K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 12 2023

Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" - số tuổi của Bác. Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.

- Thể hiện lòng thành kính của dân tộc đối với Bác

- Ca ngợi công lao vĩ đại của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Nhờ có Bác đất nước ta mới có những mùa xuân độc lập, tự do như ngày hôm nay.

15 tháng 12 2023

Biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là sử dụng các hình ảnh, từ ngữ tượng trưng và sắp xếp câu chữ một cách tinh tế để tạo ra hiệu ứng âm điệu và hình ảnh đẹp mắt. Cụ thể:

 

1. Sử dụng hình ảnh: Tác giả sử dụng hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" để miêu tả cảnh người ta đi qua nhau trong tình yêu thương và nhớ nhung. Đây là một hình ảnh mạnh mẽ và sâu sắc, tạo ra cảm giác sự sống động và sự kết nối giữa con người.

 

2. Sử dụng từ ngữ tượng trưng: Tác giả sử dụng từ "kết trăng hoa bảy mươi chín mùa xuân" để chỉ thời gian trôi qua. Từ "kết trăng hoa" tượng trưng cho sự thay đổi của thời gian và tuổi tác, trong khi "bảy mươi chín mùa xuân" tượng trưng cho sự trưởng thành và tuổi già. Từ ngữ tượng trưng này tạo ra một cảm giác sâu sắc về thời gian và tuổi tác.

 

3. Sắp xếp câu chữ: Tác giả sắp xếp câu chữ một cách tinh tế để tạo ra hiệu ứng âm điệu và hình ảnh đẹp mắt. Ví dụ, việc đặt từ "ngày ngày" ở đầu câu tạo ra hiệu ứng lặp lại và nhấn mạnh sự liên tục của hình ảnh. Sự lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu cũng tạo ra âm điệu và nhịp điệu mượt mà, tạo nên một giai điệu du dương và êm ái.

 

Tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên là tạo ra một hình ảnh đẹp và sâu sắc về tình yêu thương và thời gian trôi qua. Nó kích thích trí tưởng tượng và tạo ra một cảm giác sự sống động và sự kết nối với người đọc. Biện pháp tu từ cũng tạo ra một âm điệu và nhịp điệu mượt mà, tạo nên một giai điệu du dương và êm ái, tăng thêm sự thú vị và sự hấp dẫn của đoạn thơ.

18 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

''Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng'' chứ ''Chi Lăng'' là cái j z tr :)))

a, 

 Hình ảnh ẩn dụ

Ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

b, 

- Biện pháp tu từ: Điệp từ "xanh"

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Thể hiện vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên

c,

Sử dụng hình ảnh nhân hóa "Đè lên" và câu hỏi tu từ "trong hồn người có ngọn sóng nào không?'. Tac dụng: khiến lời thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm. Bộc lộ sự âu lo trước thự trạng quê hương đang ngày một bị xâm lấn bởi biển cả, bởi con người thiếu đi sự bảo vệ, sự thức tỉnh. Gửi gắm một niềm hi vọng vào thế hệ con cháu dựng xây, bảo vệ quê hương.

18 tháng 7 2021

nhầm thoi căng zị );

23 tháng 5 2022

* Hai câu thơ đầu:

- Viễn Phương đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh để làm bớt không khí đau thương. Bác đang nằm đó nhẹ nhàng, thanh thản như đang chìm vào một giấc ngủ ngon.

- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”:

+ Hình ảnh tả thực: ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của những ngọn đèn nhẹ nhàng lan tỏa trong không gian.

+ Hình ảnh vầng trăng: gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng, thanh cao của Bác. Và trăng còn là một người bạn tri âm, tri kỉ với Bác lúc sinh thời.

* Hai câu thơ tiếp theo:

- Trời xanh: hình ảnh ẩn dụ -> khẳng định sự trường tồn của Bác, Bác đã hóa thân vào non sông đất nước

- “Nhói”: diễn tả tình cảm chân thành, đau xót đến tột cùng, cùng sự tiếc nuối khôn nguôi của nhà thơ về sự ra đi của Bác.

11 tháng 4 2022

Đại ý của đoạn thơ trên là :

+ Tác giả thể hiện niềm tôn kính của mình, cũng là niềm tôn kính của dân tộc Việt Nam với Bác.

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là:

1. Ẩn dụ ( 2 câu thơ đầu )

=> Tác giả dùng mặt trời để ví với Bác, vầng mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, là lí tưởng của Bác mãi mãi tỏa sáng để soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam.

2. Hoán dụ ( 2 câu thơ cuối):

+ Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được liên tưởng đến những đóa hoa thực sự kính dâng, ngợi ca Người.

+ Hình ảnh hoán dụ “bảy mươi chín mùa xuân” là bảy mươi chín năm trong cuộc đời của Bác. Hình ảnh “mùa xuân” là hình ảnh thơ đẹp và giàu sức biểu cảm nhằm tôn vinh một con người vĩ đại đã trở thành bất tử.

28 tháng 2 2021

79 mùa xuân thể hiện sự trang trọng, chỉ 79 năm sống và làm việc của Bác Hồ kính yêu, tác giả sử dụng 79 mùa xuân thể hiện sự kính yêu, thương nhớ Bác

Dùng từ " bảy mươi chín mùa xuân" là phép ẩn dụ, ý muốn nói rằng Bác đã sống một cuộc đời đẹp, với tinh thần cống hiến, hy sinh bền bỉ, đáng khâm phục. Con

17 tháng 5 2019

Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, còn hình ảnh thực diễn tả hình ảnh những dòng người đi trong sự bồi hồi, xúc động trong lòng nặng trĩu tiếc thương. Nhịp thơ như trầm xuống, nghẹn ngào.

Hình ảnh ẩn dụ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh đẹp, sáng tạo của tác giả thể hiện tấm lòng thành kính của người dân với Bác.

“Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho số tuổi của Bác, hình ảnh về cuộc đời đẹp như những mùa xuân đã hòa nhập vào mùa xuân độc lập, tự do của dân tộc.

26 tháng 2 2022

a. Khổ thơ được trích từ vài thơ Viếng lăng Bác.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

b. Biện pháp tu từ ẩn dụ: mặt trời trong lăng. Hình ảnh mặt trời ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác Hồ là mặt trời vĩ đại của dân tộc, soi sáng cho cả dân tộc.

c. (HS tự viết đoạn văn, chú ý yêu cầu về nội dung: phân tích khổ thơ trên và hình thức: số câu, kiểu đoạn văn: diễn dịch hoặc quy nạp)

28 tháng 2 2021

Từ ''vòng hoa'' gợi một sắc thái u buồn, xót thương, từ ''tràng hoa'' chỉ những bông hoa đẹp được kết lại. Ở đây, tác giả tránh dùng từ ''vòng hoa'' để không gợi cho người đọc cảm giác xót thương

Ngày ngày” tức là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Mỗi người được ví như một đóa hoa

27 tháng 2 2021

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

 Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

 Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Cấu trúc sóng đôi với từ láy “ngày ngày” gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ,  khẳng định một chân lí vĩnh hằng đó là sự vĩ đại của Bác như trời cao biển rộng.

Nghệ thuật ẩn dụ được thể hiện qua:

 “Mặt trời trong lăng” - ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo – đó là hình ảnh của Bác Hồ; khác với hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực – mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam, vừa bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là một ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác. Dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác được nhà thơ ví như những “tràng hoa”- tấm lòng thơm thảo, lòng kính yêu dâng lên Người – dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” – bảy mươi chín năm Người đã sống, cống hiến cho dân tộc, đã yêu thương hết thảy thiên nhiên và con người.

 

Chúc em học tốt và có những trải nghiệm bổ ích tại hoc24.vn nhé!

13 tháng 3 2022

REFER

Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực, còn hình ảnh thực diễn tả hình ảnh những dòng người đi trong sự bồi hồi, xúc động trong lòng nặng trĩu tiếc thương. Nhịp thơ như trầm xuống, nghẹn ngào.

Hình ảnh ẩn dụ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh đẹp, sáng tạo của tác giả thể hiện tấm lòng thành kính của người dân với Bác.

“Bảy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho số tuổi của Bác, hình ảnh về cuộc đời đẹp như những mùa xuân đã hòa nhập vào mùa xuân độc lập, tự do của dân tộc.