Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi
Cha như biển rộng mây trời
Bao la nghĩa nặng đời đời con mang!
(Ngày của cha – Phan Thanh Tùng- trích trong “Tuyển tập những bài thơ hay về ngày của cha”)
Câu 1: (0.5 điểm) Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? ( BIẾT)
A. Lục bát
B. Tự do
C. Bốn chữ
D. Năm chữ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là phương thức nào dưới đây?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: (0.5 điểm) Nhân vật trong đoạn thơ được nói đến là ai? ( BIẾT)
A. Mẹ
B. Cha
C. Bà
D. Con
Câu 4: (0.5 điểm) Xác định cách ngắt nhịp của 2 câu thơ sau đây: ( BIẾT)
Bao nhiêu khổ nhọc cam go
Đời cha chở nặng chuyến đò gian nan!
A. 2/2/2 và 2/3/3
B. 2/2/2 và 1/2/5
C. 2/2/2 và 2/4/2
D. 2/2/2 và 4/4
Câu 5: Trong câu thơ “Cha như biển rộng mây trời” tác giả sử dụng biện pháp so sánh có tác dụng như thế nào? (HIỂU)
A. Làm nổi bật công lao của người cha
B. Tạo sự hài hòa ngữ âm trong câu thơ
C. Miêu tả cảnh mây trời biển rộng
D. Làm nổi bật vẻ đep cao lớn của người cha
Câu 6: Hai câu thơ sau thể hiện điều gì?
“ Nhưng chưa một tiếng thở than
Mong cho con khỏe, con ngoan vui rồi"(HIỂU)
A. Sự vất vả của người mẹ khi chăm sóc con.
B. Sự hi sinh của người cha dành cho con.
C. Sự hi sinh của người cha dành cho gia đình.
D. Tình cảm của con dành cho cha mẹ.
Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện nội dung chính của đoạn thơ trên ? ( HIỂU)
A. Ca ngợi tình cha con
B. Ca ngợi tình bà cháu
C. Ca ngợi tình bạn bè
D. Ca ngợi tình anh em
Câu 8. Nhận định nào sau đây nói đúng về nghệ thuật của đoạn thơ ? (HIỂU)
A. Gieo thành công vần lưng, ngắt nhịp đa dạng và phong phú.
B. Sử dụng thành công biện pháp ẩn dụ, mang giọng điệu của bài hát ru.
C. Thể thơ lục bát mang giọng điệu của bài hát ru và biện pháp so sánh.
D. Kết hợp thành công yếu tố biểu cảm với tự sự và miêu tả hình ảnh cha.
Câu 9: Em hãy cho biết thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ trên? (VẬN DỤNG)
Câu 10: Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người cha trong gia đình?( VẬN DỤNG)
II. VIẾT (4.0 điểm):
Viết bài văn kể về một trải nghiệm sâu sắc của bản thân em trong cuộc sống( một chuyền về quê, một chuyến đi chơi xa, làm được việc tốt, một lần mắc lỗi,...)
Câu 1: Đoạn thơ trên gieo vần chân "an" ( than - than)
Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh "Cha" - "biển rộng mây trời". Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Cho thấy công lao dưỡng dục vĩ đại của người cha
- Thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với người cha của mình.
Câu 3: "Gian nan" có nghĩa là khó khăn trắc trở. Từ gian nan trong câu thơ tô đậm sự hi sinh không quản ngại gian truân của người cha để đứa con có cuộc sống hạnh phúc.
Câu 4:
Cụm danh từ "một tiếng thơ than"
Cụm đồng từ "mong cho con khỏe"
Câu 5: Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ ca ngợi tình phụ tử bao la, vĩ đại, hi sinh cả cuộc đời vì hạnh phúc của con cái. Từ đó, chúng ta cần có thái độ sống đúng đắn để cha không phải phiền lòng.
Câu 6: Câu thơ "Bao la nghĩa nặng đời đời con mang" muốn nhắc nhở đứa con về công lao sinh thành và dưỡng dục của người cha. Người con cần khắc ghi ân nghĩa ấy suốt đời và sống sao cho tròn đạo hiếu.
Câu 7: Tác giả đã so sánh công ơn của người cha với hình ảnh: biển rộng mây trời/ bao la nghĩa nặng đời đời con mang.
Câu 8: Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: yêu thương và trân trọng người cha của chúng ta. Đặc biệt là phải khắc ghi công ơn dưỡng dục của cha suốt đời và sống sao cho tròn đạo hiếu, đừng để cha mẹ phải phiền lòng.
Câu 9: Qua đoạn thơ trên, em rút ra bài học:
- Dành tình yêu thương nhiều hơn cho cha mẹ. Bên cạnh việc học cũng cần dành thời gian phụ giúp cha mẹ công việc nhà, chia sẻ bớt gánh nặng cho cha mẹ.
- Sống ngay thẳng trở thành người có ích cho xã hội để không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ.