Lập dàn ý chi tiết đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn giúp e ạ e cảm ơn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật.
- Khái quát chủ đề của đoạn trích.
Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đức đạo lý ca ngợi chính nghĩa, nhân nghĩa, ca ngợi những người anh hùng nghĩa hiệp, trọng nghĩa khinh tài, làm việc nhân nghĩa không mảy may vụ lợi ... Một trong những đoạn trích thể hiện thành công chủ đề lòng nhân nghĩa là đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn “...
b. Thân bài: Cảm nhận về lòng nhân nghĩa trong đoạn trích:
- Thể hiện ở nhân vật Ông Ngư qua :
+ Hành động,việc làm
+ Lời nói ...
Hình ảnh ông ngư và gia đình ông là một hình ảnh đẹp, đối lập với hình ảnh Trịnh Hâm như cái thiện đối lập với cái ác, cái cao cả đối lập với những toan tính thấp hèn, ánh sáng đối lập với bóng tối. Hình ảnh đó hiện lên cao đẹp trong sáng qua những việc làm, lời nói và cuộc sống của ông Ngư:
- Việc làm :
...vớt ngay lên bờ . Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày .Việc làm khẩn trương và rất ân cần, chu đáo, cả nhà xúm vào hết lòng chạy chữa cho Vân Tiên những cách thức rất dân dã. Đó là những tình cảm chân thực và lòng yêu thương con người của gia đình ông Ngư .
- Lời nói :
...người ở cùng ta , Hôm mai hẩm hút một nhà cho vui .Những lời nói đầy ân tình và rất mực khảng khái, trọng nghĩa, khinh tài. Gia đình ông Ngư cũng chẳng giàu có gì, chỉ rau cháo qua ngày, vậy mà tấm lòng rộng mở, sẵn sàng cưu mang Vân Tiên. Tấm lòng đó đâu cần đến một sự trả ơn !
...lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn.Câu nói của ông bộc lộ một thái độ khảng khái, vô tư của con người không vụ lợi, ích kỷ, một lòng làm việc nghĩa không bao giờ cần sự báo đáp của người chịu ơn, đó là đức tính khiêm nhường, thấy việc nghĩa thì làm, không coi đó là công trạng ...
- Cuộc sống của gia đình ông Ngư :
Nước trong rửa ruột... Hàn Giang .
+ Cuộc sống ngoài vòng danh lợi, ngoài sự bon chen của thế tục nên nó rất trong sạch không gợn vẩn đục .
+ Cuộc sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hoà nhập, bầu bạn với thiên nhiên.
+ Cuộc sống lạc quan, ung dung, thanh thản bởi con người tự làm chủ mình, tìm thấy niềm vui trong lao động tự do ...
c. Kết bài: hình ảnh ông Ngư bao hàm cả niềm tin và mơ ước của tác giả về cuộc đời , về con người . Điều đáng quý là niềm tin và ước mơ đó đã được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm vào nhân dân và những người lao động bình thường ...
TL
1. Mở bài
- Nhập vai nhân vật Lục Vân Tiên (xưng tôi) và dẫn dắt vào câu chuyện, gặp gỡ Kiều Nguyệt Nga
2. Thân bài
- Giới thiệu bản thân
+ Tên Lục Vân Tiên, quê ở huyện Đông Thành
+ Nhận tin triều đình mở khoa thi nên xin thầy xuống núi ứng thí
- Trên đường về thăm cha mẹ, tình cờ gặp toán cướp Phong Lai
+ Giặc cướp hung tàn, cướp bóc, làm hại dân lành
+ Bản thân tức giận, bẻ nhánh cây bên đường làm gậy rồi xông vào làng
+ Đe dọa lũ cướp không được làm hại dân lành, bị chúng bao vây, không cho trốn thoát
+ Vận dụng võ nghệ, đánh tan lũ cướp, giết Phong Lai, khiến lũ lâu la bỏ chạy tán loạn
- Gặp gỡ Kiều Nguyệt Nga
+ Nghe tiếng khóc than nên tiến đến hỏi chuyện
+ Biết được người trong xe là Kiều Nguyệt Nga và tỳ nữ Kim Liên. Trên đường về vâng lời cha làm tri phủ ở huyện Hà Khê thì gặp nạn
+ Kiều Nguyệt Nga muốn lạy tạ, ngỏ ý mời về nhà cha để đền ơn
- Từ chối và nói lên suy nghĩ về mục đích làm việc nghĩa, chí khí anh hùng
3. Kết bài
Tâm trạng sau cuộc gặp gỡ và suy nghĩ khát vọng lập công danh, giúp ích cho đời.
tk cho mình
HT
Tham khảo
húng ta phải biết sống lạc quan, đừng bao giờ cảm thấy bản thân mình bất hạnh, ông trời sinh ra ta, có một cơ thể hoàn hảo, có một gia đình hạnh phúc, để chúng ta gặp nhau, thế là quá đủ rồi. Chúng ta phải vui lên, sống thay cho những đứa trẻ không được thấy mặt trời, sống thay cho những ai thực sự bất hạnh, phải vui lên, đừng buồn vì bất cứ thứ gì.
Người ta thường nói: “Ông trời không cho ai tất cả, cũng không lấy đi của ai tất cả hết”. Nhưng tôi đôi khi cảm thấy bất lực khi có cảm giác ông trời đang muốn nhấn chìm tôi giữa dòng người bất tận. Sự bất lực khi bản thân quá yếu kém, đó là bất lực khi tôi không có ý chí phấn đấu. bất lực khi tôi cảm thấy bản thân quá bế tắc. Trong cuộc sống, tôi vẫn may mắn hơn so với rất nhiều người, có những cô bé, cậu bé phải trải qua cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần, không có điều kiện để đến trường, phải đấu tranh với định kiến xã hội, với sự xa lánh của bạn bè, nỗi bất lực của bản thân khi có những khiếm khuyết trên cơ thể. Tôi hiểu được điều ấy từ một câu chuyện, câu chuyện quen thuộc nơi giảng đường, câu chuyện về cậu bé viết bằng chân qua cuốn sách “Tôi đi học” của thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký.
“Tôi đi học” là những trang nhật ký đầy nỗ lực của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, là lời khẳng định, không gì là không thể, chỉ cần ta có quyết tâm, có ý chí, biết đấu tranh và một con mắt nhìn đời lạc quan.
Tôi hỏi bạn, nếu một ngày, bạn bị đau tay, làm gì cũng bất tiện, bạn có cảm thấy bực bội không? Thế nhưng, có một Nguyễn Ngọc Ký sau một lần ốm đã phải mang “đôi tay nặng trịch, không còn đủ sức nhấc nó lên nữa”. Nếu một ngày, bạn bị những người xung quanh nhìn bằng con mắt dò xét, bạn có khó chịu không? Thế nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký đã phải nghe những lời trêu đùa của lớp bạn: “Ký què!” rồi những lần bị bạn bè cười vào mặt. Bạn thường mơ về một tương lai đẹp đẽ ra sao? Nhưng có một Nguyễn Ngọc Ký chỉ ước “đôi tay được trở lại bình thường, dù chỉ đôi phút…”
“Tôi đi học” là cuốn sách 39 chương nhật ký mà thầy giáo ưu tú kể lại về tuổi thơ bất hạnh nhưng cố gắng vươn lên đến chiếc ghế đại học để truyền động lực cho bạn đọc. Hầu hết mọi người chỉ biết đến câu chuyện về cậu bé viết bằng chân, chứ ít ai biết đến những ngày tháng mà Nguyễn Ngọc Ký phải sống buồn tủi, phải nhờ đến những người xung quanh giúp đỡ, những cố gắng của một đứa trẻ để được bằng bạn bằng bè. Ít ai biết rằng, Nguyễn Ngọc Ký viết rất hay vẽ đều rất đẹp, học không chỉ đều mà còn giỏi… Đó là kết quả của sự đấu tranh bằng tinh thần, nghị lực, bằng khát khao và hy vọng.
Năm lên bốn tuổi Nguyễn Ngọc Ký bị bệnh bại liệt, hai tay không cử động được nữa. Lúc bấy h quê cậu bé Nguyễn Ngọc Ký bị giặc pháp chiếm đóng . Khi hòa bình lập lại, cậu quyết tâm đi học . Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, sự tin tưởng của gia đình cậu dùng đôi chân của mình thay thế đôi tay và đến lớp học đều đặn. Tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ rất xúc động khi đọc những dòng tâm sự trong câu chuyện Những ngày mon men đến lớp, những ngày tập viết, bài tập thủ công 10 điểm.. của tác giả. Đối với 1 cậu bé bình thường việc cầm bút tập viết hay dùng kéo cắt thủ công đã khó, thế mà Nguyễn Ngọc Ký dùng đôi chân của mình để tập viết và cầm kéo để cắt thủ công thực sự là điều mà mọi ng không nghĩ rằng có thể làm được. Điều ngạc nhiên hơn là Nguyễn Ngọc Ký còn dùng chân để vẽ hình trong toán học . Với đôi chân chỉ cần cặp chiếc thước kẻ 1 đường thẳng đã khó, huống hồ phải kẻ những đường ngang dọc lắt léo trong toán học đòi hỏi thật chính xác, hay dùng compa vẽ hình tròn. Bằng ý chí và nghị lực phi thường cậu đã vẽ được những hình khá chuẩn xác. Để rồi vượt lên trên tất cả những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua từ lớp vỡ lòng đến tốt nghiệp trung học. Nguyễn Ngọc Ký luôn là học sinh giỏi, được thầy yêu bạn mến.
Tôi được biết đến cuốn tự truyện nay qua 1 người bạn. Cuốn sách này đã cho tôi hiểu rõ hơn về quá trình vượt khó, vươn lên để hoàn thành chặng đường đầy chông gai ấy. Cuốn sách mỏng nhưng lại chứa đựng rất nhiều câu chuyện đầy cảm động, để ta biết rằng không chướng ngại gì có thể ngăn cản ước mơ của một con người mạnh mẽ và quyết tâm, nhất là khi họ lại có được tình thương và sự ủng hộ không ngừng của bạn bè thầy cô, gia đình và xã hội.
Mong mọi người biết trân quý sự may mắn nếu chúng ta có một thân thể lành lặn, và hãy chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ với những người không được may mắn ấy!
Và hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình, bởi không gì có thể ngăn ta, chỉ cần có một quyết tâm sắt đá, ý chí kiên cường và con mắt nhìn đời một cách lạc quan. “Đủ mạnh mẽ để vượt qua khó khăn”, ” Đủ lạc quan để luôn mỉm cười và cám ơn cuộc đời”
Tham khảo dàn ý thuyết minh về một con vật
Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
- Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), là nhà thơ mù yêu nước của Nam Bộ.
- Giới thiệu đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn:
+ Đoạn trích này nằm ở phần thứ hai của truyện
+ Đoạn trích kể về việc Vân Tiên và Tiểu Đồng bị Trịnh Hâm hãm hại do đố kị, ghen ghét tài năng của Vân Tiên.
b) Thân bài
- Tội ác của Trịnh Hâm
+ Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù lòa, bơ vơ nơi đất khách.
+ Trịnh Hâm mưu hại Vân Tiên dưới lớp vỏ “giúp đỡ”.
+ Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình ngay từ khi mới gặp Vân Tiên.
+ Thái độ của Trịnh Hâm: so đo, tính toán, lo âu khi kết bạn với Vân Tiên, người được đánh giá là tài cao.
+ Dù biết Vân Tiên bị mù nhưng Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đã ngấm vào máu thịt, trở thành bản chất con người hắn.
=> Trịnh Hâm: độc ác, bất nhân, bất nghĩa.
- Việc làm nhân đức và nhân cách của Ngư Ông
+ Vân Tiên được Giao Long “dìu đỡ” và gặp được gia đình nhà Ngư Ông cứu sống.
+ Hành động: cả nhà nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu sống Vân Tiên, mỗi người mỗi việc. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình Ngư Ông đối với người bị nạn.
+ Khi biết được tình cảnh của Vân Tiên:
+ Ông Ngư sẵn sàng cưu mang chàng.
+ Khi cứu mạng không cần đền đáp.
+ Tấm lòng bao dung, vị tha, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm.
+ Cuộc sống của gia đình Ngư Ông: cuộc sống không danh lợi “rày doi mai vịnh vui vầy”, tránh xa những tính toan nhỏ nhen, ích kỉ.
- Tác giả gửi gắm khát vọng, niềm tin vào cái thiện của người dân lao động. Lên án cái xấu, cái ác đang lấp sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang.
c) Kết bài
- Nội dung:
+ Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn.
+ Thể hiện thái độ quý trọng và niềm tin của tác giả với nhân dân lao động.
- Nghệ thuật
+ Tình tiết và diễn biến hành động hợp lí, nhanh gọn.
+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc.
+ Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, giàu cảm xúc.
(hay thì cho mình xin 1 tick)