K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2022

Tham khảo: Sau khi học xong văn bản Lặng lẽ Sa Pa, nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc khó quên. Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”Dù cho công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn.Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường,nhỏ bé so với bao ngừơi khác.Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay.Với truyện ngắn này ,phải chăng nhà văn muốn khẳng định:Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu,hy sinh lớn lao và thầm lặng?Những con người cần mẫn,nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng,thật đáng tin yêu .

19 tháng 3 2023

mng giúp e vs ạ

11 tháng 10 2021

5 câu tiếp theo:

"Chị em thơ thẩn dan tay ra về
     Bước dần theo ngọn tiểu khê,
 Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
     Nao nao dòng nước uốn quanh,
 Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"

Tham khảo:

Hội tan sao chẳng buồn? có thể nói sáu câu trên đã diễn tả sâu sắc cảnh chị em Thúy Kiều trên đường trở về với một khung cảnh yên ả, dường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước. Cảnh mang nét thanh thanh, dìu dịu của buổi chiều xuân với nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang như nhuộm màu tâm trạng. Bóng dương đã chênh chếch xế tà, ” tà tà” bóng ngả về tây” nhưng (phép nối) đây không phải là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm vào cảm giác bâng khuâng, khó tả. Buổi chiều tà thường gợi lên một cảm giác buồn khó tả. Ở đây, cuộc vui đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nhiệt đã hết, tâm hồn con người cũng ” chuyển điệu” cùng cảnh vật, Dưới cái tài miêu tả của Nguyễn Du, không khí lễ hội lúc tan không ảm đạm, buồn bã mà có phần thanh ịu, lặng lẽ mơ mộng, không gian thu hẹp lại, thời gian trôi chậm hơn, cảnh vật như nhạt dần, nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân thơ thẩn trên dặm đường về, phảng phất nỗi tiếc nuối, lưu luyến của lòng người. Mọi chuyển động nhẹ nhàng đều đều thể hiện qua tâm trạng giai nhân đa sầu, đa cảm bằng hàng loạt các từ láy ” tà tà”, ” thanh thanh”, ” nao nao” ” nho nhỏ” vừa gợi tả cảnh, vừa gợi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân vừa như đã dự báo, linh cảm về điều sắp xảy ra trong tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều. Và đúng như vậy, nàng(phép thế - Thúy Kiều) đã gặp nấm mồ bất hạnh ” Đạm Tiên”  – một ca nhi tài sắc mà mệnh yểu  và cả sự ngẫu nhiên gặp chàng nho sinh ” phong tư tài mạo tót vời”- Kim Trọng, để rồi tình trong như đã mặt ngoài còn e” như một định mệnh tiền duyên, rõ ràng cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của nhân vật. Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình- cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng nhạy cảm cùng niềm vui cuộc sống của tác giả.