Địa lí
1: Châu Âu
1) Châu âu tiếp giáp với các châu lục,biển và đại lượng ?
2)D
A) Các dạng địa hình của Châu Âu ? Đại bổ phận lãnh thổ Châu Âu thuộc kiểu khí hậu nào ? kể tên các con sông lớn ở Châu Âu ?
B) Đặc điểm đô thị hóa Châu Âu
2:Châu Á
1) Trình bày vị trí địa lí Châu Á
2) Đặc điểm tự nhiên Châu Á
3) Châu Á được chia thành mấy khu vực (Không tính phần lãnh thổ Liên Băng Nga).Việt Nam ở khu vực nào ?
4) Đặc điểm dân cư,xã hội,kinh tế Châu Á
5) Cho bảng số liệu:Dân số các châu lục và trên thế giới năm 2020 (đơn vị : Triệu người)
Châu lục | Châu Á | Châu Phi | Châu Âu | Châu Mĩ | Châu Đại Dương | Thế giới |
Dân số | 4641,1 | 1340,6 | 747,6 | 1022,8 | 42,7 | 7794,8 |
A) Tính tỉ lệ nhận số các châu lục so với thế giới ?
B) Nhận xét bảng số liệu sau khi đã xử lí ?
3: Châu Phi
1) Trình bày vị trí địa lí Châu Phi ?
2) Đặc điểm tự nhiên Châu Phi.Vì sao Châu Phi có khí hậu khô hạn bậc nhất thế giới ?
3) Vì sao các loài động vật hoang giã ở Châu Phi đang bị suy giảm ? Sự suy giảm các loài động vật hoang giã gây hậu quả gì ?
HẾT
1.
- Châu Âu tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương) và hai châu lục (châu Á và châu Phi).
- Giải thích: Phía Tây châu Âu do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới nên nhiệt độ ấm hơn, lượng mưa lớn. Vào sâu trong lục địa, ảnh hưởng của biển giảm và ảnh hưởng của các khối khí từ lục địa thổi ra nên mùa đông lạnh, mùa hè rất nóng, nhiệt độ tăng lên (tính chất lục địa càng thể hiện rõ) -> Ở châu Âu càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm và nhiệt độ càng tăng do tác động tổng hợp của dòng biển nóng, gió Tây ôn đới, địa hình và các khối khí lục địa.
2.a)
Châu Âu được chia thành hai khu vực định hình chính :
- Địa hình đồng bằng: chiếm phần lớn diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông và trung tâm, tạo thành một dải. Đông Âu là đồng bằng lớn nhất, chiếm hơn 50% diện tích châu Âu.
- Địa hình miền núi:
+ Địa hình núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm chạy theo hướng bắc - nam như: dãy núi Xcan-đi-na-vi (Scandinavia), U-ran,...
+ Địa hình núi trẻ: chỉ chiếm 1,5% diện tích lãnh thổ, phân bố chủ yếu ở phía nam như: dãy núi Pi-rê-nê (Pyrenees), An-pơ (Alps), Các-pát (Carpat), Ban-căng (Balkan),... Đỉnh En-brút (Elbrus) là đỉnh núi cao nhất châu Âu (5 642 m).
Khí hậu châu Âu phân hoá đa dạng thành các đới và kiểu khí hậu:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố ở phía bắc châu lục và các đảo vùng cực. Khí hậu lạnh giá quanh năm, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, bao gồm hai kiểu khí hậu:
+ Kiểu khí hậu ôn đới hải dương: phân bố ở các đảo và vùng ven biển phía tây. Khí hậu điều hoà, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm; nhiệt độ trung bình năm thường trên 0°C; mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn.
+ Kiểu khí hậu ôn đới lục địa: phân bố ở vùng trung tâm và phía đông châu lục. So với
kiểu khí hậu ôn đới hải dương, kiểu khí hậu này có mùa hạ nóng hơn, mùa đông lạnh hơn,có tuyết rơi nhiều; lượng mưa ít, giảm dần từ tây sang đông
– Đới khí hậu cận nhiệt: phân bố ở phía nam châu lục với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải: mùa hạ nóng, khô; mùa đông ấm, có mưa rào; lượng mưa ở mức trung bình.
- Ngoài ra, ở các khu vực núi cao, khí hậu thay đổi theo độ cao, trên đỉnh núi thường có băng tuyết bao phủ
Các sông dài và quan trọng nhất châu Âu là
-Sông Von-ga (3 690 km)
-Sông Đa-nuýp (2 850 km)
-Sông Rai-nơ (1 320 km).