từ sang trong câu cuộc đời cách mạng thật là sang có phải là giàu sang không?.vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Câu 1:
Bác dịch những cuốn sách về kinh nghiệm của các nước ngoài về Tiếng Việt để mọi người cùng có thể hiểu
Câu 2:
Trong câu thơ cuối, nhân vật trữ tình cảm nhận cuộc đời cách mạng “thật là sang” bởi nhiều lẽ. Thứ nhất, hoàn cảnh sống ở Pác Bó rất phù hợp với cái “thú lâm tuyền” của Bác. Bác được sống giữa núi rừng, được hòa hợp với thiên nhiên cây cỏ. “Sang” ở đây không phải là sự sang trọng về vật chất mà là cái thoải mái tinh thần. Thứ hai là vì lúc này tâm trạng Bác đang rất vui vì thời cơ của Cách mạng đang đến gần, Bác vui và tự hào khi được thực hiện lí tưởng của mình. So với niềm vui lớn lao đó thì những gian khổ trong sinh hoạt chẳng có nghĩa lí gì, thậm chí nó còn trở nên sang trọng.
1. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
-Sông núi nước nam(lý thường kiệt), phò giá về kinh(trần quang khải), bánh trôi nước( hồ xuân hương), ...
2.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
3.
- Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện ở niềm vui, sự thích thú trong cuộc sống đầy gian khổ ở núi rừng: ngủ trong hang tối, ăn cháo bẹ rau măng, bàn làm việc là tảng đá chông chênh.
4.
Chọn a
Vì: Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.
5.
Chữ sang ở cuối bài thơ đã toả sáng tinh thần của toàn bài thơ. Sang ở đây không phải là vật chất sang trọng, giàu sang phú quý mà đây là cái thoải mái tinh thần, cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng
6.
– Diễn tả sâu sắc vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh: dù trong bất kì gian nan nguy hiểm nào vẫn ung dung. Với người, làm cách mạng và sống hòa nhập với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Em nghĩ rằng cái "sang" ở đây là "sang" về tinh thần được làm việc, cống hiến cho cuộc kháng chiến cứu nước. Cuộc đời ấy thật "sang" bởi đó là cuộc sống hạnh phúc của một người làm cách mạng.
Em nghĩ rằng cái "sang" ở đây là "sang" về tinh thần được làm việc, cống hiến cho cuộc kháng chiến cứu nước. Cuộc đời ấy thật "sang" bởi đó là cuộc sống hạnh phúc của một người làm cách mạng.
tham khảo
"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng"
Trong hành trình đấu tranh, chiến đấu cố gắng giữ lại những gì thiêng liêng nhất cho Tổ quốc: tự do, sung sướng,... Khi đó, Người cùng không thể tránh khỏi được những sự thiếu thốn vô cùng khi làm việc ở chiến khu Pắc Bó. Từ láy chông chênh ở đây nghĩa là không cân bằng, vững chãi, mà cũng không bằng phẳng. "Bạn đá chông chênh" gợi lên cảnh Người ngồi bên chiếc bàn đá của thiên nhiên, với cây bút và quyền sổ, Người đã dịch ra những trang sử vẻ vảng của một dân tộc anh hùng. Hình ảnh thiếu thốn điều kiện, nhưng lại gợi lên trong lòng tác giả hình ảnh ông cụ chòm râu tóc bạc phơ đăm chiêu ngồi viết bên chiếc bàn đá gợi lên cho độc giả một niềm xúc động với những câu thơ tứ tuyệt của Người.
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
"Sang" ở đây phải là điều kiện, sung túc, đầy đủ nhưng không phải vậy mà là cuộc sống với cái ăn, cái ở mang phong thái cách mạng. Sang ở đây là từ mượn, để chỉ sự lạc quan, yêu đời của Người cho dù có thiếu thốn như thế nào đi chăng nữa, một đời Người thật thanh bạch. Chính những thứ đó đã giúp Bác vững tin, chỉ đạo quân dân chiến đấu chống giặc, giữ lại niềm tự hào của một quốc gia anh hùng.
tham khảo :
Câu thơ cuối cùng trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó: “Cuộc đời cách mạng thật là sang” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Có thể nói, cuộc sống bôn ba của Bác không hề dễ dàng vì dân tộc, vì nhân dân. Cuộc đời ấy muôn vàn cay đắng, thiếu thốn. Vậy nhưng, bằng tinh thần lạc quan, bằng sự tươi vui, bằng nghị lực, Người vẫn thấy cái đẹp ở đời. Tinh thần thép trong thơ Bác làm ta thấy những câu thơ như đang bay lên, như đang bừng sáng trong từng con chữ. Cuộc đời Cách mạng sang vì niềm hạnh phúc cống hiến. Cuộc đời Cách mạng ý nghĩa vì sự hi sinh. Cuộc đời ấy dầu cho thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu có về tinh thần. Ta càng thêm hiểu, thêm thấm thía vẻ đẹp và niềm tin trong Người. Chữ sang cuối câu cũng là nhãn tự của toàn bài thơ. Sang là sự cảm nhận cuộc đời đầy tích cực, nhìn đời bàng niềm tin yêu và sống trọn vẹn với lí tưởng tuyệt đẹp!
Với Người, niềm vui lớn không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Nhà thơ luôn tìm thấy sự hài hòa tự nhiên ,thư thái, trong sạch với thiên nhiên đất trời.
Đó là sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn , gian khổ khuất phục.Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. So với niềm vui, tương lai tươi sáng của đất nước thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn.
Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn.
Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ.
TK#
Sau bao nhiêu năm bôn ba tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Là một nhân vật lịch sử lỗi lạc của dân tộc, là nhà thơ, nhà danh nhân văn hóa. Cuộc đời thơ ca của Bác luôn song hành với cuộc đời chính trị. Trong những năm gian khổ ở cuộc kháng chiến trống Pháp, làm việc trong hoàn cảnh hết sức thiếu thốn, ở hang Pác Pó, bàn làm việc chông chênh bên suối Lê – Nin. Bác đã viết những bài thơ ngấm vào máu thịt của người dân Việt Nam. Bài thơ tức cảnh Pác Pó đã diễn tả được phong thái ung dung ,tinh thần lạc quan yêu đời, "thú lâm tuyền" khoáng đạt, tươi sáng của Bác
Em tham khảo nhé !
Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.
Tham khảo:
Hai câu thơ cuối bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tâm thế hiên ngang, phong thái ung dung cùng tinh thần lạc quan của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh. Thật vậy, hai câu thơ vô cùng ngắn gọn, súc tích đã thể hiện được hình tượng của 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh gian khó:"Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng/Cuộc đời cách mạng thật là sang". Câu thơ thứ nhất đã thể hiện được hoàn cảnh và làm việc của Bác. Người đọc có thể hình dung đó là điều kiện làm việc khó khăn được thể hiện qua từ láy tượng hình đặc sắc "chông chênh". Từ láy này có 2 tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa gốc: bàn làm việc của Bác bằng đá nên gồ ghề và chênh vênh. Tầng nghĩa thứ hai là Bác ngụ ý cho con đường giải phóng dân tộc của đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách phía trước. Tuy nhiên dù là nghĩa nào thì hình ảnh Bác làm việc vẫn hiện lên ung dung, điềm tĩnh. Đây chính là phong thái của người chiến sỹ cách mạng lạc quan và dành trọn cho đất nước, non sông. Câu thơ kết thúc bài thơ "Cuộc đời cách mạng thật là sang" giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. "Sang" ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.
không vì sang trong câu đó là được cống hiến cho đất nước. Rất tự hào vì mình đã làm một phần để bảo vệ tổ quốc như một cuộc đời hạnh phúc, được sống trong yên bình, chết được tổ quốc nêu danh.