K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy

- Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”

→ Thể hiện sự cảm thông, thương cho số phận của chàng trai, một tình yêu trong sáng, mãnh liệt nhưng không được đáp lại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Khi ở nhà chồng, tình cảnh của cô gái lầm vào bi thảm. Cô bị người chồng đánh đập, hành hạ dã man, tàn bạo, người chồng “trợn mắt ra tay”, “vụt tới tấp” khiến cô “ngã lăn chiêng”, “ngã lăn đùng”, “ngã không kịp chống kịp gượng”.

- Thái độ, cử chỉ của chàng trai khi chứng kiến cảnh ấy:

+ Anh đã đỡ chị dậy, phủi áo, chải đầu, búi tóc hộ, nấu thuốc cho chị…

+ Anh đã trở thành chỗ dựa tinh thần của chị. Sau đó chàng trai đã vì xót xa cho cô gái mà quyết tâm sẽ đón cô về đoàn tụ với mình.

Khi ở nhà chồng, cuộc sống của cô gái vô cùng khốn khổ. Hằng ngày bị bạo lực gia đình. Mẹ chồng căm ghét ghét sai con trai đánh cô gái và cô gái cũng  bị chồng đánh đập dã man.

Khi chứng kiến tình cảnh của cô gái bị chồng đánh, anh đã chạy lại ân cần đỡ cô dậy và an ủi cô. Anh đi chặt tre về làm thuộc giúp cô gái tự vệ.

=> Chàng trai rất yêu thương cô gái dù cô đã con với người chồng mình không yêu thương. Anh xót xa, bẽ bàng cho tình yêu của mình và cô và quyết tâm đưa cô trở về. Anh giống như một điểm tựa tinh thần giúp cô gái vượt qua cuộc sống địa ngục

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
25 tháng 7 2017

Diễn biến tâm trạng của chàng trai:

   + Đau xót khi phải tiễn người yêu về nhà chồng

   + Gọi người yêu thân mật “người đẹp anh yêu”

   + Khẳng định tình yêu thắm thiết trong anh

   + Đôi lúc tình cảm của Anh mâu thuẫn với hiện thực Chị đang theo chồng.

- Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài thời gian

   + Cho anh kề vóc mảnh, quấn quanh vải ủ lấy hương người, lửa đượm xác hơi.

   + Anh bồng nựng con của cô gái “con rồng, con phượng” như chính con của mình

- Anh xót xa nói tới nguyện ước chung thủy, son sắt: “đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi mùa nước đỏ cá về… chim tăng ló gọi hè”

Không lấy nhau được mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.

Không lấy nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bụa về già”

→ Lời nói nghe ai oán, não nùng khi những lời quyết tâm được thốt ra chứa chan nước mắt, ẩn chưa trong đó quyết tâm sắt đá của hai người yêu nhau

4 tháng 9 2019

Tâm trạng và hành động của cô gái trên đường về nhà chồng biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái:

- Chàng trai dùng dằng muốn níu kéo giây phút cuối hai người được ở bên nhau.

- Chàng cảm nhận được sự lưu luyến của cô gái, khi cô chùng chân bước:

   + Vừa đi vừa ngoảnh lại, vừa bước vừa ngoái trông

- Cô gái đưa ra những lý do chính đáng chờ đợi chàng trai:

   + Chân bước xa lòng càng nhớ

   + Em từng ngắt lá ớt ngồi chờ/ Tới rừng lá ngón ngóng trông

- Chàng trai bằng tình yêu dõi theo, cảm nhận từng bước chân ngập ngừng của cô gái

→ Cô gái sống trong sự dằn vặt, đau khổ khi chia xa, ngăn cách, tất cả không thốt nên lời chỉ thông qua cảm nhận nơi chàng trai. Giữa hai người có sợi dây tình cảm bền chặt, tình nghĩa.

1 tháng 5 2023

Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét. Bởi lẽ ngay từ những ngày mới giác ngộ cách mạng đường thơ của Tố Hữu đã thể hiện được những tư tưởng cá nhân tích cực, tươi đẹp của một con người đang ủng hộ cách mạng bằng cả tâm hồn, từ đó dần mở ra một cánh cửa tươi sáng dẫn tác giả từ cái tôi cái nhân mạnh mẽ sang tập trung, hòa vào cái ta chung của cộng đồng rộng lớn. Trở thành một nhà thơ của cách mạng, gắn bó sâu sắc và chặt chẽ với từng chặng đường cách mạng của dân tộc từ những khi mới nhen nhóm cho tới khi thắng lợi hoàn toàn.

T.Lam

11 tháng 2 2018

a, Đáp án A

Tuyên bố giao tranh với quỷ Ra-va-na để cứu Xi-ta vì danh dự của chàng bị xúc phạm (Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng của ta)

b, Đáp án C

Để giữ danh dự của dòng tộc cao quý, Ra-ma chấp nhận hy sinh hạnh phúc cá nhân (Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản vì mụ ta là vật để yêu thương)

   + Chàng cũng không chịu được khi nghĩ tới việc Xi-ta “bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na”, từ ghen tuông thành ngờ vực

c, Những từ ngữ lặp lại trong lời nói của Ra-ma chứng tỏ tâm trạng của chàng:

   + Ra- ma thẳng thắn, dứt khoát trong lời nói của bản thân