K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

Theo em cậu bé sẽ là người giải quyết thử thách này và cậu ấy sẽ thành công.

6 tháng 9 2023

Tham khảo~Theo em, cậu bé sẽ tiếp tục giải câu đố của vua vì cậu bé đã bộc lộ trí thông minh của mình qua câu đố đầu tiên nên nhà vua muốn thử thách thêm cậu bé lần nữa.

Anh Nguyễn Công Hùng, một anh chàng lập trình viên liệt toàn thân, người đã mở ra trang web hỗ trợ người khuyết tật tìm kiếm thông tin việc làm. Thuở nhỏ, vì căn bệnh hiểm nghèo khiến anh liệt toàn thân, nhưng anh không đầu hàng số phận mà vẫn kiên trì đi học. Đến năm 15 tuổi, anh hoàn toàn không thể cử động được các cơ quan trên cơ thể. Bằng nghị lực của mình, Anh vẫn tự học ở nhà, theo đuổi nghề lập trình. Năm 2003, anh mở một trung tâm dạy tin dành cho người khuyết tật, đồng thời sáng tạo trang web giúp người khuyết tật tìm kiếm việc làm phù hợp. Anh được tạp chí eChip trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ Công nghệ thông tin.

27 tháng 9 2021

Bạn tham khảo ạ:

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Trang chủ Tập làm văn lớp 4

KỂ VỀ NGƯỜI CÓ Ý CHÍ NGHỊ LỰC MÀ EM BIẾT HOẶC ĐƯỢC NGHE KỂ

Văn tham khảo lớp 4 chủ đề kể về một người có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống mà em biết hoặc đã từng được nghe kể.

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
  • 2. Một số bài văn mẫu đạt điểm cao kể về những tấm gương giàu nghị lực
  • 2.1. Bài mẫu 1
  • 2.2. Bài mẫu 2
  • 2.3. Bài mẫu 3

Bạn đang tìm hiểu cách làm bài văn kể về người có ý chí nghị lực? Vậy thì không thể bỏ qua những bài văn mẫu tuyển chọn hay nhất của Đọc Tài Liệu sau đây kể về những tấm gương người có ý chí, nghị lực vượt lên trên khó khăn trong cuộc sống. Tài liệu sẽ giúp em hiểu và nắm được cách làm, sưu tầm được những ý văn hay góp phần cho bài viết của mình thêm hấp dẫn.

  Tham khảo ngay...

Đề bài: Kể một câu chuyện về người có ý chí nghị lực trong cuộc sống mà em biết hoặc đã được nghe kể.

***

CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ NGƯỜI CÓ Ý CHÍ NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG: THẦY GIÁO NGUYỄN NGỌC KÝ

Ý chí và nghị lực là rất cần thiết giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn và những thử thách trong cuộc sống. Và em muốn muốn kể cho các bạn nghe về một tấm gương với ý chí và nghị lực của mình đã vượt lên trên số phận để thành công. Đó là tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký sinh ra đã có hoàn cảnh kém may mắn khi thầy bị liệt cả hai tay, mọi hoạt động và sinh hoạt đều rất khó khăn chứ chưa nói gì đến chuyện đi học. Những tưởng con người ấy sẽ chấp nhận đầu hàng số phận, nhưng không, số phận kém may mắn không những không trở thành rào cản mà còn là động lực để thầy cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Thầy vẫn khát khao được đi học như những bạn cùng trang lứa nhưng điều này thực sự rất khó khăn vì đôi tay ấy làm sao có thể cầm được bút để viết nên những con chữ như những bạn bình thường.

Và rồi thầy quyết định tập viết bằng chân, điều này tưởng như không tưởng nhưng lại trở thành hiện thực với thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Những ngày đầu tập viết bằng chân của thầy vô cùng khó khăn, nhưng chưa lúc nào thầy nghĩ đến chuyện từ bỏ vì với thầy thất bại lớn nhất của một người là chấp nhận từ bỏ mà không nghĩ đến việc sẽ cố gắng hết sức, những nét chữ nó không theo ý muốn của thầy cứ nguệch ngoạc không thành chữ. Nhưng rồi với sự kiên trì chịu khó của mình, ngày nào thầy cũng luyện tập, tập viết mọi lúc mọi nơi, có khi thầy tập viết bằng những mẩu gạch thay cho bút và phấn, những mẩu gạch kẹp vào chân rất khó khăn và còn đau nữa nhưng điều đó không khuất phục được tinh thần học tập của thầy.

Và cuối cùng, thầy đã thành công, mặc dù viết bằng chân nhưng chữ của thầy rất đẹp, thậm chí còn đẹp hơn nhiều chữ của những bạn viết bằng tay. Tất cả là nhờ vào sự chăm chỉ luyện tập không quản ngại khó khăn gian khổ của thầy. Năm học nào thầy cũng đạt thành tích cao trong học tập, các bạn bè trong lớp trước đây từ thái độ xem thường, miệt thị thầy bao nhiêu thì giờ đây lại khâm phục thầy bấy nhiêu. Để rồi sau này thầy trở thành một thầy giáo giỏi tâm huyết với sự nghiệp trồng người của mình như bây giờ chúng ta vẫn nhắc đến tên của thầy với một sự khâm phục và kính trọng.

Nhắc đến tên của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì không một ai của đất nước Việt Nam không biết. Ở thầy chúng ta thấyđược sự cố gắng, ý chí và nghị lực của một người đã vượt lên trên số phận bất hạnh để thành công.


Cre: mạng

3 tháng 12 2016

. Em không tán thành với ý kiến trên. Vì cho rằng người tự tin thì lúc nào cũng tự mình làm tất cả, điều đó hoàn toàn sai. Dù mình có tự tin hay không tự tin đi chăng nữa, trong cuộc sống và công việc, một số việc cũng cần có sự giúp sức từ mọi người, không phải việc gì mình cũng làm được. Người tự tin thì phải biết lắng nghe, biết hợp tác với người khác thì mới mang lại thành công cho chúng ta, biết lắng nghe ý kiến của người khác, sự tự tin của bạn sẽ tăng lên và dần dần bạn sẽ được mọi người tôn trọng, quý mến...

28 tháng 12 2016

trứng ra trước hay gà ra trước

có phải câu này ko

nhớ k mình nha

5 tháng 1 2018

câu hỏi công chúa đưa ra là gì

9 tháng 11 2017

+ Thử thách: những khó khăn, cản trở do cuộc sống, công việc đặt ra trên con đường tìm kiếm thành công.
=> phải có bản lĩnh, nghị lực, sức mạnh tinh thần để vượt qua.
+ Thành công rực rỡ: thành công lớn đem lại cả danh tiếng và lợi ích, đáng để tự hào và kiêu hãnh.
= > Thành công lớn trong cuộc đời cũng có thể là một thứ trở ngại, rào cản đòi hỏi con người phải có bản lĩnh, nghị lực mới có thể vượt qua để đi tới.
- Vì sao?
+ Tâm lí: dễ thỏa mãn, tự mãn => triệt tiêu động lực để phấn đấu, cố gắng.
+ Nhận thức: gây ra những ảo tưởng về khả năng của bản thân.
+ Gây nhiễu trong nhận thức về các mối quan hệ.
- Làm thế nào để vượt qua thử thách?
+ Cần bản lĩnh, sự tỉnh táo trong nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công. nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống.
+ Cần đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó.
+ Cần mở rộng tầm nhìn để nhận ra “ngoài trời còn có trời”, thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất.
Các em cần lấy được những dẫn chứng thực tế để làm sáng tỏ vấn đề

9 tháng 11 2017

Tự hỏi thầm bản thân “Thử thách lớn nhất trong cuộc đời mình là gì?”.  Vậy Nên, bớt tham vọng chính là thử thách lớn của bạn, để tinh thần vui vẻ, yêu đời hơn.

6 tháng 3 2020

Trong cuộc sống, ai cũng từng phải mắc sai lầm để rồi trưởng thành, đúng vậy, chúng ta vui, chúng ta buồn, chúng ta hạnh phúc, chúng ta vấp ngã, chúng ta chán nản, chúng ta thất bại, vậy có ai trong số chúng ta quật cường đứng lên sau lần vấp ngã, hay thành công sau thất bại? Không ai sinh ra đã là hoàn mỹ cả, chỉ cần trong cái hoàn mỹ của họ có một vết xước cho dù là nhỏ nhất thì họ cũng không hoàn mỹ. Đúng thế, họ cũng phải trải qua những cảm xúc lẫn lộn, những lúc khó khăn, gian nan để có thể tôi luyện thành con người có tiềm lực trong tương lai. Cho nên chúng ta cũng không cần ghen tị hay tự ti, họ thành công tại sao chúng ta không thể thành công? Bởi vì bản thân chúng ta không có niềm tin vào chính mình hay bởi vì chúng ta không có ý chí, không có kiên cường. Ông cha ta đã từng nhắc nhở nhau: “Thất bại là mẹ thành công” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”

Cho dù là cổ đại hay hiện đại thì hai câu bất hủ này vẫn luôn đúng với mọi hoàn cảnh với mọi con người. Có phải bạn đang nghĩ rằng tại sao hai câu thật mâu thuẫn mà lại đi chung với nhau? Tuy chúng mâu thuẫn nhưng lại đúng khi con người đang đứng trên đỉnh cao của thành công mà bị ngã chỏng vó chẳng khác nào con người ta đang sung sướng trên thiên đường phút chốc lại rớt xuống mười tám tầng địa ngục vậy. Nhưng tại sao lại vậy? Muốn hiểu hết rõ ràng thì trước tiên chúng ta phải hiểu vì sao “thất bại là mẹ thành công”? Cuộc đời luôn luôn công bằng, chưa ưu ái ai bao giờ, cuộc đời luôn cho chúng ta cơ hội, luôn tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhưng khi nhìn người khác thành công còn mình lại thất bại thì cũng đừng oán trách cuộc đời bất công, vì sao họ cũng như mình mà họ lại vinh quang còn mình lại hèn mọn như thế? Bởi vì mình không có bản lĩnh như người ta, bởi vì mình không biết được người ta phải trải qua bao lần vấp ngã mà tự đứng lên, bao nhiêu lần thất bại mà làm lại từ đầu để đi đến bước thành công này. Thậm chí còn có người bị bất hạnh về thân thể nhưng họ vẫn thành công đấy thôi. Có trách cũng là do họ thành công trước mình thôi. Nếu mình có thể tự đứng lên sau vấp ngã, có thể không chán nản khi gặp thất bại thì không cần ghen tị hay oán trách, mình đã thành công. Nhưng làm được như vậy có mấy ai? Có người như chim sợ cành cong, sợ hãi mà rút lui, nhưng đáng mừng thay, có người sau thất bại, người ta sẽ rút ra những kinh nghiệm quý báu để không phải thất bại nữa

Không phải nói đâu xa, đã có không ít những tấm gương vượt qua thất bại của bản thân để thành công. Ví dụ như thần đồng Mạc Đĩnh Chi, được gọi là thần đồng nhưng cái giá cậu trả cũng không nhỏ để xứng với chức danh thần đồng. Là cậu bé nghèo, cậu và mẹ luôn bị người khinh rẻ, vì thế cậu luôn ra sức học tập. Không lúc nào Mạc Đỉnh Chi ngơi đọc sách, kể cả lúc vai gánh củi đi bán. Không có sách học thì mượn thầy mượn bạn. Không có tiền mua nến để đọc sách thì cậu đốt củi, hết củi thì lấy lá rừng đốt lên mà học, vô cùng gian khổ nhưng cậu không nản chí. Do nghị lực phi thường, cộng với tính thông minh, chẳng bao lâu Mạc Đỉnh Chi đã nổi tiếng thần đồng nho học xứ Hải Đông. Khoa thi Giáp Thìn, thi hội, Mạc Đỉnh Chi đổ Hội nguyên, thi đình, ông được chấm đỗ Trạng nguyên, nhưng khi vào ra mắt nhà vua, vua thấy ông tướng mạo xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu. Biết ý, ông liền làm bài “Ngọc tỉnh liên phú”. Vua xem xong khen là thiên tài, mới cho đậu Trạng nguyên.

Và đây cũng là một tấm gương sáng chói đáng để chúng ta noi theo, thầy Nguyễn Ngọc Kí, nói đến thầy thì ta cũng phải bội phục trước nghị lực kiên cường của thầy. Lên bốn tuổi, thầy bị liệt hai tay, bảy tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của thầy chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường. Và thầy đã vượt lên sự run rủi của số phận, trở thành nhà giáo ưu tú viết bằng chân. Cũng đôi chân ấy,thầy đã viết sách, làm thơ, dạy học, tư vấn để vẽ lên một huyền thoại, một tấm gương vượt khó như biểu tượng cho nhiều thanh niên Việt Nam noi theo. Không gì là không thể mà là bạn có dám đối đầu với thách thức hay không.

Giờ các bạn có thể rõ ràng “Thất bại là mẹ thành công” là như thế nào rồi phải không? Chỉ khi chúng ta thất bại thì chúng ta mới thành công. Đây là điều mà cuộc đời muốn tặng bạn, và khảo nghiệm bạn khi bạn thành công. Vì khi đó bạn đã có đủ năng lực để bước đến đỉnh cao thành công. Nhưng chưa đủ, nghị lực và kiên cường tất nhiên phải có, nhưng khi đứng trên đỉnh cao bạn có ngẫm lại bạn đã từng là một con người như thế? Đây có lẽ là thử thách lớn nhất của đời người, như đã nói: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

Thành công lớn nhất là thành quả tuyệt vời mà con người dồn hết công sức, hi vọng và tâm huyết. Nhưng đối mặt với thành công ấy, nắm được thành công ấy trong tay lại chính là một thách thức vô cùng lớn. Đó là con người dễ ngủ quên trong chiến thắng mà quên rằng “thất bại là thành công” nhưng “thành công cũng sẽ thất bại”. Chúng ta thành công nhất thời không có nghĩa là chúng ta sẽ thành công cả đời. Thành công cho ta niềm hạnh phúc, tự hào và vinh quang, nhưng nó sẽ kéo dài bao lâu? Trong khi đó, bên ngoài kia thế giới vẫn không ngừng thay đổi, không biết bao nhiêu thành công tiếp nối nở rực, liệu ta có cho phép mình tận hưởng chiến thắng trong bao lâu, liệu ta có ngủ quên trong ánh hào quang ấy và biết khi nào thành công dù là lớn nhất của ta trở thành dĩ vãng tụt lại phía sau?

Ta thành công không có nghĩa là người khác sẽ không thành công. Cho dù là ta biết cái giá phải trả là không nhỏ mới có thể đi đến thành công. Ta sẽ cho phép ta tự tin nhưng không vì thế mà ta tự phụ. Những gì ta nghĩ ta làm được thì người khác có thể sẽ làm được. Cho nên thành công cũng được hay không thành công cũng vậy, đều không cho phép chúng ta vì thất bại hay chỉ là sự mê hoặc nhất thời mà tụt dốc, trì trệ.

Không những thế, khi thành công thì sẽ dễ bằng lòng với kết quả, thiếu ý chí phấn đấu, đúng vậy, hầu hết đây là tâm lí của con người khi họ thành công. Họ sẽ không nghĩ đằng sau nó là cái gì mà họ chỉ nghĩ rằng “ta đã thành công, ta đã hoàn thành được mục tiêu của mình, ta cũng không cần cố gắng làm gì, dù sao ta cũng sẽ không thất bại”. Thật đáng buồn! Tại sao họ không ngẫm lại có thành công thì vẫn sẽ có thất bại hay là thành công rồi làm cho con người tự kiêu, tự đại. Bạn nghĩ bạn là thiên tài? Cho dù là thiên tài cũng phải thất bại mới trở thành thiên tài thực thụ. Bạn không phải là thiên tài vậy thì tự đại cái gì, chỉ là thành công nhất thời mà buông bỏ như vậy cố gắng phấn đấu tới giờ là để làm gì? Ngoài kia, không chỉ một mình bạn là thành công mà là vô số nhưng mấy ai sẽ kiên trì đến cùng? Mà vô số thành công của người ta cũng có thể đè bẹp bạn thất bại đến thảm hại. Bạn liệu có chấp nhận sự thất bại này không? Không lẽ bạn đi đến bước này chỉ là để quay về con số không?

Vậy ngược lại thì như thế nào? Khi thành công rồi bạn sẽ không vì thế mà buông bỏ để hưởng thụ và vẫn tiếp tục theo đuổi. Thật đáng mừng, bạn đã thành công? Nhưng bạn có chắc rằng bạn sẽ thành công? Bạn theo đuổi thành công bằng chính tham vọng, bằng chính thủ đoạn? Bạn có nghĩ trước rằng khi thành công bạn sẽ ra sao hay không? Tất cả phụ thuộc vào chúng ta . Vì vậy mỗi chúng ta phải không ngừng cố gắng, không ngừng quyết tâm thì có thể dễ dàng chạm tới thành công. Là một học sinh chúng ta cũng cần phải cố gắng rất nhiều đừng vì 1 bài toán khó hay 1 bài văn dài mà dễ nản lòng giữ được bản thân khiêm nhường, ý chí, kiên trì khi thành công rực rỡ còn khó khăn hơn cả khi gặp thất bại.

Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.

16 tháng 6 2017

xin loi bi thieu do bam nham

mik giai tiep nhe

12 giờ - 8 giờ = 4 giờ

thời gian A làm việc là 

4 : 2 = 2 (giờ )

thời gian B làm việc là :

  3 - 2 = 1 (giờ)

thời gian C làm việc là :

    5 - 2 = 3 (giờ)

đáp số :..........

ủng hộ tui nha  

16 tháng 6 2017

mik giai cho

 A + B =3 GIỜ

B+C= 4 GIỜ

C + A = 5 GIỜ

A+B+B+C+C+A =12 GIỞ

TÌM A LÀ 

B+B+C+C = 4 GIỜ  X 2 = 8 GIỜ

2 LẦN THỜI GIAN A LÀM VIỆC LÀ:

2 tháng 10 2019

TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

-   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

-  Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

*   Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-   Lần 1: Đố lại viên quan.

-  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

-   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

-  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

-  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.



 

2 tháng 10 2019

Lời giải chi tiết

I. TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?

Trả lời:

Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:

-  Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

-  Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

-   Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.

2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?

Trả lời:

*  Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:

-    Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mây đường?".

-    Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.

-    Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.

-   Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.

*  Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:

-   Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.

-  Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.

3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?

Trả lời:

*   Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:

-   Lần 1: Đố lại viên quan.

-  Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.

-   Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.

-  Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

*  Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:

-  Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".

-  Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.

-  Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.

-   Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.

4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:

-  Ý nghĩa đề cao trí thông minh.

- Ý nghĩa mua vui, hài hước.

Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.