các bạn ơi bạn nào biết làm văn thuyết minh về ngày hội stem không ạ ? ai biết thì giúp mình với nhé mình cảm ơn trước
đề bài là : "văn thuyết minh về ngày hội stem" nhé các bạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đối với mỗi chúng ta thật may mắn cho những ai đã được cắp sách đến trường. Và điều tuyệt vời hơn là được ngắm nhìn khung cảnh trường trong mọi thời điểm khác nhau. Nhưng với em, ấn tượng nhất vẫn là quang cảnh trường em trước buổi học.
Hôm nay, em dậy từ rất sớm và đi đến trường sớm hơn so với mọi ngày. Đi trên đường, em có thể thư thả lắng nghe những âm thanh đầu tiên của ngày mới mà không phải vội vã bước đến trường như mọi hôm vì sợ muộn học, lặng ngắm thiên nhiên vừa mới vươn mình thức giấc. Hôm đấy là một buổi sáng đẹp trời, bầu trời trong xanh, cao vời vợi, không khí mát mẻ. Em đến trường với tâm hồn thư giãn, hít thở bầu không khí trong lành nhất.
Nhìn từ xa, ngôi trường thân yêu thấp thoáng dưới những tán cây xanh. Những cành cây mới bừng tỉnh giấc cũng như đang đung đưa nhẹ để vẫy chào các bạn học sinh. Sân trường chỉ thấp thoáng các bạn học sinh cũng đi học sớm, chứ không đông vui nhộn nhịp như giờ ra chơi. Sân trường bỗng trở nên im ắng đến lạ thường. Một lúc sau, cũng có lớp trực tuần đến trực nhật, tiếng chổi, tiếng gọi nhau í ới cũng trở nên đông vui hơn.Lán xe học sinh lúc này cũng chỉ thưa thớt vài xe. Từng cơn gió mát thổi khắp sân trường, làm cho lá quốc kì màu đỏ tươi tung bay trong nắng sớm. Trên cành cây những chú chim ca hót líu lo để chào một ngày mới bắt đầu. Những cánh cửa màu xanh đã được mở toang để đón chúng em vào lớp.
Hôm nay mới em mới có dịp được ngắm toàn bộ khu vườn trong trường. Em đi từ từ và ngắm nhìn trọn những vẻ đẹp của nó. Những bông hoa hồng kiêu sa lộng lẫy như đang mời gọi mọi người đến thưởng thức. Trên những cánh hoa còn đọng lại những giọt sương sớm được ánh nắng chiếu vào lấp lánh kim cương trông thật đẹp mắt. Rồi những bông cúc vàng cũng nghiêng mình trước gió. Hương thơm dịu nhẹ của các loài hoa hòa quyện với nhau khiến ta cảm thấy rất thoải mái.
Lát sau, mặt trời đã như một quả cầu lửa từ từ lên cao ban phát những tia nắng ban mai xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Cái nắng ấy làm cho ta cảm thấy dễ chịu chứ không chói chang, gay gắt như nắng của buổi trưa. Lúc này các bạn học sinh đã đến đông đủ. Thầy cô giáo sải bước trên sân trường, gặp học sinh của mình thì mỉm cười đầy trìu mến. Tà áo dài của các cô bay bay trong gió. Tùng…tùng…tùng, thế là giờ học lại bắt đầu, không khí bên ngoài sân trường lại trở nên tĩnh mịch. Và em phải bước vào lớp để chuẩn bị cho tiết học đầu tiên.
Được ngắm nhìn quang cảnh trường trước giờ học thật thích thú. Cũng chính mái trường này đã chắp ánh mơ ước cho bao thế hệ học sinh bay cao, bay xa hơn đến những chân trời mới
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Bài 2:
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
mùa thu đã đến gió thì hanh heo, sương mù dày đặc,gió hiu hiu mát lạnh, bầu trời có những biểu hiện như thế là đã đến ngày khai trường. Đối với em ngày khai trường là ngày tuyệt vời và ý nghĩa nhất.
trước cổng trường là băng- rôn mang dòng chữ chào mừng năm học mới 2018-2019. phía trên cổng có những lá cờ sắc màu. giữa sân là lá cờ đỏ thắm.sự nôn náo háo hức của mọi người thể hiện trên những khuôn mặt của toàn thể học sinh trường Th Hồng Sơn 4. trang phục trường em là áo trắng và quần xanh rất giản dị nhưng rất đẹp.đúng 8 giờ thì cô phụ trách tuyên bố buổi lễ khai trường xin bắt đầu. đầu tiên là lễ chào cờ tất cả các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo đứng lên làm lễ, lúc này không khí bỗng nghiêm trang khác lạ. cả trường hát bài quốc ca và đội ca vang lên.Tiếp theo thầy giám hiệu đọc diễn văn lễ khai giảng. Phát động phong trào như:phòng chống ma túy, không uống rựu bia, không hút thuốc lá, phòng chống bạo hành học đường,.... Tiếp tục trương trình là thầy hiệu trưởng lên đánh anh trống để trai trường. khi đã đánh trống thì tiếp là lễ văn nghệ của các bạn của các chi đội.khi lễ văn nghệ xong thì có thêm một bác trưởng thôn đến dự buổi lễ và nêu diễn văn về ngày khai trường. và cuối cùng là chào cờ và các bạn ra về.
khi ra về cô giáo còn dặn dò cho học sinh của lớp mình đi dọn dẹp rác và xếp ghế lại.
tuy hôm ấy thật ngắn ngủi nhưng đó là kỉ niệm ngày khai trường của bọn em. em rất yêu quí ngôi trường của em. cho dù ngôi trường khác có đẹp hơn hay thế nào thì em vẫn yêu mến trường em
tên bảo hân
thôn 1
xã hàm đức
huyện hàm thuận bắc
tỉnh bình thuận
sdt 0917137762 nhé bạn cứ viết thế là bưu điện sẽ biết
mình có mất tiền gì ko
Đề 2:
Ánh trăng luôn là đề tài bất tận của những nhà thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Mỗi ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Tùy vào ánh nhìn của từng người và ý nghĩa của ánh trăng lại hiện lên một cách khác nhau. Có những khi, ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của những nhà thơ yêu thiên nhiên bởi ánh trăng khi đổ xuống vạn vật chúng tạo nên những dòng suối vàng, tưới vào lòng người những ánh vàng, làm cho bao nhiều mệt mỏi như tan biến. Trong cuộc sống, , đã từng có rất nhiều nhà thơ cũng dùng ánh trăng để diễn tả tình cảm của mình, ví như ánh trăng tỏng những câu thơ của Lí Bạch để nhớ tới cố hương. Và với em, bài thơ” Cảnh khuya” của hồ chí minh là một trong những bài thơ hay nhất. bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của người thi sĩ đã lay động vào tận trong tâm khảm của mỗi người.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp so sánh. Giữa khung cảnh thiên nhiên, tiếng suối róc rách chảy trong cái tĩnh lặng của cả không gian được tác giả miêu tả như tiếng hát nơi xa xa. Tác giả gọi đó là tiếng hát bởi tiếng suối vang một cách có nhịp điều, cộng thêm tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả thì những âm thanh đó đã trở thành vẻ đẹp của âm thanh, của cả thiên nhiên giữa vùng rừng núi hoang sơ. Hoàn cảnh diễn ra bài thơ là khi tác giả đang sống tại vùng núi rừng Việt Bắc, hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp. Đây là khoảng thời gian chiến đấu ác liệt. Thế nhưng trong điều kiện gian khổ như vậy, nhưng tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên chưa bao giờ cạn Nhìn cảnh sắc buổi đêm trong rừng, vốn dĩ chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh hoang vu, lạnh lẽo, cây cối mọc rậm rạp và có gì đó đáng sợ. Thế nhưng, qua những vần thơ của Bác, hình ảnh của cả khu rừng lại hiện lên một cách đầy thi vị, đầy sức sống mãnh liệt qua con mắt của những nhà thơ.
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa
Đây là câu thơ có giá trị nhất trong cả bài thơ. Cả cánh rừng như đang được tắm trong ánh trăng vàng lộng lẫy, vàng ấm áp. Hình ảnh hiện lên trong mắt người đọc một cách thật tự nhiên. Câu thơ có thể hiểu bằng hai cách. Cách thứ nhất đó là những giọt vàng chiếu xuống cả cánh rừng, ánh trăng vào rơi xuống tán cây cổ thụ. Nhưng giữa những tán lá lại có những khe hở, ở đó, những ánh trăng vàng lại tiếp tục soi bóng xuống những bông hoa nhỏ hơn ở phía dưới tán cây. Từng lớp, từng lớp hiện lên như hai lớp trăng vàng nhuộm lên những nhánh cây, nhánh cỏ. câu thơ đã được tác giả sử dụng những biện pháp lấy động để tôn lên vẻ đẹp của cái tĩnh. Những điều đó đã khiến cho hình ảnh của cánh rừng Việt Bắc càng hiện lên một cách rõ ràng và sinh động. cách hiểu thứ hai của câu thơ trên, vẫn là những ánh trăng vào chiếu xuống tán cây cổ thụ, , sau đó, những bóng cây ấy in xuống mặt đất, tạo thành những hỉnh ảnh trên nền đất giống như hình ảnh của những bông hoa hiện lên một cách thật đẹp, thật tự nhiên. Và ngẫu nhiên, vào giữa buổi khuya tĩnh lặng, chúng ta lại được nhìn thấy những bông hoa được tưới đẫm ánh trăng vàng. . không chỉ là hình dạng đẹp, câu thơ còn như vẽ lên trong mắt người đọc những sắc màu vẽ, những khối màu do tạo hóa tao nên một cách tự nhiên và vẫn hiện lên thật là đẹp. có màu vàng của ánh trăng, màu đen của bóng cây in xuống mặt đất và màu xám của những khoảng màu bị lồng vào nhau. Tự nhiên như là người thợ tài ba đã vẽ nên những hình ảnh trong không gian tĩnh lặng, một cách ngẫu nhiên nhưng lại đẹp vô cùng.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nếu như hai câu thơ đầu là hai câu thơ tập trung miêu tả cảnh thì hai câu thơ tiếp theo lại miêu tả con người. Giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp, mĩ lệ ấy hiện lên hình ảnh của một người. Và đó chính là tác giả của bài thơ- chính là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Giữa những lúc việc kháng chiến vẫn còn đang đè nặng lên tâm trí thì Người vẫn chưa thể ngủ được. Hình ảnh của con người ấy tuy chỉ có một mình nhưng không hề cô độc bởi Người vẫn còn có ánh trăng, , có cỏ cây hoa lá bầu bạn với mình. Trong khung cảnh ấy, đáng lẽ ra Người phải rất vui mừng khi được chứng kiến những cảnh tượng của thiên nhiên kì vĩ. Thế nhưng dù hình ảnh của thiên nhiên có đẹp nhưng trong tâm trí của người nghệ sĩ thì những lo toan dành cho cuộc kháng chiến sắp tới. nỗi lo nước nhà đè nặng lên đôi vai của người làm cho Người không thể nào có thể hoàn toàn đắm chìm trong cảm xúc của người nghệ sĩ được.
Tóm lại, tuy chỉ với bốn câu thơ nhưng bài thơ đã hiện lên trong lòng người đọc không chỉ là không gian núi rừng Việt Bắc hùng vĩ mà còn là hình ảnh của Bác Hồ- vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Qua đây, chúng ta lại càng cảm mến và biết ơn với những hi sinh mà Người dành cho dân tộc.
Bài làm
“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:
Bước đến đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.
Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :
Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.
Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.
“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
Khẳng định lại cảm xúc với khu vườn ở quê.
Dàn ý đó thiên về tả và kể rồi bạn ạ! (có mỗi MB và KB là biểu cảm) Đây là đề văn thuộc ptbđ là biểu cảm nhé!
đây nhé :
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
hay :
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
thế thui chị hơi mệt
đây nhé :
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
hoặc là : Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
hay :
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
thế thui chị hơi mệt
Trong một năm học có rất nhiều ngày chủ điểm nhưng có lẽ ngày chủ điểm ý nghĩa nhất chính là Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong không khí xao động của ngày 20/11, hẳn là không ít các bạn học sinh lại ngồi lại suy ngẫm về thầy cô giáo. Tôi cũng vậy. Vô vàn kí ức lại tràn về không thể tả hết. Tôi quên làm sao được những lúc cô tôi đứng trên bục giảng, giảng bài từng li từng tí. Tôi nhớ làm sao những lúc bụi phấn cứ nhè nhẹ bay bay để rồi lắng lại rơi trên mái tóc yêu thương kia của thầy cô. Lúc ấy, tường chừng như thầy cô già đi nhanh quá. Thật sự, đối với tôi mà nói học ai thì học nhưng học thầy cô là trên hết. Tôi vẫn còn nhớ rõ những bí quyết mà thầy cô dạy, những vườn văn chương thầy cô đưa đến, những công thức thú vị trong toán học dễ dàng như làm bánh. Những kí ức ấy làm sao quên được. Kỉ niệm lúc tôi bị cô đánh hay bị rày và la mắng vì tội ham chơi quên làm bài tập và cả những lúc được cô khen khi đạt loại học sinh giỏi vẫn còn đấy, vẫn in sâu trong trái tim tôi cái bóng gầy gầy, khom khom của thầy cô mỗi sớm mai soạn bài. Ngày 20/11, lòng tôi lại dậy lên một thứ cảm xúc khó tả nhưng tôi biết hẳn rằng cái cảm xúc ấy chính là lòng biết ơn, một sự tôn trong và yêu quý thầy cô-người lái đò tri thức đưa học sinh qua bến bờ thành công.
cai do clgt mt dmmm dcmm ra cau kho vai cmnr lan sau ra cau de hon nhe
Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những gây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ .Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây...Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhâu nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: Tùng! Tùng! Tùng!”, thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.
Ngày 19/5, tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã diễn ra Ngày hội STEM 2019 với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giữa cái nắng 40 độ của Hà Nội, các hoạt động Hội và Học vẫn diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.
Nét nổi bật của Ngày hội năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các “trường làng” tại Ngày hội cũng tạo một dấu ấn đặc biệt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, đây là lần thứ 4 ông tham gia sự kiện này và cảm nhận “Ngày hội ngày càng đông vui”.
Chia sẻ về chủ đề của Ngày hội năm nay, Thứ trưởng nói, trong Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên gắn với tên quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium…; và ông bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Không dự lễ khai mạc nhưng ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo - với tư cách cá nhân, đã đến thăm một số lớp học mẫu theo tiếp cận STEM trong khuôn khổ Ngày hội và trò chuyện cùng những người đứng lớp, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Ban tổ chức, cho biết.
Theo Ban tổ chức, thu hút đông học sinh nhất là những lớp học lập trình robot. Đặc biệt, 3 trong số 4 lớp học lập trình robot tại Ngày hội là do các trường làng, trường huyện của Nam Định, Lào Cai, và Điện Biên tổ chức.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa.”
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thoa, giáo viên tin học trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì cho biết, tại trường của cô cũng có rất nhiều em muốn học lập trình robot nhưng chỉ có 40 em được chọn vào CLB STEM vì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu. Nguyện vọng của trường là tìm được nguồn tài trợ ổn định hơn để các em ai cũng có cơ hội tham gia CLB STEM.
Đăng ký lớp lập trình cảm biến ánh sáng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, "Đây là lần đầu tiên em được lập trình 'cool' như thế này. Hồi cấp 1 bọn em cũng học lập trình nhưng chỉ di chuyển hình vẽ trên máy thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi".
Một hoạt động khác cũng thu hút nhiều học sinh, đặc biệt học sinh cấp 3, là tham quan các phòng thí nghiệm trong khuôn viên ĐH Khoa học tự nhiên. Tại đây, các em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ những công việc gì; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật.
Ở phần bài giảng đại chúng PGS. TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên cao cấp hạng 1 trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Kovalevskaia 2018 - đã trình bày về chủ đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các giải pháp dựa trên cộng đồng. Bài giảng của cô không chỉ cung cấp hiểu biết về tình trạng ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa ở Việt Nam mà còn chỉ ra mỗi cá nhân có thể góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm như thế nào nhờ 3 chữ T: tiết giảm, tái chế và tái sử dụng.
Tiếp theo đó, trong bài giảng “Hố đen”, TS. Phạm Tuấn Anh - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trình bày về quá trình khám phá những bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Nhà khoa học trẻ cho biết, chỉ cách đây vài chục năm, không ai tin vào sự tồn tại của hố đen nhưng ngày nay, người ta đã có cơ sở để tin rằng tồn tại ít nhất một hố đen ở tâm của mỗi thiên hà. "Đáng tiếc là, có rất ít trường đại học ở Việt Nam dạy môn thiên văn và nếu có dạy, chủ yếu dạy thiên văn cổ điển chứ không phải thiên văn vật lý với những vấn đề rất nóng hiện nay," anh nói. Bài giảng của anh đã đã khiến cử tọa, phần đông là sinh viên, vô cùng thích thú và đặt nhiều câu hỏi trở lại cho diễn giả.
Kéo dài nhất - gần 4 tiếng đồng hồ - cũng là hoạt động kết thúc Ngày hội, Hội thảo "STEM tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo" được nghe báo cáo của gần một chục thầy cô đến từ những ngôi trường đang chủ động triển khai giáo dục STEM trong điều kiện chưa có ngân sách chính thức của nhà nước ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An. Hội thảo cũng thử lý giải vì sao việc triển khai giáo dục STEM ở địa phương dường như thuận lợi hơn so với ở thành phố. Một số ý kiến cho rằng, có thể do ở thành phố, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn coi trọng việc học để lấy điểm và đi thi hơn vì vậy hoạt động giáo dục STEM, vốn còn mang nặng tính ngoại khóa, chưa trở thành ưu tiên. Hiếm có hội thảo nào về giáo dục STEM thu hút được nhiều báo cáo từ các trường ở địa phương như vậy và những báo cáo đó "giúp chúng ta nhận thấy không cần phải sợ STEM vì đó không phải cái gì khó và đắt tiền," hội thảo kết luận.