- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Găng Văn-giăng (Jean Valjean), một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ bị đói. Ra tù, anh bị xã hội xua đuổi. Được đức Giám mục Mi-ri-en (Myriel) cảm hóa, Văn-giăng coi tình thương là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên à Ma-đơ-len (Madeleine), trở thành...
Đọc tiếp
- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Găng Văn-giăng (Jean Valjean), một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ bị đói. Ra tù, anh bị xã hội xua đuổi. Được đức Giám mục Mi-ri-en (Myriel) cảm hóa, Văn-giăng coi tình thương là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên à Ma-đơ-len (Madeleine), trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm nhiều việc thiện, trong đó có việc muốn cứu vớt Phăng-tin (Fantine) – cô thợ nghèo – người đã có con với Tô-lô-mi-ét (Tholomyes) nhưng bị hắn ruồng bỏ. Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh túng quẫn, phải làm gái bán dâm,…Khi muốn quay về quê để tìm việc làm, do muốn giấu giếm đoạn đời sa ngã của mình, nàng đã nhờ gia đình Tê-nác-đi-ê (Thenardier) – chủ quán trọ - nuôi họ con gái là Cô-dét (Cosette) và trả tiền mỗi tháng. Nhưng nàng đã “gửi trứng cho ác”, phải bán tất cả để nuôi con. Khi lâm bệnh nặng, Phăng-tin đã nhờ Giăng Van-giăng tìm và chăm sóc Cô-dét. Tuy nhiên, gã thanh tra Gia-ve (Javert) đã truy ra gốc tích của Ma-đơ-len, khiến ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại Cô-dét.
Sau đó, Giăng Van-giăng vượt ngục và nhiều lần thay tên đổi họ. Có lần Giăng Van-giăng đã lên chiến lũy khi nhân dân Pa-ri (Paris) nổi dậy chống chính quyền của giai cấp đại tư sản. Ở đó, ông tìm Ma-ri-uýt (Marius), người yêu của Cô-dét, gặp chú bé Ga-vơ-rốt (Gavroche), một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Cũng tại đây, ông đã gặp lại Gia-ve. Theo lệnh của quân cách mạng, Giăng Van-giăng mang Gia-ve đi xử bắn, song lại lẳng lặng tha cho hắn. Rồi Gia-ve trở lại bắt ông, khi thấy Giăng Van-giăng xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng sau, lần đầu tiên Gia-ve cảm thấy bị mất phương hướng và đã nhảy xuống sông Xen (Seine) tự tử. Giăng Van-giăng lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi lứa đôi đã sum họp, ông lánh mình, sống trong đơn côi.
Tác phẩm Những người khốn khổ được chia làm năm phần. Đoạn trích Tấm lòng người mẹ nằm ở phần thứ nhất.