sau khi tìm hiểu về " truyền thuyết thiên y a na ", anh / chị hãy viết một bài văn phân tích thông điệp mà người dân khánh hòa gửi gắm qua truyền thuyết này
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng.
Tham khảo
Cô gió không có dáng hình và không ai thấy cô nhưng cô vẫn âm thầm làm những việc tốt. Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học về những việc tốt, chúng ta hãy cứ gieo những mầm yêu thương và tốt đẹp mà không cần người khác phải biết đến hay biểu dương vì những yêu thương cho đi thì tự khắc ta đã cảm thấy hạnh phúc.
Dù Gió không có dáng hình, chẳng ai nhìn thấy nhưng mọi người vẫn nhận ra cô vì cô luôn giúp đỡ người khác, mang lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người. Chúng ta cũng như vậy, những việc làm tốt có thể không ai nhìn thấy nhưng chỉ cần chúng ta luôn biết quan tâm, giúp đỡ, mang lại niềm vui và tiếng cười cho người khác thì mọi người sẽ yêu thương và quý trọng bạn.
Cách tìm hiểu 1 tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết là:
1. Đọc tác phẩm: Bước đầu tiên là đọc tác phẩm truyền thuyết một cách cẩn thận và chú ý. Đọc từ đầu đến cuối để hiểu nội dung và cốt truyện chính của câu chuyện.
2. Phân tích cốt truyện: Xác định các yếu tố cốt truyện chính của truyền thuyết, bao gồm nhân vật, tình tiết, và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải. Tìm hiểu về sự phát triển của câu chuyện và những sự kiện quan trọng trong đó.
3. Nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử: Tìm hiểu về nguồn gốc của truyền thuyết, bao gồm nguồn cảm hứng, nguồn tác giả, và lịch sử phát triển của câu chuyện. Điều này có thể bao gồm tìm hiểu về nguồn gốc dân gian, các phiên bản khác nhau của câu chuyện, hoặc các sự kiện lịch sử liên quan.
4. Phân tích nhân vật: Nghiên cứu và phân tích các nhân vật trong truyền thuyết, bao gồm đặc điểm, vai trò, và tác động của họ đến cốt truyện. Tìm hiểu về nhân vật chính, nhân vật phụ và mối quan hệ giữa họ.
5. Tìm hiểu về giá trị văn hóa và thông điệp: Xem xét giá trị văn hóa và thông điệp mà truyền thuyết muốn truyền tải. Phân tích các yếu tố văn hóa, tôn giáo, xã hội, và đạo đức có thể hiện trong câu chuyện.
6. So sánh và nghiên cứu: Nếu có, so sánh truyền thuyết với các phiên bản khác hoặc các truyền thuyết tương tự trong văn hóa khác. Nghiên cứu ý nghĩa và tác động của truyền thuyết đối với văn hóa và xã hội.
7. Thảo luận và nghiên cứu tiếp: Thảo luận với người khác về truyền thuyết và nghiên cứu thêm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như sách, bài nghiên cứu, hoặc tài liệu trực tuyến để có cái nhìn toàn diện hơn về truyền thuyết. Qua việc áp dụng các bước trên, bạn sẽ có cơ sở để tìm hiểu và phân tích một tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết một cách chi tiết và sâu sắc.
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Ánh trăng ở khổ cuối bài thơ
2. Thân bài
- Hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh
- Hình ảnh vầng trăng đã chuyển thành ánh trăng. Ánh trăng soi rọi vào quá khứ, vào những tháng ngày mà con người vẫn còn gắn bó với trăng để từ đó đánh thức lương tâm con người.
- Trăng không trách mắng, trăng chỉ lặng im, một cái lặng im đáng sợ hơn cả lời nói. Sự lặng im ấy biểu thị cho sự nghiêm khắc của quá khứ.
- Hai chữ " giật mình" thể hiện sự ăn năn của tác giả. Đó là một cái giật mình đầy tính nhân văn, mang một ý nghĩa nhắc nhở nghiêm khắc rằng đừng quên quá khứ mà hãy sống thủy chung với quá khứ
=> Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn thơ cuối này là nhắc nhở con người về lẽ sống nghĩa tình, thủy chung. Phải biết trân trọng quá khứ, không thể quên đi quá khứ của chính mình.
3. Kết bài
Hình ảnh ánh trăng gợi nhắc con người về lẽ sống thủy chung, nhắc con người ghi nhớ quá khứ, bắn bó với quá khứ. Có như thế thì tương lai mới trở nên tốt đẹp hơn.
Tham khảo
Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.
Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.
Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.
Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.
Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.