K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gồm có 8 từ chia làm 2 vế cân xứng đối nhau, vế thứ nhất thể hiện sự mưu trí, vế thứ hai nói lên tinh thần quả cảm vô song:

"Đánh lạc hương thù // hứng lấy luồng bom"

Cô gái mở đường "đêm ấy" đã hi sinh cực kì anh dũng. Sự hi sinh cao cả của cô đã được nhà thơ cảm nhận như là sự hóa thân kì diệu vào quê hương, đất nước trong sự vĩnh hằng của thiên nhiên và trong cuộc đời của những người đang sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Biện pháp tu từ đối lập, nhân hóa (khổ 1): “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”. → mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, nó như những đợt sóng kia.

- Biện pháp điệp cấu trúc “con sóng” (khổ 5) → Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như những đợt sóng gối lên nhau. 

- Biện pháp tu từ ẩn dụ “ngực trẻ” (hai câu thơ cuối) → Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

- Nhân hóa: “Sông không hiểu nổi mình”; “Sóng tìm ra tận bể”; “con sóng nhớ bờ”. Tác dụng: Nhân hóa trạng thái của sóng như tâm trạng của con người để bộc lộ được tâm trạng, nỗi nhớ của “em”, của người phụ nữ đang yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ gợi hình gợi cảm hơn trong lòng người đọc. 

- Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ đâu?”. Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn trong lòng người đọc. 

- Điệp cấu trúc: “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”. Tác dụng: Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. Đồng thời làm cho những câu thơ có nhịp điệu, liên kết và gây ấn tượng hơn trong lòng người đọc. 

Ở khổ thơ thứ 2, tác giữa đã liệt kê những cảnh oai linh rừng thẳm của một thời 

=> Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, làm lời thơ giàu giá trị biểu đạt. Từ đó tạo nên những đặc sắc cho lời thơ và thành công của tác giả.

Tham khảo:

"Củi một cành khô lạc mấy dòng." tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ "củi một cành khô" để nói về sự cô đơn, trơ trọi của "củi" giữa dòng sông quặng vắng

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Hình ảnh: Mây gió, trái tim, hương tràm

- Từ ngữ: xa cách bao lâu, đổi hương thay màu, một thoáng

- Biện pháp tu từ: điệp từ “dù”

- Qua những từ ngữ, hình ảnh, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau.

7 tháng 2 2021

Hai câu thơ cuối :

Các biện pháp tu từ là :

+ Giọng thơ:trầm lắng ,tha thiết 

+lời thơ :mộc mạc ,giản dị 

+câu cảm thán :bộc lộ cảm xúc nỗi nhớ chân thành, da diết 

->tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương 

=> Với lời thơ mộc mạc, dản dị, sử dụng câu cản thán. Tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ chân thành da diết và tình cảm gắn bó sâu lặng với quê hương.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ thứ hai và khổ kết bài thơ.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của các hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ được sử dụng 

Lời giải chi tiết:

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.

4 tháng 3 2023

Khổ 2:

Một loạt các mệnh đề phủ định, sử dụng biện pháp điệp từ được dùng để khẳng định lòng chung thủy của tình yêu:

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu

Dù gió mây kia đổi hướng thay màu

Dù trái tim em không trao anh nữa

Dù cuộc chia li là vĩnh viễn, dù thiên nhiên đổi thay thất thường, dù trái tim em đã thuộc về một thế giới khác vô hình vô ảnh… ; nhưng sức mạnh bí ẩn của tình yêu đã biến tất cả những cái không thể ấy thành cái có thể:

Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau!

- Hình ảnh: gió mây đổi hướng thay màu, hương tràm

- Từ ngữ: đi đâu, xa cách, đổi hướng, thay màu, bên nhau

- Biện pháp điệp cấu trúc “Dù...”

→ Nhằm khẳng định dù có bao cách trở, dù tình em đổi thay nhưng anh vẫn một lòng trao trọn trái tim cho em, luôn thuỷ chung trong tình yêu anh dành cho em.

Khổ 4

- Hình ảnh: bóng em, bóng tràm, mắt em, lá tràm, tình em, hương tràm

- Từ ngữ: bát ngát, xanh ngát, xôn xao

- Biện pháp: điệp cấu trúc “anh vẫn”

→ Khổ cuối là lời thề về tình yêu mà anh dành cho em sẽ không bao giờ thay đổi.