K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2024

anh ấy là một nông dân chăm chỉ, luôn cày bừa ruộng vườn và chăm nuôi cá để nuôi sống gia đình.
chú thích: từ ngữ về nông thôn: nông dân, cày bừa, chăm nuôi

 

5 tháng 2 2024

Dân cư thưa thớt.

Giải nghĩa từ thưa thớt: rất thưa và phân bố không đều nhau, chỗ nhiều chỗ ít, lúc có lúc không, gây cảm giác rời rạc

21 tháng 8 2018

Bài 1:

Tết là ngày lễ hội truyền thống lớn nhất ở Việt Nam. Đây là cơ hội để mọi người tận hưởng một khoảng thời gian vui vẻ và thư giãn cùng với gia đình và bạn bè. Có một vài điểm khác biệt giữa ngày Tết ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Ở miền Bắc, thức ăn truyền thống của ngày Tết là bánh Chưng - một loại bánh nếp hình vuông nhân thịt được gói trong lá dong. Mọi người thường mua bánh Chưng cùng với vài nhánh hoa đào như là một biểu tượng ngày Tết để trang trí nhà cửa. Ở miền Nam, mọi người xem hoa mai và bánh Tét là biểu tượng Tết. Bánh Tét cũng được làm từ nếp, và nhân phía trong có thể là đậu, chuối hoặc thậm chí là thịt. Vào đêm giao thừa, hầu hết mọi gia đình đều tụ họp để ăn bữa tối và làm nghi lễ truyền thống để tưởng nhớ đến tổ tiên. Vào ngày đầu tiên của năm, những đứa trẻ sẽ chúc những lời tốt đẹp nhất đến người lớn và nhận được tiền lì xì. Vào khoảng thời gian còn lại, mọi người có thể đi chùa để cầu những việc tốt đẹp, bình an và sức khỏe. Tết là một dịp quan trọng để gia đình và bạn bè ở gần nhau sau một năm làm việc vất vả, và nó cũng tiếp thêm động lực để chúng ta có thể cố gắng nhiều hơn trong năm sau.

Bài 2: 

a) Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

b) Trạng từ có 8 loại, đó là: Trạng từ chỉ cách thức; Trạng từ chỉ thời gian;Trạng từ chỉ tần suất;Trạng từ chỉ nơi chốn;Trạng từ chỉ mức độ;Trạng từ chỉ số lượng;Trạng từ nghi vấn;Trạng từ liên hệ:

c) Dấu gạch ngang có 4 tác dụng, đó là:

- Đánh dấu bộ phận giải thích.

- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

- Dùng liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng.

- Nối các bộ phận trong liên danh.

14 tháng 1 2022

TL

Bác Hồ, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một người rất giản dị

Quê hương, một nơi tôi sinh ra và lớn lên, là một nơi rất giản dị nhưng lại chứa đầy tuổi thơ của mỗi con người.

HT nhé

Bài thơ mùa hè của bé là những suy nghĩ ngây thơ, trong sáng của một đứa trẻ về mùa hè. Ban đầu em bé tưởng tượng mùa hè là mùa của những chú ve. Những người nghệ sĩ ấy đã biến cả đất trời thành sân khấu để trình diễn những bản hòa tấu độc đáo của mình. Sau đó lại tiếp tục là câu hỏi mùa hè là gì. Với em bé ( trạng ngữ ), mùa hè để rong chơi đắm chìm trong biển xanh bờ cát trắng tại quê ngoại mến thương. Em bé rất thích mùa hè trái tim không thể ngừng rộn ràng ( từ láy ), đôi chân nhịp nhàng, mở rộng vòng tay tận hưởng mùa hè vui vẻ của mình. Cả bài thơ là những suy nghĩ rất ngây thơ của một đứa trẻ nhưng sâu trong đó ta thấy được niềm vui của một đứa trẻ khi mùa hè về. 

18 tháng 12 2018

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Phân loại

DT chỉ khái niệmĐạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…

DT chỉ đơn vịÔng, vị (vị giám đốc),  ( Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''

Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.

Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)

Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:

DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).

DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )

DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.

+ DT chỉ hiện tượng:

Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắngsấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưaánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)

+ DT chỉ khái niệm:

Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…

+ DT chỉ đơn vị :

Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:

- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…

- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…

- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...

- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…

- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chứcxóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…

18 tháng 12 2018

Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạyđiđọc), trạng thái (tồn tạingồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.

21 tháng 11 2021

So sánh:

Trời hôm nay dù đã sang đông nhưng vẫn nắng như những ngáy hè

Ẩn dụ: 

Trời nắng giòn tan những ngày cuối tuần

21 tháng 11 2021

Biện pháp so sánh:

 Thầy cô như người lái đò dẫn lối chúng em đến bến bờ tri thức.

Biện pháp nhân hóa:

 Những chú ve sầu tạo nên bản hòa ca báo hiệu mùa hè đến.

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo

8 tháng 2 2022

Tham khảo
Bác Hồ
 là một tấm gương sáng về mọi mặt cho chúng ta noi theo, đặc biệt là học tập. Là con trai của một gia đình sĩ phu yêu nước, sớm có chí trả thù giặc, em bé Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên đến năm hơn mười tuổi đã tham gia cách mạng. Khi được hai mươi mốt tuổi lấy tên Văn Ba chàng thanh niên mảnh khảnh ngày xưa đi làm phụ bếp, thăm dò tình hình chính trị Pháp. Đi qua bao nhiêu quốc gia, Bác Hồ biết được tiếng và nói thành thạo được ngôn ngữ của quốc gia đó. Không những thế, Bác còn học được tiếng của các dân tộc thiểu số trong nước. Chúng ta không thể ngờ, một người cao quý như Bác lại có chí lớn như vậy. Người vẫn sáng mãi trong chúng ta với cương vị thầy giáo, cha già.