K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 12 2023

Bài thơ Đất Vị Hoàng :

+ Thể thơ : Thất ngôn bát cú Đường luật ( 8 câu, 7 chữ )

+ PTBĐC : biểu cảm

12 tháng 5 2021

*Nêu Đặc điểm chung của Pháp luật?

-Tính giai cấp (tính ý chí): pháp luật bao giờ cũng là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Pháp luật trước hết và luôn luôn là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền trong xã hội. ...

-Tính quy phạm phổ biến: Tính quy phạm là đặc trưng vốn có của mọi pháp luật.

*Tại sao đất nước lại đặt ra pháp luật ?

- Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội.

*So sánh pháp luật và kỉ luật?

-Giống nhau:

+Đều có tính bắt buộc

+Giúp cộng đồng, tổ chức, xã hội trật tự, ổn định, phát triển

+Đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân

- Khác nhau:

Pháp luậtKỉ luật

- Do nhà nước ban hành

- Phạm vi rộng, áp dụng với tất cả mọi người

- Có tính cưỡng chế

- Do cơ quan, tổ chức ban hành

- Phạm vi hẹp, áp dụng với cá nhân nằm trong tổ chức đó

- Không có tính cưỡng chế

"Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật.

Đặc điểm thi luật của bài "Bạn đến chơi nhà" là:

- Có 8 câu bát cú, mỗi dòng thơ gồm 7 chữ 

- Hiệp vần: chữ cuối của các dòng 1-2-4-6-8: nhà - xa -gà - hoa

- Phép đối:

+ câu 3 đối với câu 4 ( Ao sâu nước cả khôn chài cá >< Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà)

+ câu 5 đối với câu 6 (Cải chửa ra cây, cà mới nụ >< Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa)

28 tháng 9 2023

Bài thơ "Bạn Đến Chơi Nhà" của nhà thơ Nguyễn Khuyến có một số đặc điểm thi luật như sau :

`-` Thể thơ : được viết dưới hình thức thơ tứ tuyệt, mỗi câu thơ gồm 4 chữ cái và có nhịp điệu rõ ràng.

`-` Đoạn thơ : được chia thành các đoạn thơ ngắn, mỗi đoạn thơ thường gồm 4 câu thơ, tạo nên sự cân đối và hài hòa trong cấu trúc của bài thơ.

`-` Rõ ràng, dễ hiểu : sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi, dễ hiểu, không sử dụng những từ ngữ phức tạp hay khó hiểu. Điều này giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được ý nghĩa của bài thơ.

`-` Tính chất hài hước : mang tính chất hài hước, lời thoại giữa nhân vật chính và bạn đến chơi nhà tạo nên những tình huống hài hước và gây cười cho người đọc.

`-` Tính chất nhân văn : thể hiện sự quan tâm đến tình cảm, sự chia sẻ và sự đoàn kết trong gia đình và xã hội. Mang thông điệp về tình bạn, tình yêu thương và sự quan tâm đến người khác.

6 tháng 1 2019

- Vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ: nằm giữa sông Hồng và sông Đà.

- Hoàng Liên Sơn là một trong những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, chạy dài khoảng 180km và rộng gần 30km. Đây là dãy núi cao đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu. Dãy Hoàng Liên Son có đỉnh Phan-xi – pang cao nhất nước ta.

7 tháng 1 2022
Tham khảo!Đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt.

– Mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng. – Cách đối: đối hai câu đầu hoặc hai câu cuối, có bài vừa đối hai câu đầu, vừa đối hai câu cuối hoặc không có đối. – Cách hiệp vần: Thường chữ cuối câu một bắt vần với chữ cuối câu 2, 4. Chữ cuối câu hai bằng vần với chữ cuối câu cuối.

1. Hãy nêu vị trí của nước ta?.Phần đất liền giáp với những nước nào? Diện tíchlãnh thổ là bao nhiêu ki lô mét vuông? -2. Nêu vai trò của biển3. Nêu đặc điểm và vai trò sông ngòi của nước ta.4 Nêu đặc điểm của ngành nông nghiệp của nước ta?5. Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu saiTrong một năm, ở nước ta có hai mùa gió chính.3/4 diện tích nước ta là...
Đọc tiếp

1. Hãy nêu vị trí của nước ta?.Phần đất liền giáp với những nước nào? Diện tích
lãnh thổ là bao nhiêu ki lô mét vuông? -
2. Nêu vai trò của biển
3. Nêu đặc điểm và vai trò sông ngòi của nước ta.
4 Nêu đặc điểm của ngành nông nghiệp của nước ta?
5. Hãy điền vào ô trống chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai
Trong một năm, ở nước ta có hai mùa gió chính.
3/4 diện tích nước ta là đồng bằng và 1/4 diện tích là dồi núi.
Nước ta có nhiều rừng, chiếm diện tích lớn hơn cả là rừng ngập mặn.
Nước ta là một nước đông dân và có mật độ dân số cao.
Nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Ngành thủy sản bao gồm hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Nước ta có 45 dân tộc, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông nhất.
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và nghề thủ công.
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý đúng nhất :.
1. Nước ta có dân số tăng:
A. Rất nhanh B. Nhanh
C. Trung bình D. Chậm
2. Đặc điểm của khí hậu nhiệt đơí ẩm gió mùa ở nước ta là:
A. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, gió và mưa thay đổi theo mùa.
B. Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa.
C. Nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn gió và mưa thay đổi theo mùa.
D. Nhiệt độ cao, gió và mưa không thay đổi theo mùa.
3. Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở phía:
A. Bắc, đông và nam. B. Đông, nam và đông nam.
C. Đông, nam và tây nam. D. Đông, nam và tây.
4. Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là:
A. Dãy Hoàng Liên Sơn. B. Dãy Trường Sơn.
C. Dãy núi Đông Triều. D. Dãy núi Bạch Mã.
5. Điều kiện để phát triển ngành thủy sản ở nước ta là :
A. Nước ta có đường bờ biển dài, vùng biển rộng không đóng băng.
B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Người dân có kinh nghiệm trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
D. Tất cả các ý trên.
6. Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ởvùng nào?
A. Vùng núi và cao nguyên B. Đồng bằng
C. Ven biển và hải đảo D. Ở tất cả mọi nơi
 

0
27 tháng 7 2021

Đất Nước của Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay của dân tộc, tác phẩm nói đến khung cảnh thiên nhiên và tình yêu với quê hương, đất nước.

Ngay trong đầu đoạn thơ, tác giả đã nói đến khung cảnh thiên nhiên của mùa thu Hà Nội, nơi có những hương cốm thơm ngát, với tiết trời của mùa thu nhè nhẹ, thoáng mát và những cơn gió thổi của hương cốm mới:

Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.

Tác giả đang nhớ đến những năm tháng sống ở nơi phố phường Hà Nội, nơi có những cảnh vật gần gũi của mùa thu Hà Nội, của những cơn gió mát hiu hiu của tiết trời mùa thu, nơi có những hương cốm mới, làm tâm hồn của người Hà Nội đang xao xác những cảm xúc và tình cảm của con người, nơi đây, con người như đang hòa quyện với không gian của thiên nhiên, đất trời, nơi có những con phố dài man mác, với những hơi may và cảm xúc vơi đầy, sau lưng là những ánh nắng rơi đầy.

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Mùa thu xưa trong tâm hồn của tác giả ngập tràn những cảm xúc, những trạng thái và rơi những cảm xúc xa xưa, nơi đây mùa thu đã rơi, và mùa thu nay đã khác xa so với mùa thu xưa, đứng giữa núi đồi năm nay, tác giả đang dần cảm nhận được những cảm xúc, trạng thái và tâm hồn của những người thi sĩ, đang say đắm, lòng người trước khung cảnh của thiên nhiên, mùa thu của núi rừng Tây Bắc, của đất trời, của những rừng tre phấp phới, trong tiết trời mùa thu của đất trời.

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Trời xanh là của chúng ta, tất cả không gian của núi rừng, của những cánh đồng thơm mát và cánh đồng đang nặng đỏ phù sa, tất cả nó đang dần thể hiện rõ trong từng khoảng khắc và tâm trạng của con người, cảm giác đó nhẹ nhàng nhưng cũng gắn bó và sâu sắc trong cảm xúc của mỗi người, với cánh đồng đỏ nặng dòng phù sa và con đường bát ngát với những núi rừng mênh mang, con người đang dần cảm nhận được những cảm xúc, gắn bó với những quy luật của cuộc sống, của không gian, mênh mông, ở đó con người như gắn bó với những cảm xúc nhẹ nhàng, sâu nắng, nơi con đường xa xôi, và da diết trong tâm hồn:

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!

Đất nước có nhiều truyền thống tốt đẹp, của những con người đã khuất vì bảo vệ sự nghiệp cho đất nước, cho dân tộc, của những đêm bom đạn rầm rầm đổ, những tiếng cười nói đó vọng lên trong những khoảng khắc, cảm xúc của con người nói chung và tâm hồn của con người nói riêng. Những người chưa bao giờ khuất là những con người anh hùng, họ sống mãi với dân tộc Việt Nam, họ đã hy sinh vì đất nước, vì sự độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam:

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

25 tháng 10 2023

Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi, người ta nhắc đến một người con Hà Nội đa tài với nhiều tài nghệ đáng nể. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với bài Người Hà Nội mà còn viết kịch, viết truyện, viết thơ. Trong đó, tác phẩm thơ được nhiều người biết đến và được phổ thành nhạc là bài thơ Đất nước. Bài thơ là hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mùa thu hoài niệm, trong những ngày bom lửa của chiến tranh và trong tầm nhìn về một tương lai mới tươi đẹp.

Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian dài từ 1949 đến năm 1955 và có một số đoạn được trích từ các tác phẩm trước của ông như Sáng mát trong như sáng năm xưa hay Đêm mitting, ... Thế nhưng, với tài năng của mình, Nguyễn Đình Thi đã biến nó thành một chỉnh thể thống nhất và để nó trở thành một trong những tác phẩm thơ viết về đề tài đất nước hay nhất trong diễn đàn văn học Việt Nam.

Mở đầu bài thơ, người ta thấy hiện lên trước mắt là một khung cảnh trời thu với những hình ảnh thật hoài niệm của mùa thu Hà Nội:

"Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

Khi viết bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đang đứng giữa núi trời Việt Bắc, ấy vậy mà ông lại nhớ thương về một Hà Nội xa xôi với mùi hương cốm nồng nàn. Nếu là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết Hà Nội đẹp nhất, thơm nhất vào những ngày thu với bầu trời trong xanh và hương cốm làng Vòng thoang thoảng đưa trong gió. Và Nguyễn Đình Thi - người con của Hà Nội cũng không ngoại lệ khi trăn trở nhớ về Hà Nội của ông.

Đứng giữa chiến khu Việt Bắc, giữa một sáng trời thu "mát trong", ông hoài niệm về một Hà Nội cũng từng có trời thu như thế và thoảng đâu trong gió, mùi cốm đưa lại dìu dịu, nồng nàn - nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

Mùa thu với khung cảnh đất trời Hà Nội cứ dội về tâm trí của ông "tôi nhớ những ngày thu đã xa". Vậy ông nhớ điều gì? Nguyễn Đình Thi nhớ những con phố dài ở Hà Nội, nhớ cái chớm lạnh trên đất trời thủ đô. Làn gió "mát trong" trong lành và hơi se lạnh là cái khiến cho nhà thơ phải thao thức, phải trăn trở nhất lúc này quá khứ và hiện tại đồng hiện với nhau trong từng câu thơ, đọc thơ mà người đọc như cảm tưởng mình đang đứng giữa thủ đô trong một buổi sáng mùa thu lành lạnh vậy. Hình ảnh "hương cốm mới" gợi lên trong lòng chúng ta biết bao hoài niệm về thu Hà Nội với cốm làng Vòng gói trong những chiếc lá sen xanh ngan ngát hương sen, thoảng vào trong gió. Cái mùi hương đặc trưng của thu sẽ chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí, như Hữu Thỉnh cũng đã từng nói về hương ổi mùa thu rằng:

"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió thu
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"

Nỗi "nhớ" của người thi sĩ là nỗi nhớ về những năm tháng khi xưa, khi còn được sống giữa lòng Hà Nội để mà tận hưởng cái "chớm lạnh" se se mùa thu kia. Nguyễn Đình Thi đã tinh tế khi đặt "cái chớm lạnh" tức cái lạnh se se trở thành một phần trong nỗi nhớ Hà Nội, bởi đó là đặc trưng, là hương sắc riêng của trời thu Hà Nội. Và hơn thế, hình ảnh "những con phố dài xao xác hơi may" không khỏi khiến chúng ta mường tượng ra những con phố dài cổ kính của Hà Nội. Những con phố ấy hiện lên thật rõ trong tâm trí của nhà thơ dù ông đang ở trên Việt Bắc. Và nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Nguyễn Đình Thi đã thật tinh tế khi ông đặt ở đây từ Hán Việt "hơi may". "Hơi may" tức là gió lạnh, thế nhưng, ông không dùng hai từ gió lạnh mà lại dùng hai từ "hơi may" khiến câu thơ trở lên đậm một chất tình, vừa êm dịu, nhẹ nhàng mà lại phảng phất đâu đó nỗi buồn. Phải chăng khi nhớ về Hà Nội, Nguyễn Đình Thi nhớ tới một Hà Nội dịu dàng, ngọt ngào như thế?

Kết thúc những hình ảnh hoài niệm về Hà Nội khi xưa là hình ảnh của người vệ quốc quân trên đường ra đi vì chí lớn. Người chiến sĩ ấy ra đi với quyết tâm lớn;

"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy"

Ra đi vì chí lớn, quyết tâm lớn, không hề ngoảnh đầu lại, nhưng trong tâm hồn người chiến sĩ ấy là nỗi lưu luyến quê hương đến vô cùng. Những nắng những lá rơi đầy, vương đầy trên bậc thềm khiến cho lòng người càng bâng khuâng tha thiết hơn. Nỗi buồn tràn đầy khắp tâm tư người chiến sĩ nhưng chẳng hề làm lung lay cái ý chí quyết tâm của mình.

Khổ thơ đầu tiên là những hoài niệm về một Hà Nội êm đềm trong tâm trí nhà thơ. Đó là một Hà Nội những ngày còn hòa bình, còn êm dịu trước chiến tranh!

Kế tiếp theo là những dòng thơ về hiện tại, về mùa thu của đất trời trên chiến khu Việt Bắc đồng thời nó cũng thể hiện sự chuyển biến tâm trạng của tác giả. Nếu như ở đoạn thơ phía trên, Nguyễn Đình Thi thể hiện một mùa thu đầy hoài niệm, phảng phất nỗi buồn thì ở đoạn thơ này, người ta lại thấy một niềm vui phơi phới trong từng dòng thơ:

"Mùa thu nay đã khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Ngay từ những câu thơ đầu của đoạn thơ này, người ta đã thấy niềm vui lan tỏa trong từng câu chữ. Nguyễn Đình Thi khẳng định "Mùa thu nay đã khác rồi", lời khẳng định chắc nịch, chứa chan niềm vui sướng, hân hoan, phấn khởi. Khổ thơ trước là sự hoài niệm, là nỗi buồn phảng phất thì ở khổ thơ này, niềm vui như được nhân lên gấp bội. Cuộc sống mới ở giữa núi rừng Việt Bắc đã cho nhà thơ nguồn cảm hứng dạt dào. Ông viết :

"Tôi đứng vui nghe giữa đất trời
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha"

Một câu thơ mà có đến ba động từ liên tiếp, thể hiện sự tập trung tới cao độ của nhà thơ khi hướng về đất nước, hướng về Tổ quốc của mình. Thêm vào đó, ông sử dụng ở trong đoạn thơ này hình ảnh "rừng tre" - đây là hình ảnh vốn là biểu tượng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. "Rừng tre" ấy đang "phấp phới" trong làn gió mát rượi của mùa thu, trong niềm vui phấn khởi. Cả một "rừng tre" to lớn là thế, ấy vậy mà Nguyễn Đình Thi lại sử dụng từ láy "phấp phới" để chỉ, một từ vốn chỉ dành cho những thứ mềm mại, mỏng manh, nhẹ nhàng trong gió. Điều này thể hiện niềm vui dạt dào trong tâm hồn nhà thơ cũng như trong tâm hồn của con người Việt Nam.

Tiếp theo sau, Nguyễn Đình Thi lại kể về hình ảnh của trời thu, của sắc thu. Vẫn màu xanh ấy thế nhưng, thu ở đây "trong biếc tiếng nói cười", nó là màu xanh trong của hi vọng, của hạnh phúc tràn đầy của những con người được làm chủ đất nước của mình.

"Trời thu thay áo mới
Trong biếc tiếng nói cười thiết tha"

Và niềm vui ấy còn càng trào dâng mạnh mẽ hơn với niềm tự hào về một đất nước giàu có, tươi đẹp:

"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa '

Mỗi lời thơ là một lời giới thiệu, một niềm tự hào to lớn về Tổ quốc của mình. Chẳng thế mà nhà thơ liên tục khẳng định "đây là của chúng ta", lời khẳng định chắc nịch về chủ quyền của đất nước. Và những dòng thơ tiếp theo như một lời giới thiệu về non sông Tổ quốc mình với sự giàu có và tươi đẹp.

Đoạn thơ thể hiện cảm xúc tươi vui, xen lẫn hào hùng- cảm hứng sử thi bát ngát. Ở đó chúng ta thấy được một mùa thu mới mẻ, mùa thu của hạnh phúc được làm chủ quê hương của mình.

Những dòng thơ tiếp theo là hình ảnh của một đất nước trong chiến tranh với bao đau thương, mất mát, thế nhưng, xen lẫn là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc của cha ông.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến chống quân xâm lược mà gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dù có bao nhiêu quân giặc, có mạnh mẽ đến đâu đều bị nhân dân ta đánh bại, làm nên những chiến thắng vẻ vang. Truyền thống đánh giặc ấy không phải chỉ mới có mà nó đã phát triển và được gìn giữ từ bao nhiêu thế hệ trước, từ trận Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, đến hai cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên, chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào! Nói về truyền thống đánh giặc là nói về niềm tự hào rất đỗi lớn lao của dân tộc Việt Nam ta, những lớp người Việt Nam, lớp này kế tiếp lớp khác luôn đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc dù có phải chịu bao đau thương, bao mất mát, hy sinh. Mỗi lời thơ của tác giả như một lời nhắc nhở chúng ta về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của cha ông.

"Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về"

Khơi dậy lên trong lòng mỗi người đọc chúng ta một niềm tự hào dân tộc rất đỗi hào hùng, bởi đất nước của chúng ta là "nước những người chưa bao giờ khuất", chưa bao giờ chúng ta chịu lùi bước trước một kẻ thù nào. Từng tiếng nói "Sát Thát' của cha ông cứ vẳng lên trong đêm, vẳng lên những lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

Không phải dễ dàng chúng ta mới tự hào về truyền thống ấy, bởi chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh cứu quốc, bao mất mát hy sinh, đau thương :

"Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
...
Đã bật lên những tiếng căm hờn"

Nguyễn Đình Thi đã sử dụng ở đây một loạt những hình ảnh đau thương mà chiến tranh gây lên cho dân tộc ta, nào là "dây thép gai đâm nát trời chiều", nào là "những cánh đồng quê chảy máu", ... Tất cả đều là những điều bình dị ở quê hương của chúng ta, nó êm ả là thế cho đến khi bị quân thù giày xéo, chúng đã biến chúng thành biển máu, biển nước mắt. Hình ảnh nhân hóa "cánh đồng quê chảy máu" hay "dây thép gai đâm nát trời chiều" đều nhấn mạnh sự đau thương cùng cảm giác bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào của tác giả. Ôi, chiến tranh, lũ giặc tàn ác đã cướp đi tất cả những yên bình, những hồn hậu của quê hương ta ! Lũ giặc ấy đã khiến cả những "gốc tre hồn hậu" nhất cũng phải "bật lên những tiếng căm hờn"!

Thế nhưng, xen lẫn trong đau thương, người ta vẫn thấy hiện lên ở đó một nét thi vị, một sự lãng mạn của người chiến sĩ. Trong những đêm hành quân giữa rừng sâu, người chiến sĩ trẻ tuổi ấy không thể không nhớ tới người con gái mà mình yêu thương đang ở nơi quê nhà. Và bỗng đâu, đêm hành quân ấy bỗng trở lên thi vị hóa vô cùng :

"Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu"

Còn gì lãng mạn, thi vị hơn thế nữa khi mà tình yêu đôi lứa hòa cùng với tình yêu đất nước, thống nhất trong một tình yêu lớn lao của những người con đất Việt? Nó đã trở thành động lực giúp những người chiến sĩ có thêm sức mạnh để chiến đấu, sớm giành lại độc lập để trở về bên những người thân yêu. Hình ảnh này, chúng ta cũng từng được thấy trong thơ Quang Dũng, khi ông miêu tả những người lính trẻ Hà thành đang hành quân "Tây Tiến":

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

Chúng ta - những người Việt Nam hiền lành, trung hậu, thế nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù dù chúng có mạnh mẽ, có những vũ khí tối tân đến thế nào! Chính vì thế mà sự tàn bạo chúng đặt lên đầu nhân dân ta càng khủng khiếp và man rợ bấy nhiêu, bởi chúng muốn đàn áp, muốn nhấn chìm đi những khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Ở tại khổ thơ tiếp theo này, nhà thơ đã liệt kê cho chúng ta thấy được sự dã man của quân thù, những tội ác mà chúng đã gieo rắc cho nhân dân ta :

"Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Đứa đè cổ, đứa lột da"

Những hình ảnh ấy thật đau đớn làm sao, cho chúng ta thấy được sự tàn ác của bè lũ kẻ thù. Và chính những đau thương ấy, sự khốc liệt ấy vừa khiến ta phải căm hờn vừa rèn giũa cho chúng ta - những người Việt Nam ý chí, sức mạnh, phẩm chất tạo nên những người anh hùng.

Ở hai khổ thơ này, nhà thơ đã sử dụng tương phản hai hình ảnh : tội ác của kẻ thù với sự đau thương cùng sức sống của dân tộc ta để khẳng định những phẩm chất anh hùng, đồng thời khẳng định niềm tin, lòng yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta :

"Xiềng xích bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà"

Cuối cùng để khép lại một bài thơ về đề tài đất nước, Nguyễn Đình Thi đã kể về một đất nước trong niềm vui xây dựng Tổ quốc và trong khát vọng hướng tới tương lai.

Sau chiến tranh, công cuộc đầu tiên cần thiết lập lại đó là công cuộc xây dựng lại Tổ quốc bằng công nghiệp, bằng lao động. Hình ảnh những tiếng kẻng gọi quân cùng làn khói nhà máy bay lên giữa trời thu như khẳng định được sức mạnh của dân tộc ta, khẳng định sự cố gắng xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Đông từ "ôm đất nước" như cái ôm thật chặt của chính tác giả, bao trọn tình yêu của mình dành cho tất cả con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở thành bất khuất, trở thành những anh hùng. Phảng phất ở đây là niềm tự hào mạnh mẽ khi chúng ta - một đất nước nhỏ bé đã vươn dậy từ những đau thương mà tiến lên xây dựng một tương lai sáng ngời cho dân tộc mình.

Cuối cùng, những hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ như "trời đất mới, ánh bình minh" được Nguyễn Đình Thi sử dụng như một hình ảnh gợi lên ngày mai tươi sáng của dân tộc ta. Những con người Việt Nam ta, từ sau chiến tranh, đi lên "như nước vỡ bờ", mạnh mẽ, dữ dội, cố gắng hết sức giành lấy tự do cho chính mình.

Khép lại bài thơ là một hình ảnh vô cùng hùng vĩ, hào hùng, đẹp đẽ :

"Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa"

Hai câu thơ nhưng lại là hai hình ảnh đối lập "bùn, máu" với ánh sáng "chói lòa" làm sáng ngời lên ý chí của con người Việt Nam, tinh thần không chịu khuất phục của dân tộc Việt Nam.

Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ ca ngợi về Tổ quốc, về con người Việt Nam. Nhà thơ đã miêu tả đất nước trong hành trình đi lên từ những đau thương của chiến tranh cho tới khát vọng về một tương lai tương sáng, khi con người Việt Nam được làm chủ quê hương của mình, cùng nhau phát triển đất nước. Sâu bên trong từng câu chữ là niềm tự hào của tác giả về truyền thống của cha ông qua bao thế hệ và nhắc nhở mọi người về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang sức gợi lên, giàu chất thơ, lồng trong tình yêu nước sâu sắc. Ngôn từ thơ giản dị , chan chứa yêu thương, niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng hết sức linh hoạt và nhuần nhuyễn.

Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. Bài thơ đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc ta.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Bài làm

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.

   Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.

     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.


 Soạn văn 10, ngữ văn 10 Cánh Diều  Bài 2: Thơ Đường luật
Soạn bài Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiết

arrow_forward_iosĐọc thêm

Play


00:00
00:29
01:00
Unmute
Play
Đề bài

Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Xác định yêu cầu cần thực hiện của bài tập, xem lại phần Kiến thức ngữ văn đọc lại các bài thơ trung đại đã học chú ý đến các yếu tố như thể loại thể thơ, bố cục các bài thơ, số câu trong một bài, số từ trong một câu,....

- Đọc lại các bài thơ Đường luật trong bài 6 và các bài thơ Đường luật đã học ở trung học cơ sở sưu tầm một số ý kiến kiến thức bên ngoài về thơ Đường Luật.

Lời giải chi tiết

Dàn ý

1. Mở đầu

- Nêu vấn đề (đề tài) được lựa chọn để nghiên cứu: đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học.

- Nêu lí do, mục đích, phương pháp nghiên cứu.

+ Lí do: bản thân cảm thấy hứng thú với thơ Đường luật sau khi được học và tìm hiểu qua một số bài thơ trung đại.

+ Mục đích: giúp mọi người hiểu rõ và hứng thú khi học thơ Đường luật.

+ Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu qua sách vở.

2. Nội dung

- Giới thiệu một số bài thơ Đường luật đã học hoặc được biết đến.

- Phân tích bố cục chung của một bài thơ Đường luật qua một số bài thơ đã tìm hiểu.

- Giới thiệu về quy luật vần, đối, niêm, luật trong thơ Đường luật.

3. Kết luận

Khái quát, tổng hợp các vấn đề đã trình bày.

 

Bài làm

     PGS - TS Lã Nhâm Thìn từng nhận xét: “Thơ Nôm Đường luật là một trong những thể loại độc đáo và đạt được nhiều thành tựu lớn bậc nhất của văn học Việt Nam. Có nhiều tác giả, cũng có rất nhiều những đỉnh cao giá trị văn học thuộc về thơ Nôm Đường luật”. Quả thật, thơ Nôm Đường luật là một thể loại “có một không hai”, nó dường như luôn có ma lực hấp dẫn khiến không ít những người tâm huyết với nó đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tìm ra ngọn nguồn của sức hấp dẫn ấy. Và chúng tôi cũng không phải là một ngoại lệ. Thơ Nôm Đường luật là một “thể loại có nguồn gốc ngoại lai”, chịu ảnh hưởng sâu sắc của thể loại thơ Đường luật Trung Quốc. Song, ảnh hưởng mà không bị “hoà loãng”, “hòa tan”. Trên bước đường dân chủ hóa, dân tộc hoá nền văn học Việt Nam, cha ông ta một mặt tiếp thu những thành tựu văn học của thơ Đường, mặt khác không ngừng Việt hoá, sáng tạo nhằm biến nó thành một di sản văn học mang đậm dấu ấn phong cách con người trung đại Việt Nam. Trong quá trình học tập, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quá trình tiếp thu, Việt hoá và sáng tạo thể thơ Đường luật trong thơ Nôm của dân tộc, song xuất phát từ hệ thống cơ bản của đặc trưng thể loại thơ Đường luật thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu sắc. Với tư cách người nghiên cứu khoa học về kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường Luật qua một số bài thơ trung đại đã học như: Qua đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,... Một mặt, để làm quen với các thao tác nghiên cứu văn học, mặt khác đây cũng là cơ hội để tiếp cận với một hiện tượng văn học vốn rất hấp dẫn và phong phú của nền văn học trung đại Việt Nam.


     Thơ đường luật hay còn được gọi với cái tên là thơ luật đường. Đây là một thể thơ đường với các luật được xuất hiện từ thời nhà Đường của Trung Quốc. Là một trong những dạng thơ đường phát triển rất mạnh mẽ không chỉ trên chính quê hương của nó mà còn nổi tiếng ở một số đất nước lân cận với tư cách là thể loại thơ tiêu biểu nhất của nhà Đường nói riêng và tinh hoa của thi ca Trung Hoa nói chung. Người ta còn gọi thơ Đường luật là thơ cận thể để đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ thể được sáng tác không tuân theo các luật ấy. Thơ Đường luật có một hệ thống các quy tắc rất phức tạp, những quy tắc này được thể hiện ở 5 điều sau: Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục. Xét về hình thức thì thơ đường luật được chia thành các dạng như: Thất ngôn bát cú: tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ. Đây được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật. Thất ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Ngũ ngôn bát cú: 8 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngũ ngôn tứ tuyệt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngoài những dạng được kể trên thì còn rất nhiều dạng không phổ biến khác. Người Việt Nam khi làm thơ đường luật cũng hoàn toàn tuân theo những nguyên tắc này.
     Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng thì gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc thì gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng thì chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này thì được gọi "thất luật".

     Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau vì đều là thanh trắc còn chữ "Ngang" là thanh bằng thì đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.
     Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, thì luật trong các chữ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật bằng trắc

     Luật thơ Đường sẽ căn cứ dựa trên thanh trắc và thanh bằng, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong cùng một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng bao gồm những chữ không có dấu hoặc dấu huyền; thanh trắc bao gồm tất cả các dấu còn lại: sắc, hỏi, ngã, nặng.

     Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường luật là ý nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Đối chữ: danh từ đối danh từ, động từ đối động từ. Đối cảnh: trên đối dưới, cảnh động đối cảnh tĩnh... Nếu một bài thơ Đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau thì bị gọi "thất đối".
Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông rợ mấy nhà,

     "Lom khom" đối với "lác đác" (hình thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa hình), song nếu nối hình ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" thì vì một câu diễn tả về cảnh động, còn một câu diễn tả về cảnh tĩnh, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ý là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "rợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.
     Nhị tứ lục phân minh (Câu 2,4,6 phải đối ý).

2. Niêm

     Các câu trong một bài thơ Đường luật giống nhau về luật thì được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nhì trong cả hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ suất mà làm thành không niêm thì bài đó bị gọi là "thất niêm".

     Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường luật chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

Câu 1 niêm với câu 8

Câu 2 niêm với câu 3

Câu 4 niêm với câu 5

Câu 6 niêm với câu 7

    Còn đối với Nguyên tắc niêm ở thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: Câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 1. Chẳng hạn với luật vần bằng:
- B - T - B B

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

- B - T - B T

- T - B - T B

- T - B - T T

- B - T - B B

Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

3. Vần

     Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường luật chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường luật mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần thì được gọi "thất vần".

     Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường luật dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

     Hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" vì chỉ phát âm gần giống nhau.

4. Bố cục

     Bố cục một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật theo truyền thống thường được chia gồm 4 phần: Đề, Thực (hoặc Trạng), Luận, Kết. "Đề" gồm 2 câu đầu trong đó câu đầu tiên gọi là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ý để đi vào phần sau. "Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích rõ ý đầu bài. "Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, bình luận 2 câu thực. "Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ý toàn bài, trong đó câu số 7 là câu "thúc" (hay "chuyển") và câu cuối là "hợp". Có người cho rằng Hai câu đề giới thiệu về thời gian, không gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao
     Đối ý: Một nguyên tắc cố định trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại đường luật chính là ý nghĩa của câu thứ 3, thứ 4 phải đối nhau và cả 2 câu thứ 5, thứ 6 cũng phải đối nhau. Đối chính là sự tương phản về nghĩa của cả từ đơn, từ láy hoặc từ ghép và nó bao gồm cả sự tương đương trong cách mà tác giả sử dụng từ ngữ. Đối chữ là động từ đối động từ, danh từ với danh từ. Đối cảnh là cảnh đội đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới… Nếu trong một bài thơ đường luật mà các câu 3, 4 không đối nhau hoặc những câu 5, 6 không đối nhau thì được gọi “thất đối”.

      Thơ thất ngôn bát cú có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều đó lại được người xưa ưa thích nhất, thường dùng để bày tỏ tình cảm ý chí, ngâm vịnh, xướng họa... Và trong tất cả các kỳ thi xưa đều bắt thí sinh phải làm.

      Tại quê hương của Đường thi cũng là nơi mà phong trào tập cổ, sáng tác thơ Đường luật rầm rộ nhất, lý luận thi pháp thơ Đường luật Trung Quốc không có khái niệm Đề, Thực, Luận, Kết mà thay bằng khái niệm đầu liên, hàm liên, cảnh liên, vĩ liên, nói ngắn gọn bằng tổ hợp bốn từ Khởi (khai), Thừa, Chuyển, Hợp. Tuy nhiên cách phân chia này cũng không khác gì cách phân Đề, Thực, Luận, Kết về mặt ý nghĩa. Tuy nhiên, đa phần tài liệu Việt Nam vẫn đi theo cách chia Đề, Thực, Luận, Kết. Vì vậy, khi học hoặc tiếp cận Đường luật.
      Một quan niệm khác áp dụng cấu trúc 2-4-2 cho bài thơ thất ngôn bát cú. Theo đó quan niệm này đứng ở góc độ không gian-thời gian nghệ thuật để khảo sát toàn bài dựa theo logic hai câu đầu và hai câu cuối bài thơ Đường luật thường yếu tố thời gian chiếm vị trí chủ đạo, còn bốn câu giữa trật tự không gian là chủ đạo và tác giả dường như dừng lại để quan sát sự vật.

      Cũng cần nhắc đến quan điểm "Cảnh-Tình" của Kim Thánh Thán khi chia bài thất ngôn bát cú thành hai phần đều nhau, theo đó bốn câu trên của bài nặng về cảnh và bốn câu dưới nặng về tình.

      Hiện nay, các nhà nghiên cứu có xu hướng không cố tìm quy luật chung về bố cục để áp dụng trong hàng loạt bài thơ mà áp dụng quan điểm nghiên cứu đã có từ thời Minh mạt Thanh sơ ở Trung Hoa, quan điểm bám sát và tuân thủ cách phân chia bố cục của từng bài thơ theo mạch cảm xúc của thi nhân biểu hiện trong bài. Một ví dụ là bài thơ hết sức nổi tiếng Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan hoàn toàn có thể được phân tách theo bố cục 1/7, hoặc bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến có thể bố cục 7/1 hoặc 1/6/1.

      Khi làm thơ Đường Luật thì chúng ta phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không tuân theo đúng quy tắc thì dù nội dung bài thơ của bạn có hay đến mấy đi nữa thì cũng không được chấp nhận.