K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 12 2023

Em cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là một người giàu tình cảm, yêu quê hương đất nước, yêu mẹ.

23 tháng 12 2023

Em cảm nhận về hình ảnh người con trong bài thơ: là một người giàu tình cảm, yêu quê hương đất nước, yêu mẹ

7 tháng 8 2019

- Cảm nhận về thiên nhiên: Thiên nhiên nơi đây hết sức kì vĩ, rộng lớn. Thiên nhiên hiện lên với nhiều dáng vẻ, lúc thì oai linh, giận dữ thử thách con người, lúc lại hiền từ, dịu dàng như đón những đứa con đi xa trở về.

- Cảm nhận về con người: con người lao động hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn, dũng cảm chinh phục tự nhiên. Đó là con người mạnh mẽ, làm chủ cuộc sống của mình. Hình ảnh con người lao động ở đây hiện lên với dáng vẻ phi thường.

15 tháng 9 2023

Một bức tranh xuân với những nét vẽ chân quê, mộc mạc giản dị, những hình ảnh hiện ra bình dị, đơn sơ nhưng đầy lưu luyến.

21 tháng 1 2021

Qua bài văn, thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả, em cảm thấy:

- Cảm nhận về thiên nhiên: vừa đẹp, vừa thơ mộng lại vừa rất hùng vĩ, khoáng đạt.

- Cảm nhận về con người: Vừa hiền lành, bình dị lại vừa dũng mãnh. Dượng Hương Thư giống như một dũng sĩ trên sông nước.

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.

4 tháng 4 2018

- Hình ảnh người mẹ Tà-ôi gắn với hoàn cảnh công việc cụ thể trong từng đoạn thơ:

 • mẹ giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến

 • mẹ làm công việc lao động sản xuất của người dân ở chiến khu: Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lư bất chấp gian khổ ở nơi rừng núi mênh mông heo hút

 • mẹ cùng anh trai chị gái tham gia chiến đấu bao vệ căn cứ di chuyển lực lượng để kháng chiến lâu dài với tinh thần quyết tâm và lòng tin vào thắng lợi

⇒ Những công việc và tấm lòng: bền bỉ trong lao động quyết tâm trong chiến đấu, thắm thiết yêu con và nặng tình yêu buôn làng của người mẹ trên chiến khu kháng chiến gian khổ

- Đời sống chiến đấu của nhân dân trong vùng chiến khu miền tây: đó là cuộc sống gian khổ, cuộc chiến đấu kiên trì anh dũng cùng sự gắn bó thủy chung của họ với cách mạng

Tham khảo:

" Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau...."

Bác không ngủ được vì một nỗi thương người, thương đoàn dân công nơi rừng xa. Bác ngồi đây, bên bếp lửa ấm và nghĩ về đoàn dân công, những con người ấy không có một miếng chăn đắp, một mảnh chiếu mỏng để nằm. Bác càng nóng lòng hơn khi trời cứ vô tình buông xuống những giọt mưa, từng giọt nguội lạnh ấy càng cứa vào da thịt người dân công, họ đang phải chịu đựng cái rét, cái lạnh thấu xương, bởi thế mà càng nghĩ, Người lại càng không khỏi đau lòng, xót xa.

Trái tim Bác thật rộng lớn, lòng Bác thật mênh mông. Hơn ai hết, lúc này anh đội viên là người thấu hiểu được sự nhân ái nơi tâm hồn vị lãnh tụ kính yêu ấy khi tận mắt chứng kiến từng hành động, cử chỉ và được nghe những nỗi lo toan mà Bác giãi bày. Lòng anh vui sướng, hạnh phúc vô bờ khi được quan tâm, được yêu thương và được chạm đến những tình cảm cao đẹp của Người. Người chiến sĩ đã chọn cách thức cùng Bác, canh giấc ngủ cho những người đồng chí, đồng đội mình, sẻ chia cùng Người những lo toan, nỗi niềm chiến trận. Chính Bác là Người đã khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ về tình quân dân, tình đồng chí, đồng đội nơi những người lính cụ Hồ.

Học xong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ mà lòng em trào dâng cảm xúc biết ơn và tự hào về người con ưu tú: Hồ Chí Minh. Người thật vĩ đại, sự vĩ đại ấy không chỉ là những hy sinh cho cuộc chiến đấu của dân tộc mà còn là sự vĩ đại của một trái tim cao cả. Người dành cả cuộc đời mình vì thương dân, vì yêu nước. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi, phấn đấu rèn luyện cả trí tuệ và nhân cách mỗi ngày để xứng đáng là con cháu của Bác Hồ.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ đã tái hiện đầy xúc động hình ảnh của Bác Hồ trong một đêm hành quân cùng bộ đội nơi rừng thiêng buốt lạnh. Bên cạnh Cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ, nhà thơ Minh Huệ còn thể hiện tình thương, sự trân trọng sâu sắc của anh bộ đội cũng như của toàn thể dân tộc Việt Nam với Bác, tìm hiểu chi tiết về nội dung này, các em có thể tìm hiểu thêm qua bài: Phân tích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về năm khổ thơ đầu trong bài Đêm nay Bác không ngủ, Cảm nhận về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, Phân tích đoạn thơ "Lần thứ ba thức dậy... Bác là Hồ Chí Minh" trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ.

16 tháng 2 2021

Tham khảo :

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?"

Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

 

16 tháng 2 2021

nhanhoaoa

2 tháng 1 2017

- Lời người cha nói với con thể hiện tình yêu vô bờ, mong con trưởng thành, vững vàng

- Điều lớn lao nhất người cha muốn truyền cho con chính là nghị lực sống phi thường, bản lĩnh trước mọi khó khăn, sóng gió của cuộc đời

Câu 5 (Trang 74 sgk ngữ văn 9 tập 2)

Đặc sắc về nghệ thuật:

- Cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, độc đáo

- Hình ảnh gợi tả, cụ thể, có sức khái quát, mang ý nghĩa

- Bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên của tác giả