K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lí do: Những bất cập của triều đại mới, triều đại gặp nhiều khó khăn nên đòi hỏi sự trợ giúp của nhiều bậc hiền tài.

- Mục đích: Kêu gọi các hiền tài khắp mọi nơi cởi bỏ tị hiềm, gắng đem hết tài sức của bản thân ra giúp vua trong sự nghiệp chấn hưng đất nước.

18 tháng 8 2019

Chiếu cầu hiền được sáng tác nhằm thuyết phục kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn.

Đáp án cần chọn là: D

13 tháng 12 2018

Cậu đọc học để lsmf gì học cho ai ik

3 tháng 3 2018

Đáp án: D

*Trác nhiệm*C1:Mục tiêu ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?C2:Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe tin nghĩa quân Tây Sơn trỗi dậy?C3:Mục đích của Chiếu Khuyến Nông là gì?C4:Vua Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh làm gì để phát triển?C5:Nguyễn Nhạc đã đối phó như thế nào khi phía Bắc có quân Trịnh , phía Nam có quân Nguyễn?C6:Tại Sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm nơi tuyên chiến với địch?C7:Vua Quang Trung đã làm gì...
Đọc tiếp

*Trác nhiệm*

C1:Mục tiêu ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

C2:Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe tin nghĩa quân Tây Sơn trỗi dậy?

C3:Mục đích của Chiếu Khuyến Nông là gì?

C4:Vua Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh làm gì để phát triển?

C5:Nguyễn Nhạc đã đối phó như thế nào khi phía Bắc có quân Trịnh , phía Nam có quân Nguyễn?

C6:Tại Sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm nơi tuyên chiến với địch?

C7:Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?

C8:Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút?

C9:Tại sao năm 1788 nhà Thanh cử Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?

C10:Mục đích của Viện Trùng Chính là gì?

C11:Nhà Lê đã tổ chức được bao nhiêu khoa thi?

C12:Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được tổ chức hoàn chỉnh nhất dưới đời vua nào?

C13:Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông giúp tập trung quyền lực tối đa vào tay vua?

C14:Câu nói”Một thước núi,một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ” là của vị vua nào?

C15:Lời căn rặn trên thể hiện điều gì?

C16:Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức là gì?

C17:Chính sách chia ruộng đất của nhà Lê là gì?

C18:Biện pháp khôi phục,sản xuất nông nghiệp của nhà Lê?

C19:Tại sao tầng lớp thương nhân và thợ thủ công lử thời Lê không được coi trọng?

*Tự luận*

C1:Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ ở những điểm nào?

C2:Nêu nội dung bộ luật Hồng Đức và những điểm tiến bộ của nó?

C3:Những cống hiến của vua Quang Trung trong giai đoạn 1771->1792?

C4:Biện pháp của vua Quang Trung để xây dựng kinh tế phát triển,xây dựng văn hoá,củng cố an ninh toàn phòng?

1
7 tháng 4 2021

Giúp mình trước 6h tối nhá

13 tháng 3 2023

Điểm chung là đều làm rõ việc mục đích và tác dụng cũng như hướng dẫn cách tự học và đọc sách.

Để đạt được mục đích đó tác giả cần đưa ra luận điểm và dẫn chứng, lí lẽ làm rõ cho luận điểm đó, thuyết phục người đọc, người nghe.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

- Điểm chung của hai văn bản: đều thể hiện rõ ý kiến, quan điểm của các tác giả đối với vấn đề cần bàn luận (việc đọc sách và tự học).

- Để đạt được mục đích, các tác giả ấy đã sử dụng kiểu văn bản nghị luận:

+ Nghị luận về một vấn đề trong đời sống để bộc lộ rõ ý kiến khen, chê hoặc đồng tình hay phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận. + Việc trình bày những lí lẽ, bằng chứng cũng phải mạch lạc, logic để thuyết phục người đọc, người nghe. 

+ Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.

Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sauCâu 1: Mục đích của thể chiếu khi viết ra là gì?Câu 2: "Chiếu dời đô" được sáng tác năm nào ?Câu 3: Bố cục của bài "Chiếu dời đô" gồm mấy phầnCâu 4:  Ý nào nói đúng nhất đặc điểm nghệ thuật nổi bật của áng văn chính luận "Chiếu dời đô" ?Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là gì?Câu 6: Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô" ?Câu 7:...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Mục đích của thể chiếu khi viết ra là gì?

Câu 2: "Chiếu dời đô" được sáng tác năm nào ?

Câu 3: Bố cục của bài "Chiếu dời đô" gồm mấy phần

Câu 4:  Ý nào nói đúng nhất đặc điểm nghệ thuật nổi bật của áng văn chính luận "Chiếu dời đô" ?

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là gì?

Câu 6: Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô" ?

Câu 7: Câu "Trẫm rất đâu xót về việc đó, không thể không dời đổi." xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Thuộc kiểu hành động nói nào?

Câu 8: Tìm câu văn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn trong văn bản

Câu 9: Ttừ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô” nghĩa là gì?

Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

     "Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt và nghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khoá và cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng."

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên

Câu 2: Tìm và phân tích câu ghép có trong đoạn

Câu 3: Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại gì?

Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ "ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn"

Câu 5: Qua những cảnh báo trong đoạn trích, em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 6: Thói quen sử dụng các thiết bị thông minh một cách tràn lan đang gây ra  những  "tác dụng ngược" cho con người, đặc biệt là giới trẻ. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề sử dụng các thiết bị điện tử thông minh của học sinh hiện nay.

#Cảm ơn mn

1
30 tháng 6 2021

THAM KHẢO

Bài 1: Đọc và trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Mục đích của thể chiếu khi viết ra là gì?

 Ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

Câu 2: "Chiếu dời đô" được sáng tác năm nào ?

Thiên đô chiếu (chữ Hán: 遷都詔) tức Chiếu dời đô là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ 15 trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư ra Đại La.

Câu 3: Bố cục của bài "Chiếu dời đô" gồm mấy phần

*Bố cục bài chiếu gồm 3 phần:

Từ đầu → "không thể không dời đổi": Cơ sở lịch sử và thực tiễn của việc dời đô. – Phần 2. Tiếp theo → "đế vương muôn đời": Đưa ra lý do chính để chọn Đại La làm kinh đô.

Câu 4:  Ý nào nói đúng nhất đặc điểm nghệ thuật nổi bật của áng văn chính luận "Chiếu dời đô" ?

+ Lập luận giàu sức thuyết phục.

+ Kết cấu chặt chẽ.

 

Câu 5: Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là gì?

 Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Chiếu dời đô" là  :Nghị luận

Câu 6: Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô" ?

Nội dung của văn bản "Chiếu dời đô : Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

Câu 7: Câu "Trẫm rất đâu xót về việc đó, không thể không dời đổi." xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu nào? Thuộc kiểu hành động nói nào?

kiểu câu : Trần thuật 

thuộc hành động  : trình bày

 

Câu 8: Tìm câu văn trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của Lí Công Uẩn trong văn bản

Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Câu 9: Ttừ “thắng địa” trong “Chiếu dời đô” nghĩa là gì?

Là nơi có phong cảnh và địa thế đẹp

bài 2

câu 1

PTBĐ : nghị luận

câu 2

 

Chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích và tồn tại:

- Lợi ích: thoải mái chia sẻ cuộc sống cá nhân.

- Tồn tại:

+ Càng kết nối, càng online thì con người cảng cô đơn hơn.

+ Sự tương tác hời hợt và vội vã trên mạng xã hội làm con người thấy trống vắng, không tìm được cảm giác quan tâm thật sự.

+ Sự hạn chế trong giao tiếp vì thời gian dành cho cuộc sống ảo quá nhiều.

+ Sự so sánh, đố kị khi nhìn ngắm cuộc sống trên mạng xã hội dẫn đến cảm giác bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác.

=> Cuộc sống ảo trên mạng xã hội chi phối làm cho con người dường như tê liệt trong cuộc sống thực tế. Con người chạy trốn bản thân mình, sống cuộc sống trong đám đông hỗn loạn trên mạng xã hội.

câu 3

- Tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay hay một tác phẩm nghệ thuật lớn”, vì:

+ Khi đúng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, con người được tiếp nhận, thẩm thấu những cái hay, cái đẹp của tự nhiên và nghệ thuật. Chính điều đó giúp cho tâm hồn con người được thanh lọc, cảm thấy thảnh thơi, thêm yêu cái đẹp và yêu cuộc sống.

+ Những trải nghiệm trên mạng xã hội không cho ta những cảm giác trên mà chỉ đem đến cho ta sự bứt rứt, xáo trộn, ghen tị với cuộc sống của người khác, làm ta trở nên nhỏ nhen, thấy mình bất hạnh, thiếu thốn. Trong một thế giới ảo hỗn độn ấy, con người không tìm thấy sự sẻ chia, quan tâm thật sự mà chỉ là sự tương tác hời hợt giữa những người xa lạ. Chính vì vậy, càng đi sâu vào cuộc sống ảo, con người càng cảm thấy thiếu thốn, trống trải, cô đơn mà không bao giờ có được cảm giác “đầy đặn” như khi đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn.

câu 4

Qua những cảnh báo trong đoạn trích, em rút ra bài học :

+ Đừng tự mình chạy trốn bản thân, đừng rơi vào thế giới hỗn độn của mạng xã hội. Bởi lẽ, càng kết nối, càng online, càng đắm chìm trong thế giới ảo thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn.

+ Bình tâm hơn giữa đời thực: quan tâm đến những mối quan hệ thực tế, đến gia đình, người thân; cùng nhau trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay vì thời gian căm tức, đố kị, ghen ghét… với những thứ xa lạ ở thế giới ảo.

⟹ Đã tới lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ sự chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh

câu 6 THAM KHẢO

 

Gợi ý

– Khoa học công nghệ hiện nay càng ngày càng cho ra đời nhiều hơn những thiết bị thông minh phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Chưa bao giờ con người lại được sống giữa nhiều tiện nghi như vậy, tưởng như muốn gì là có, cần gì là được đáp ứng. Cuộc sống trở nên dễ chịu, dễ dàng. “Chất lượng cuộc sống” trở thành một cụm từ hay được nhắc đến như một “điều kiện cần” để đánh giá mức độ hạnh phúc, mức độ hưởng thụ của con người hiện đại.

– Từ thông minh trong cụm từ “thiết bị thông minh” muốn nói tói những tính năng đặc biệt, tiên tiến của các thiết bị mà con ngưòi tạo ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Mọi vật dụng mà chúng ta cần đến đềú được chế tạo hướng đến sự “thông minh”, có thể làm hộ con người được rất nhiều việc. Chúng ta có nhà thông minh, tấm lọp thông minh, vô vàn thiết bị điện và điện tử thông minh. Chiếc điện thoại quen thuộc cũng là điện thoại thông minh, ngoài các tính năng thông thường còn có những tính năng của một laptop, có thể dùng để thực hiện nhiều công việc, dù ta đang ở nơi nào…

– Sự thông minh của thiết bị thể hiện sự thông minh của con người trong hoạt động khám phá và sáng tạo. Chúng ta đang thực sự tạo ra một môi trường sống mới cho con ngưòi, đem đến một sự “bổ sung” quan trọng và cần thiết cho môi trường sống cố hữu, quen thuộc. Tuy nhiên, ở đây không phải không xuất hiện những vấn đề đáng suy nghĩ: là sản phẩm được chúng ta tạo ra, nhưng đến lượt mình, các thiết bị thông minh cũng đang nhào nặn lại chúng ta, bắt chúng ta phải thích ứng với nó, thậm chí lệ thuộc vào nó. Ta đã thấy nhiều người quá ỷ lại vào thiết bị, ít vận động, động não trong hoạt động thực tiễn. Cũng có quá nhiều bạn trẻ mắc chứng nghiện điện thoại, chỉ mải mê “giao tiếp” với điện thoại mà quên giao tiếp thực vói cuộc đời xung quanh… Do những điều đó, con người tưởng có thể làm chủ được mọi thứ mà nhiều khi lại trở nên bị động, thụ động, yếu ớt, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

– Việc sử dụng thông minh những thiết bị thông minh, vì vậy, đang trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi chúng ta. sử dụng thông minh không có nghĩa là không sử dụng hay là từ chối các tiện nghi, từ chối những tiện ích của đồ dùng. Trong thời đại ngày nay, tinh thần khắc kỉ khó có thể được đánh giá tích cực. Vậy vấn đề ở đây là phải xây dựng cho được thái độ chủ động trong việc sử dụng những phương tiện, tiện nghi làm việc. Chúng ta là ông chủ chứ không phải là nô lệ của những đồ dùng, thiết bị do chúng ta tạo rạ. Nhân cách, trí tuệ, cảm giác của chúng ta cần được xây dựng theo cả những cách cổ điển. Kho cảm giác của chúng ta về cuộc đời, kí ức của chúng ta về lịch sử không thể bị đồng hoá bởi bộ nhớ của thiết bị. Xúc cảm của chúng ta đòi hỏi được bộc lộ trực tiếp trước những đối tác, đối tượng cụ thể ngoài đời chứ không đơn thuần trước những đối tượng ảo trong thế giói ảo, dù sự phân định thật, ảo bây giờ rất tương đối do biên giới của chúng thường xê dịch không ngừng.

– Khó mà có được một chỉ dẫn cụ thể về vấn đề: Thế nào là sử dụng thông minh những thiết bị thông minh? Thiết bị vốn hết sức đa dạng và những trường hợp sử dụng thiết bị cũng hết sức đa dạng. Mỗi người, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng, trên cơ sở nhận thức được rằng: phẩm chất thông minh nơi mỗi con người luôn gắn liền với khả năng làm chủ những công việc, những .tình huống mà mình đối diện, làm chủ những thiết bị mà mình đang sử dụng nhằm đạt một kết quả tốt đẹp nào đó.


 

14 tháng 3 2018

Bố cục:

- Phần 1(Từ đầu đến “…người hiền vậy”): Mối quan hệ giữa hiền atfi và thiên tử

- Phần 2 ( Tiếp đến “…hay sao?”): Thực tại và nhu cầu của thời đại

- Phần 3: (Còn lại) : Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung

2 tháng 10 2023

tham khảo

- Mục đích của văn bản này là cho mọi người, nhất là thế hệ về sau biết và nhớ tới công lao to lớn của anh hùng đã hi sinh thân mình gìn giữ bảo vệ Tổ Quốc, có được cuộc sống ấm no như ngày nay.

- Những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó:

Lí lẽ

Bằng chứng

Ở đâu trên đất Việt Nam cũng có những câu chuyện về sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn vì cộng đồng

Người ở vùng quê, người ở phố đều sẵn sàng xả thân khi Tổ Quốc lâm nguy

Ở đâu trên đất Việt Nam cũng có những anh hùng liệt sĩ xả thân vì dân tộc

Tây Bắc, Việt Bắc đến miền Trung, Nam Bộ, Tây Nguyên… đường Trường Sơn đến biển Đông, trên không

Cách hi sinh vì nghĩa lớn của dân ta cũng thật đáng tự hào

Ra pháp trường vẫn lạc quan tin vào chiến thắng; bị bắt đi đày, tra tấn vẫn một lòng trung kiên; chiến sĩ ôm bom ngăn giặc; chiến sĩ làm cọc tiêu bên bom nổ chậm…