Câu 9: Hình ảnh người vợ trong câu thơ''Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng'' gợi cho em suy nghĩ gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồi nhỏ sống với đồngvới sông rồi với bểhồi chiến tranh ở rừngvầng trăng thành tri kỷTrần trụi với thiên nhiênhồn nhiên như cây cỏngỡ không bao giờ quêncái vầng trăng tình nghĩaTừ hồi về thành phốquen ánh điện cửa gươngvầng trăng đi qua ngõnhư người dưng qua đườngThình lình đèn điện tắtphòng buyn-đinh tối omvội bật tung cửa sổđột ngột vầng trăng trònNgửa mặt lên nhìn mặtcó cái gì rưng rưngnhư là đồng là bểnhư là sông là rừngTrăng cứ tròn vành vạnhkể chi người vô tìnhánh trăng im phăng phắcđủ cho ta giật mình
Tham khảo:
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú. Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương, chịu khó, không nề hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh "lặn lội thận cò", Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình - Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.
- Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ
THAM KHẢO
Điểm giống nhau:
- Trong cả hai bài, trăng đều là hình ảnh thiên nhiên đẹp, trong sáng, bay bổng, lãng mạn.
- Đều là người bạn tri kỉ với con người trong chiến đấu và trong sinh hoạt hàng ngày.
Điểm khác nhau:
* Trăng trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
- Được đặt trong thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo. Trăng xuất hiện trong giờ khắc trước một trận chiến đấu mà mất mát, hi sinh là những điều không thể tránh khỏi.
- "Đầu súng trăng treo": Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình.
=> Ý nghĩa:
- Trăng là biểu tượng đẹp của tình đồng chí gắn bó, keo sơn trong cuộc chiến đấu gian khổ ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trăng là hình tượng hiện thực và lãng mạn, là biểu tượng cho cuộc sống hòa bình, là hình ảnh của quê hương đất nước.
- Trăng còn là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lạc quan, lãng mạn.
* Trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy:
- Trăng trong quá khứ:
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
...
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.
- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
.....
Đủ cho ta giật mình”
Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
cho câu thơ khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
câu 1: chép chính xác 5 câu thơ tiếp theo
Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió......
câu 2 em chú ý tới hình ảnh nào trong đoạn tho vì sao?
-Em ấn tượng nhất câu :
Cánh buồm dương to như mảnh hồn làng
=> Vì cánh buồm mang cả linh hồn,làng chài ra với biển khơi , tượng trưng cho linh hông thiêng của ngôi làng . Qua đó khẳng định tầm quan trọng của nghề chài lưới và con thuyền.
câu 3 Các từ hăng, phăng, vượt thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng?
- Thuộc động từ mạnh.
=> Làm con thuyền trở nên sinh động, tràn đầy sức sống và làm nổi bật vẻ đẹp của nó
câu 4 có mấy hình so sánh trong đoạn thơ ? Phân tích tác dụng của hình ảnh đó?
- Có một hình ảnh so sánh : Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
=> So sánh “cánh buồm ” với “mảnh hồn làng” khiến hình ảnh cánh buồm trở nên thiêng liêng, sinh động
Hình ảnh người vợ "mụ nọ chanh chua, vợ chửi chồng" gợi cho em suy nghĩ như mọi thứ đều đi ngược lại với luân thường đạo lý. Trong xã hội Việt Nam tồn tại quan niệm là “xuất giá tòng phu”. Vợ sống phải phép với chồng nhưng người vợ trong câu thơ lại chửi chồng. Con người vì tiền mà đánh mất cả đạo làm vợ.