Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:
Bài | Kiến thức tiếng Việt |
Bầu trời tuổi thơ | Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ: Trạng ngữ của câu có thể là từ hoặc cụm từ. Nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,... Ví dụ: (1) Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. (2) Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành. Trạng ngữ trong câu (2) mở rộng hơn so với trạng ngữ trong câu (1), cung cấp thông tin cụ thể về thời gian của sự việc được nêu trong câu |
Bài
Kiến thức tiếng Việt
Bầu trời
tuổi thơ
Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ:
Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp
thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...
Ví dụ:
- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật
mát lành.
- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.
Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.
Từ láy
Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đúng sau.
Ví dụ:
- Trời mưa xối xả. => Từ láy bộ phần.
- Sấm chớp ầm ầm. => Từ láy hoàn toàn.
Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:
Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường,
gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.
Ví dụ:
Lá rơi cũng có thể khiến người ta giật mình. => Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người
ta giật mình.
=> Câu trên được mở rộng thành phần chủ ngữ giúp cho câu văn sinh động và đầy đủ hơn.
Khúc nhạc tâm hồn
Nói giảm nói tránh
Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây
cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Bác ơi! – Tố Hữu)
- Để tránh cảm giác đau buồn, nặng nề, tác giả dùng từ “đi” cho ý thơ thêm tế nhị để nói về việc Bác Hồ kính yêu đã không còn nữa.
Nghĩa của từ ngữ
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.
Ví dụ:
- Trường học là một cơ quan được lập ra nhằm giáo dục cho học sinh dưới sự giám sát của giáo
viên.
Nhân hóa
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị
những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ
- Ông Mặt Trời vừa thức giấc, chim muông đã hót líu lo trên những cánh đồng vàng.
- Chị Gió ơi chị Gió ơi! Cho em đi làm mưa với!
Điệp từ
Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một
cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Ví dụ
Điệp ngữ cách quãng:
“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
Liệt kê
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ
Bầu khí quyển ngày càng nghiêm trọng: các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-zôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất…
Cội nguồn yêu thương
Số từ
Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường
đứng trước danh từ. Khi biểu thị thứ tự, số từ đứng sau danh từ.
Ví dụ
- Con lợn ấy nặng cả trăm cân chứ không ít.
- Học giỏi nhất lớp tôi là bạn lớp phó học tập.
- Bóng của hai người bạn in trên con đường dài.
Phó từ
Phó từ là những từ chuyên đi kèm các động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Ví dụ
- Chiếc xe bố vừa mua cho tôi rất đẹp và phong cách.
- Tôi vô cùng ngưỡng mộ bạn lớp trưởng lớp tôi.
Giai điệu đất nước
Ngữ cảnh và nghĩa của từ ngữ trong ngữ cảnh
Tùy vào từng ngữ cảnh được nhắc tới mà các từ ngữ có thể mang nhiều nghĩa khác nhau.
Ví dụ
- Từ “thơm” trong từ “thơm ngon” mang nghĩa là mùi hương hấp dẫn.
- Từ “thơm” trong từ “người thơm” mang nghĩa là con người có phẩm chất đẹp đẽ.
So sánh
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ
+ Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
+ Cô giáo em hiền như cô tiên.
Màu sắc trăm miền
Dấu gạch ngang
Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác
với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.
Ví dụ
- VD 1: Đánh dấu bộ phận chú thích
Lan – lớp trưởng lớp tôi đã đạt giải nhất trong kì thi này.
- VD 2: Đánh dấu lời nói trực tiếp
Bố thường bảo với tôi rằng:
- Con muốn trở thành một người có ích thì trước tiên con phải là một cậu bé ngoan, biết yêu
thương mọi người.
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ
- U (mẹ), mô (đâu), tía (cha).