Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo
Hãy tìm:
-Đối tượng phê phán
-Nội dung phê phán
-Thái độ của tác giả
-Bài học rút ra
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.
Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột...
Mèo và chuột là những con vật rất gần gũi với con người. Cho dù con người có "bên trọng, bên khinh", thì khi nói đến mèo khó có thể quên nói đến chuột và ngược lại. Mèo và chuột như là một cặp phạm trù tương phản. Chúng tồn tại vì có nhau. Sự keo sơn gắn bó này dựa vào quy luật của sự sinh tồn. Mèo cần chuột để làm thức ăn. Con người cần mèo để chuyên trị kẻ đục khoét và trộm cắp lương thực là con chuột.
Hình ảnh mèo tìm bắt chuột là hình ảnh bình thường và quen thuộc, nhất là tại các gia đình ở khu vực nông thôn. Sự tìm và diệt này dưới cái nhìn bình đẳng của muôn loài dường như có điều gì đó bất nhẫn. Ngày xưa, ai đó đã thi vị hóa chuyện mèo diệt chuột thành những câu ca dao mà từ nhỏ không ai không thuộc:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.
Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.
Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.
Sự "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".
Có thể hiểu đoạn ca dao như là lời đùa cợt hay là sự cảm thông chia sẻ với con "mèo cưng" đã bỏ nhiều công sức ra để săn mồi nhưng tạm thời thất bại.
Tuy nhiên, qua những lời ca dao đẹp này, mối quan hệ gần giũ giữa mèo và chuột được nêu lên, quy luật sinh tồn tất yếu trong tự nhiên được diễn tả, nhưng không để lộ dấu vết nào của sự chết chóc. Cách thể hiện của đoạn ca dao thật là tuyệt mỹ. Chính điều đó đã làm mê đắm lòng tất cả những ai đọc và thuộc đoạn ca dao qua nhiều thế hệ, cho dù là trẻ thơ hay người đã lên hàng lão.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Vậy đáp án đúng là:
Con mèo mà trèo cây cau,
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đường xa.
Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo.
C1: con mèo và con chuột
C2: hoạt động văn hóa ngày lễ Tết truyền thống của dân tộc ta , đám cươi hỏi.
C3:biện pháp nhân hóa
giá trị : làm cho con vật ( chuột) trở nên gần gũi hơn với con người .
ko đăng câu hỏi linh tinh
thơ chế là : trâu ơi ta bảo trâu này
trâu ra ngoài đồng bốn phận của trâu
cấy cày vốn nghiệp của trâu
ta đang còn nhậu còn còn lâu mới về
Đường e đi toàn gạch vs đá
Biết lấy j chọi nát mặt a đây.
Học tốt
Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột...
Mèo và chuột là những con vật rất gần gũi với con người. Cho dù con người có "bên trọng, bên khinh", thì khi nói đến mèo khó có thể quên nói đến chuột và ngược lại. Mèo và chuột như là một cặp phạm trù tương phản. Chúng tồn tại vì có nhau. Sự keo sơn gắn bó này dựa vào quy luật của sự sinh tồn. Mèo cần chuột để làm thức ăn. Con người cần mèo để chuyên trị kẻ đục khoét và trộm cắp lương thực là con chuột.
Hình ảnh mèo tìm bắt chuột là hình ảnh bình thường và quen thuộc, nhất là tại các gia đình ở khu vực nông thôn. Sự tìm và diệt này dưới cái nhìn bình đẳng của muôn loài dường như có điều gì đó bất nhẫn. Ngày xưa, ai đó đã thi vị hóa chuyện mèo diệt chuột thành những câu ca dao mà từ nhỏ không ai không thuộc:
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.
Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.
Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.
Sự "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".
Có thể hiểu đoạn ca dao như là lời đùa cợt hay là sự cảm thông chia sẻ với con "mèo cưng" đã bỏ nhiều công sức ra để săn mồi nhưng tạm thời thất bại.
Tuy nhiên, qua những lời ca dao đẹp này, mối quan hệ gần giũ giữa mèo và chuột được nêu lên, quy luật sinh tồn tất yếu trong tự nhiên được diễn tả, nhưng không để lộ dấu vết nào của sự chết chóc. Cách thể hiện của đoạn ca dao thật là tuyệt mỹ. Chính điều đó đã làm mê đắm lòng tất cả những ai đọc và thuộc đoạn ca dao qua nhiều thế hệ, cho dù là trẻ thơ hay người đã lên hàng lão.
Có một con mèo mới lớn, muốn tập tành võ vẽ. Nó nhảy nhót một lúc rồi bám vào cây cau trèo lên. Có bộ móng vuốt sắc nhọn, lại đươc cái gien trèo giỏi của tổ tiên truyền cho, chú mèo trèo một loáng đã lên tới ngọn cây cau.
Bi Bi bảo Mặt Đen:
- Nó đi tìm chú chuột đấy.
Mặt Đen hỏi:
- Tại sao chị biết như vậy?
- Thế em không biết câu ca dao “Con mèo mà trèo cây cau” à?
Ngẩn mặt ra một lúc, rồi Mặt Đen gật gù:
- Đúng rồi, em nghe bà em ru từ hồi em còn bé cơ.
Y như rằng, chú mèo trèo đến ngọn cau, lục lọi bẹ cau không thấy chuột đâu liền hỏi: “Chú chuột đi đâu vắng nhà”?
Lát sau, không biết từ đâu vẳng tới câu trả lời:
- Chú chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Mèo giận giữ gào lên:
- Đứa nào hỗn láo thế? Cha tao đang sống mà dám nói giỗ cha tao?
Nhìn quanh không thấy con vật nào, mèo đổ riệt cho chuột:
- Đúng là con chuột láo toét nói bậy rồi! Từ nay tao sẽ ăn thịt cả họ nhà mày!
Lúc này, con chuột vừa đi đâu về, lóp nga lóp ngóp tha theo một con cá. Nó vừa thở vừa thanh minh:
- Không phải đâu ạ. Con không nói gì đâu. Con vừa đi bắt cá về đấy chứ!
Thấy mèo vẫn gầm gừ dữ tợn, chuột rụt rè tha con cá lại dâng cho mèo:
- Con có đi chợ mua mắm mua muối đâu ạ. Con đi mua cá về mời ông đây ạ!
Mèo vồ ngay lấy con cá, nhai ngấu nghiến. Xong, nó vẫn khăng khăng:
- Còn ai nữa? Chỉ có mày với tao, mày nói chứ còn ai?
- Oan con quá!
- Vậy thì ai nói?
- Hay là cây cau nó nói!
- Mày nói bừa quá, cây cau làm sao mà nói được? Mồm nó đâu? Thôi, đích thị là mày nói láo rồi! Lại đây tao ăn thịt nào...
Mặt Đen bảo:
- Chị ơi, chúng nó cãi nhau điếc cả tai. Chị làm cho chúng nó im đi.
Bi Bi nói với mèo:
- Mèo ơi, đừng đổ oan cho chuột. Đúng là nó đi chợ đường xa, mua được con cá thì mày tha mất rồi!
- Thế tại sao nó lại đổ cho cây cau nói? Cây cau có nói được đâu!
- Mèo nhìn kĩ chưa? Có con chim chích nó đậu cành chanh, nó nói đấy.
Vừa lúc ấy thì chim chích kêu lên mấy tiếng “chích... chích..”. Bi Bi bảo:
- Nhận ra cái giọng chinh chích của nó chưa?
Thế nhưng, với uy thế của kẻ mạnh, mèo ta không chịu nhận sai lầm của mình, nó gạt đi:
- Thôi, chị đừng can thiệp vào chuyện của loài vật chúng tôi! Tôi bảo chuột nói láo thì đúng là chuột nói láo. Mà chim bay nhanh, bay cao, tôi không bắt được, thì thây kệ nhà chim. Từ nay, tôi sẽ săn lùng cả họ nhà chuột...
Thấy đến người bênh mà vẫn không xong, chuột vội chạy tọt vào bụi cây, nói bừa:
- Thế thì từ nay họ nhà chuột sẽ hát mãi câu “Chú chuột đi chợ đường xa/Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!”.
Chuột vừa nói xong thì rộ lên một giọng đồng thanh của không biết bao nhiêu là chuột: “Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo! Giỗ cha con mèo!”.
Mèo tức giận gầm gào, nhảy lung tung nhưng chẳng vồ được con chuột nào.
mình sẽ tick điểm cho bạn nào trả lopi nhanh nhất nhưng đúng nhất
- Đối tượng phê phán: kẻ mạnh với bộ mặt tiểu nhân, đạo đức giả. Cụ thể ở đây là quan lại.
- Nội dung phê phán: phê phán bộ phận quan lại độc ác, tham lam nhưng mang bộ mặt giả nhân giả nghĩa để chèn ép nhân dân ta.
- Thái độ của tác giả: Nhẹ nhàng nhưng thâm thúy, sâu cay đến kẻ ác.
- Bài học rút ra: lên án hành động độc ác của những kẻ mạnh đồng thời khuyên bảo chúng ta cần có sự tỉnh táo trước lời ngon ngọt dụ dỗ của kẻ ác.