trình bày một số nét văn hóa tiêu biểu của làng quê vùng đồng bằng bắc bộ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đơn sơ,thưa thớt,mỗi làng điều có một cái đình để thờ Thành Hoàng,giếng để sinh hoạt,..
Tham khảo!
Một số nét văn hoá | Đặc điểm |
Làng quê truyền thống | - Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. - Một số làng còn có đền, chùa, miếu,... |
Nhà ở | - Nhà ở truyền thống thường được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói; có 3 gian. - Hiện nay, nhà ở có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn. |
Lễ hội | - Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu.... - Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí. |
Ở các làng quê Bắc bộ, hình ảnh cây đa cổ thụ tượng trưng cho sự trường tồn của thời gian, chứng kiến sự đổi thay của con người, của đất trời. Những cây đa thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, giữa làng hay ở bên cạnh các di tích: đình, đền, chùa trong làng. Làng quê Bắc bộ có nhiều kiểu kiến trúc độc đáo như: những chiếc cầu ngói, cầu gạch, cầu xây bằng đá.. trước khi vào làng.
Tham khảo!
- Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Một số làng còn có đền, chùa, miếu,...
+ Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, là nơi người dân dừng nghỉ chân, hóng mát, cũng là nơi trẻ em tụ tập, cùng vui đùa,...
+ Cây đa tạo bóng mát thường được trồng ở đầu làng, cuối làng, hoặc ở vị trí trung tâm, bên cạnh các di tích lịch sử - văn hoá.
+ Giếng làng trước đây là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho dân làng.
+ Đình là nơi thờ Thành hoàng, thường được xây dựng ở vị trí trung tâm. Sân đình là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hoá chung của làng.
Tham khảo!
Đình làng là nét đặc trưng tiêu biểu nhất của làng quê Bắc Bộ. Đình làng là ngôi nhà chung to lớn, kiến trúc đẹp, trang trọng nhất làng. Đình làng thờ thành hoàng làng, người có công lập ấp mở mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước. Mỗi dịp lễ hội, dân làng tổ chức lễ rước kiệu sơn son thếp vàng trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng nhạc vang dội, diễn tả lại sự tích và công lao của Thành Hoàng. Lễ rước kiệu hội làng luôn tạo cảm xúc linh thiêng gắn bó đoàn kết trong cộng đồng. Đình làng chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê.
Tham khảo!
- Một số nét văn hoá tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Ở các làng quê truyền thống Bắc Bộ thường có luỹ tre xanh, cổng làng, cây đa, giếng nước, sân đình. Một số làng còn có đền, chùa, miếu,...
+ Đồng bằng Bắc Bộ nổi tiếng với nhiều lễ hội lớn như: hội Lim, hội chùa Hương hội Gióng, lễ hội Phủ Giày.... Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu
Tham khảo!
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...
- Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:
+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....
+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...
Người Việt (Kinh) có mặt hầu hết ở khắp tỉnh thành trong cả nước, chỉ có 11 tỉnh có tỷ lệ người Việt dưới 50% dân số (Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hoà Bình, Lào Cai và Kon Tum). Người Việt có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, làm các nghề thủ công tinh xảo, có truyền thống làm nghề sông, biển và có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.