Phân tích tác dụng của việc dùng biện pháp liệt kê ở các câu sau:
a. Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược. Thượng Đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên)
b. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)
c. Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, thượng thư Lí Khánh cùng kế tự vẫn.
(Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo)
a. Liệt kê: tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược
=> Tố cáo hàng loạt những tội ác của viên tướng bại trận Bắc triều
b. Liệt kê: gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… / gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…
=> Kể tên các món ăn thường thấy và các món ăn khác lạ trong dịp cỗ Tết, từ đó làm nổi bật được sự phong phú của nền ẩm thực dân tộc
c. Liệt kê: ngày tháng cùng các trận đánh và kết quả của kẻ thù
=> Nhấn mạnh thất bại thảm hại của kẻ thù, sức mạnh chiến đấu của ta và cảm xúc vui sướng, tự hào trước chiến công lẫy lừng của dân tộc