mâm cao cỗ đầy
nghĩa là gì dậy mn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Mâm cỗ của Tâm có:
Một quả bưởi khía thành tám cánh hoa.
Mỗi cánh hoa bưởi cài một quả ổi chín.
Một nải chuối ngự và bó mía tím
đây nha!bạn xem có đc ko
Trung thu là tết đoàn viên. Đêm trung thu không chỉ là ngày hội của trẻ em, mà nó còn là ngày của gia đình, của sự đoàn tụ. Trung thu là ngày rằm tháng tám âm lịch hàng năm. Đêm trung thu là thời khắc ánh trăng, vầng trăng đẹp nhất của một năm. Vào ngày này, trẻ con chúng tôi được rước đèn, phá cỗ và các hoạt động văn hóa văn nghệ khác. Chính vì thế, đêm trung thu luôn là đêm náo nhiệt và tưng bừng nhất ở làng tôi. Sau khi ăn tối, trẻ con chúng tôi rủ nhau tập trung ở sân đình để chuẩn bị đi rước đèn. Thường niên, chúng tôi đi rước đèn ngay khi trăng lên. Bởi vậy mà chúng tôi tập trung từ rất sớm. Nghe theo lời chỉ dẫn của các anh chị bí thư đoàn, chúng tôi nhanh chóng xếp thành hàng lối ngay ngắn. Đứa tay xách lồng đen, đứa cầm đèn ông sao, đứa thì đội vương miện thắp sáng óng ánh, đứa thì mặt nạ, hay thanh kiếm phát sáng dài. Chúng tôi đi đến đâu náo nhiệt ồn ào đến đấy, vừa đi vừa hát vang bài "đêm trung thu". Vầng trăng cũng đã tỏ, dường như chúng tôi đi đến đâu, trăng theo đến đó, rót ánh sáng bàng bạc xuống đường soi sáng bước tôi đi. Vầng trăng lúc mới lên to tròn vành vạnh, có màu hồng hồng bao quanh. Mặt trăng to rõ và gần hơn mọi khi. Tôi có thể nhìn thấy rõ những vết lồi lõm trên mặt trăng hệt như bóng dáng chú cuội chị Hằng ngồi gốc cây đa như sự tích bà kể năm nào. Một vòng rước đèn, chúng tôi lại trở về vị trí tập trung ban đầu. Đến nơi, các anh chị trong đoàn xã đã dựng trại, bày mâm ngũ quả cho chúng tôi. Khi nghe hiệu lệnh xếp hàng và ngồi xuống, chúng tôi được phát quà, bánh kẹo và bắt đầu thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc. Cuộc vui nào cũng có lúc tàn, chúng tôi ai nấy trở về nhà. Lúc này trăng đã lên cao lắm rồi, không còn cái màu hồng hồng như lúc trước nữa. Về đến nhà, ba mẹ vẫn đang chờ tôi, cặp bánh dẻo, bánh nướng đã được để sẵn trên bàn cùng trà uống mẹ vừa mới pha. Về đến nhà, tôi kể lại cho ba mẹ nghe tôi đã làm những gì rồi ba mẹ lại nói chuyện vui vẻ. Cả nhà ngập tràn tiếng cười. Ánh trăng soi sáng khắp sân nhà chiếu cả vào nơi gia đình tôi đang quây quần vui vẻ.
@Học tốt!
đây nha!bạn có thể tham khảo nha!
Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,… rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.
@Học tốt!
Giúp mik ik mik cần gấp quá!!!!!!!!! Trời ơi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
b) Kính thầy yêu bạn.
d) Bóc ngắn cắn dài.
g) Mâm cao cỗ đầy.
Kính láo đắc thọ Ý nghĩa : bao hàm của nó thì không chỉ nói đến tuổi tác mà còn bao hàm việc chúng ta sẽ nhận lại được những kinh nghiệm quý giá.
Lá lành đùm lá rách : Nói lên con người Việt Nam: Những người có haonf cảnh tốt , gia đình lành manh giúp đỡ những người khó khăn , bệnh tật ...
Lời chào cao hơn mâm cỗ : Nói lên con người Việt Nam : Lời chào kính lễ luôn quý trọng hơn một mâm cỗ .
Hk tốt
# LinhThuy ^ ^
- Kính lão đắc thọ là câu thành ngữ khuyên chúng ta phải biết kính trọng người già, dịch theo nghĩa từng từ thì Kính lão đắc thọ là kính trọng người già, sẽ nhận lại được tuổi cao, sống lâu, ý nghĩa bao hàm của nó thì không chỉ nói đến tuổi tác mà còn bao hàm việc chúng ta sẽ nhận lại được những kinh nghiệm quý giá, những điều tốt đẹp, điều hay lẽ phải mà các thế hệ trước, những người cao tuổi sẽ truyền đạt lại cho chúng ta, nếu như chúng ta biết kính trọng những người cao tuổi. Nên trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn tôn trọng, kính trọng, quan tâm đến những người cao tuổi.
- Lá lành đùm lá rách là câu thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, luôn biết yêu thương nhau, đoàn kết, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.
Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?
Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá (trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ). “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn. Tại sao vậy?
Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thểgiới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”... Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”, ... hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,...
Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?! Thứ nữa, với lời chào đáp lễ, lời chào thểhiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.
Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ
Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?
Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.
Kết bài: Bài văn giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ
Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.
-Kính trọng người già thì chúng ta sẽ được sống lâu
-Chúng ta phải yêu thương giúp đỡ những người gặp khó khăn
-Thể hiện sự khéo léo của con người trong ứng xử
cứu tui
có cái gì sai sai ý