy?
– Tao có bắt một oan hồn nhốt trong cái hũ này, đêm nay tao muốn thử xem con bé kia có đúng như tao nghĩ hay ko.
– Anh có vẻ đa nghi quá rồi, chứ e thấy cô gái đó hiền lành vậy sao lại là người xấu được.
– Mày dễ tin người quá, chờ xem đi.
Nói rồi ông mở nắp hũ sành thả oan hồn kia ra, cô gái kia đang giặc đồ bỗng dưng đứng dậy chộp lấy oan hồn kia ăn ngấu nghiến vẻ thèm thuồng. Tôi lúc đó chỉ biết trợn mắt há miệng nhìn mà ko nói nên lời. Xong việc ông huynh lôi tôi về, trên đường đi tôi vẫn cứ thừ người ra ko tin vào những gì mình chứng kiến. Ông huynh thì nói:
– Đó…cô gái thánh thiện của mày đó. Thần tiên tỉ tỉ của mày đó. Nhìn rõ chưa con.
Tôi chỉ biết im lặng. Về đến nhà ông nói:
– Tao nghĩ con bé đó chính là cô gái có liên quan đến bốn con quái kia. Bây giờ mình phải tìm cách bắt nó lại.
– Chuyện này anh tự đi làm đi em ko tham gia đâu.
Rồi sau đó tôi ko biết ông huynh làm cách nào bắt được cô gái đó rồi trói lại đưa đến nhốt ở ngôi miếu cũ của sư phụ tôi. Cô gái đó kể về bản thân rằng cô ko còn người thân cả, bị hãm hiếp rồi mang thai, nhưng cô ko hề biết rằng mình mang dòng máu dị biệt, những oán khí tích tụ khiến cho cô sinh ra bốn con quái cực mạnh, rồi cô bỏ đi để làm lại cuộc đời. Nhưng cô đã sai, những oán khí kia khiến cô càng ngày càng thèm khát linh hồn. Chính vì việc này khiến cho ông huynh muốn giết cô gái đó nhưng tôi đã cản lại. Ông huynh nói:
– Ko có dã tâm thì ko làm được đại sự. Nếu mày ko muốn giết con bé thì hãy canh gác ở đây đi, để tao về nghĩ cách.
Một hôm nhân lúc tôi lơ đễnh cô gái đó đã biến mất. Ông huynh trách tôi nếu để cố gái đó trốn thoát thì hậu quả sẽ khó lường. Rồi từ xa xa nghe có tiếng người la lên.
– Có người nhảy cầu.
Cô gái đã tự sát để ko làm hại đến ai nữa. Một kết thúc buồn.
Đón đọc chương cuối nhé mọi người.

0
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ​Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của...
Đọc tiếp

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ​

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. 

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

- Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi, vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu?

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh, nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ:

- Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

Tôi nhìn em buồn bã:

- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.

Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên:

- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?

Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây, có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: "Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh".

Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại "võ trang" cho con Vệ Sĩ và đem đặt lên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:

- Anh xem chúng đang cười kìa!

Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra.

Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy. 

- Hay anh dẫn em đến trường một lát.

Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chậm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ.

Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.

- Ôi, em Thủy! - Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.

Em tôi bước vào lớp:

- Thưa cô, em đến chào cô... - Thủy nức nở.

Cô Tâm ôm chặt lấy em:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!

Và cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng đề dành phần nhau trong suốt mấy năm qua...

Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:

- Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.

- Sao vậy? - Cô Tâm sửng sốt.

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.

"Trời ơi!", cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở:

- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe. 

Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:

- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...

Em khóc nức lên và chạy lại nắm lấy tay tôi dặn dò:

- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh, anh nhé...

Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

- Đi thôi con.

Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

- Em để nó lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

Câu hỏi: Chia tay mẹ và em, Thành đã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của mình trong một cuốn nhật kí. Thử đóng vai Thành, em hãy tưởng tượng và ghi lài trng nhật kí đó.

2
27 tháng 9 2018

Em gái yêu quý của anh! Giờ anh em mình phải chia tay nhau thật sau? Chúng ta đã gây ra lỗi lầm gì mà tai họa lại giáng xuống đầu ta khủng khiếp đến như vậy. Em đi rồi, căn nhà bây giờ trống vắng lạ. Bố đi mấy ngày rồi mà vẫn chưa về, cái tiếng cười nói trong trẻo của em cũng đã chẳng còn nữa. Sau tất cả, chỉ còn lại một mình anh. Anh sẽ phải làm sao nếu áo anh bị rách, mỗi buổi chiều anh sẽ phải làm gì nếu không còn được đến trường đón em về. Anh nhớ mẹ và em, anh nhớ những ngày xưa với biết bao kỉ niệm. Anh vẫn luôn hi vọng, tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ mà thôi. Anh ước chúng ta giống như Vệ Sĩ và Em Nhỏ, sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Em hãy luôn giữ gìn sức khỏe, lạc quan lên nhé. Anh yêu em, anh sẽ chờ ngày em trở về.

29 tháng 1 2020

dài quá mình ko đọc 

Đọc bài sau. Đánh số thứ tự vào ô trống để phân đoạn bài văn.  “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao ! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi...
Đọc tiếp

Đọc bài sau. Đánh số thứ tự vào ô trống để phân đoạn bài văn.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 | Giải VBT Tiếng Việt 4 “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 | Giải VBT Tiếng Việt 4Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao ! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm ; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 | Giải VBT Tiếng Việt 4 Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A ! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó. Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 | Giải VBT Tiếng Việt 4 Con mèo của tôi là thế đấy.

1
1 tháng 4 2017

Con Mèo Hung

1. “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

2. Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao ! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã đặt cho nó. Mèo Hung có cái đầu tròn tròn, hai tai dong dỏng dựng đứng rất thính nhạy. Đôi mắt Mèo Hung hiền lành nhưng ban đêm đôi mắt ấy sáng lên giúp mèo nhìn rõ mọi vật. Bộ ria mép vểnh lên có vẻ oai lắm ; bốn chân thì thon thon, bước đi một cách nhẹ nhàng như lướt trên mặt đất. Cái đuôi dài trông thướt tha duyên dáng. Mèo Hung trông thật đáng yêu.

3. Có một hôm, tôi đang ngồi học, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A ! Con mèo này khôn thật! Chả là ngày thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi “phốc” một cái. Thế là một con chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của nó. Nhiều lúc tôi đang học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung hoặc đùa với chú một tí.

4. Con mèo của tôi là thế đấy.

NÓI KHOÁC GẶP NHAU Anh nọ được dịp nói khoác: – Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái. Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu...
Đọc tiếp

NÓI KHOÁC GẶP NHAU

Anh nọ được dịp nói khoác:

– Tôi được thấy có nhiều cái lạ lắm, nhưng lạ nhất là có một chiếc thuyền, dài không lấy gì mà đo cho xiết, có người thuở hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi bắt đầu đi ra đằng lái, đi đến giữa cột buồm thì đã già, râu tóc bạc phơ, cứ thế đi, đến chết vẫn chưa tới lái.

Trong làng cũng có một anh nói khoác nổi tiếng, nghe vậy liền kể ngay một câu chuyện:

– Như thế đã lấy gì làm lạ ! Tôi đi rừng thấy có một cây cao ghê gớm. Có một con chim đậu trên cành cây ấy, đánh rơi một hạt đa. Hạt đa rơi xuống lưng chừng gặp mưa, gặp bụi rồi nảy mầm, đâm rễ thành cây đa. Cây đa lớn lên, sinh hoa, kết quả, hạt đa ở cây đa đó lại rơi vãi ra, đâm chồi, nẩy lộc thành nhiều cây đa con, đa con cũng như cây đa mẹ lớn lên, sinh hoa kết quả, lại nẩy ra hàng đàn cây đa cháu. Cứ thế mãi cho đến khi rơi tới đất thì đã bảy đời tất cả.

Anh đi xa về nghe thế gân cổ lên cãi:

– Làm gì có cây cao thế ! Chả ai tin được.

Anh kia cười ranh mãnh:

– Ấy không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?

          (Truyện cười dân gian Việt Nam).

 

CÂU HỎI

1.Truyện cười trên có ý nghĩa gì?

2. Theo em, nêu những thủ pháp gây cười của truyện cười trên?

3. Xácra định những câu nói của nhân vật có ý nghĩa hàm ẩn?

4.Tìm một câu nói có nghĩa hàm ẩn và xác định ý nghĩa hàm ẩn của câu nói đó?

5. Nêu ít nhất 2 từ địa phương được sử dụng trong văn bản trên?

6. Nhân vật chính trong văn bản trên?

7. Chủ đề của truyện?

8. Từ truyện cười trên, em rút ra những bài học gì về cách phản ánh sự việc?

0