K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2022

Chống dịch hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước mà nó còn là nghĩa vụ tất cả công dân Việt Nam. Trước hết phải tuân thủ thông điệp 5K: “Khẩu trang- khử khuẩn- khoảng cách- không tụ tập- Khai báo y tế” được mọi người nhắc nhau ghi nhớ và thực hiện. Mọi người đều ý thức việc đeo khẩu trang, nhắc nhở nhau nếu ai đó chưa thực hiện,… Các cơ quan, công sở thực hiện rửa tay sát khuẩn, nhắc nhở nhau cài đặt ứng dụng khai báo y tế, ứng dụng truy vết Bluzone,.. và tuyên truyền, vận động người thân, gia đình cùng thực hiện. Việc hội họp cũng giảm triệt để về số lần họp cũng như số người tham dự họp. Tất cả đều quyết tâm, khẩn trương, quyết liệt, dồn sức cho việc chống dịch theo đúng tinh thần “Chống dịch như chống giặc”.Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận nhỏ người dân còn chủ quan, cho rằng dịch bệnh còn ở một nơi nào đó xa lắm, chứ không “về” tới quê mình, vẫn còn lơ là, không thực hiện thông điệp 5K, đeo khẩu trang không đúng cách, cá biệt vẫn còn tụ tập quán xá đông người,…công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng, quyết tâm của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Chúng ta, hãy thực hiện đúng trách nhiệm công dân của mình trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 bằng chính những việc làm cụ thể, thiết thực; hãy thay đổi những thói quen hằng ngày, không ra đường khi không thật cần thiết, tránh tụ tập đông người, hoãn lại những thú vui hàng ngày như đi bơi, tập gym, làm đẹp,.. tại các cơ sở. Hãy cùng nhắc nhở nhau thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân, đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách, thực hiện khai báo y tế kịp thời và trung thực,…Những việc làm đơn giản và thiết thực này trước hết vì chính bản thân mỗi người nhưng cũng chính là những việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm với quê hương, đất nước.

15 tháng 4 2022

hôm sau nhanh tí, nộp r ms rep

 

9 tháng 3 2022

e tham khảo:

“Chống dịch như chống giặc”, câu nói đã trở thành khẩu hiệu chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong nỗ lực phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe toàn dân.

COVID-19, SARS-CoV-2, CRONA, NCOVI... là những từ được nhắc đến nhiều nhất những ngày qua. Khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, đến nay dịch bệnh đã lan rộng ra phạm vi toàn cầu. Gọi COVID-19 là “giặc” quả không sai khi nó đang gây ra nỗi sợ hãi, sự chết chóc, thậm chí từng giây trôi qua lại có công dân của một nước nào đó trên thế giới phải bỏ mạng vì tên “giặc” này.  Sự “hung tàn” của COVID-19 đang “tuyên chiến” với cả thế giới, chúng thật “mưu mô, xảo quyệt” khi đã và đang “lén lút” gây ra những tác hại trên toàn cầu, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người dân mà còn dẫn đến sự xáo trộn trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi gia đình.

Những ngày này, bên cạnh những thông tin cập nhật về tình hình lây lan của dịch bệnh và kết quả chiến đấu với “giặc COVID-19”, nhất là các biện pháp quyết liệt của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, chúng ta thấy sáng lên tinh thần yêu nước được thể hiện khắp nơi nơi trên đất nước Việt Nam mến yêu. 

Lòng yêu nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh. Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và toàn dân một lòng hưởng ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những trận dịch lớn, nhưng có lẽ chưa bao giờ phải đối mặt với đại dịch như dịch COVID-19 hiện nay. Khẩu hiệu xuyên suốt của chúng ta hiện nay là “chống dịch như chống giặc!”. Tuy nhiên, dịch COVID-19 không giống giặc ngoại xâm, nên cuộc chiến chống dịch vừa có điểm giống vừa có điểm khác chống giặc. 

Điểm khác biệt dễ nhìn thấy trước hết là chống giặc hình thành trận truyến khá rõ rệt, có tiền tuyến và hậu phương, trong khi chống dịch phải xác định ở đâu cũng là “tiền tuyến”, hôm nay có thể là “hậu phương”, nhưng ngày mai là “tiền tuyến”. Chống dịch phải quán triệt phương châm “phòng bệnh đi đôi với chữa bệnh, trong đó phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng bệnh chủ yếu là vaccine và thông điệp 5K. Trong chống giặc không đó quan niệm đó. Giặc trước đây là bọn tư bản và đế quốc chủ nghĩa hiếu chiến, xâm lược. Các nước thuộc địa, phụ thuộc và nhỏ yếu chống xâm lược. Dịch COVID-19 không phân biệt nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển; nước giàu nước nghèo; không phân biệt màu da, tiếng nói, chủng tộc, tôn giáo, nó có mặt ở hầu khắp toàn cầu, mang tính quốc tế sâu, rộng. Giặc nhiều âm mưu, thủ đoạn quỷ quyệt, nham hiềm, nhưng nhìn chung tính “biến thể” không nhiều, nếu có cũng dễ phát hiện, trong khi tính biến thể của dịch COVID-19 nhanh và rất khó lường. Đó là những khác biệt cơ bản giữa giặc trước đây với “giặc COVID” hiện nay. Tuy nhiên, cần nhận thức những điểm chung giống nhau rất quan trọng giữa giặc và dịch để có phương thức chống giặc COVID-19 có hiệu quả. 

 

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm...
Đọc tiếp

(1) Giữa giai đoạn khó khăn bởi đại dịch COVID-19, ở bất cứ nơi nào trên cả nước, chúng ta cũng có thể bắt gặp những câu chuyện ấm lòng mang tinh thần lạc quan, nhân ái và nhiều giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Lòng nhân ái là giá trị văn hóa của mỗi con người, của cộng đồng, của dân tộc Việt Nam đã hun đúc tự bao đời. Nó đã thành truyền thống ẩn chứa trong mỗi con người của hôm qua và cả hôm nay. Mỗi khi có hoạn nạn, khốn khó thì lòng nhân ái bừng dậy, lan tỏa một cách tự nguyện, tự giác nhằm san sẻ, gánh vác yêu thương. Cho dù chỉ một cử chỉ, một lời động viên, một sự thông m... dành cho nhau, giản dị, chân thành vẫn đủ khiến trái tim nhau trở nên ấm áp. (2) Qua những ngày bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, mỗi người dân đều cảm nhận được rủi ro vô thường lúc nào cũng có thể xảy đến, tình cảm gia đình, tình thương giữa người với người là điều quý giá không gì đong đếm được. Cho đi là còn mãi! Lòng nhân ái luôn được lan tỏa giữa mùa dịch. (Nguồn tin từ báo Việt Nam Net)

Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt.

0