Bạn có cảm thấy hứng thú khi đọc những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của bản thân.
- Giải thích khái niệm, ý nghĩa của người kể chuyện toàn tri.
- Triển khai luận điểm, lí lẽ và bằng chứng rõ ràng, mạch lạc và có sự liên kết giữa các đoạn.
- Khái quát lại quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết:
Một tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri có khả năng tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt của tác phẩm, khơi gợi sự hứng thú của bạn đọc và không chỉ tái hiện lại câu chuyện một cách hoàn hảo mà còn nêu được quan điểm, thái độ của người kể chuyện. Người kể chuyện toàn tri là một người có kiến thức đầy đủ về các sự kiện của câu chuyện và các động cơ và suy nghĩ chưa được làm sáng tỏ của các nhân vật khác nhau. Một người kể chuyện toàn tri thậm chí có thể biết và nói với người đọc những điều về các nhân vật mà họ không biết cho chính họ. Người kể chuyện toàn tri có thể bị xâm phạm và can thiệp vào việc truyền tải câu chuyện của chính họ để giải quyết trực tiếp cho người đọc; đồng thời họ còn có thể bình luận về các hành động, truy tố hoặc thậm chí đưa ra những bài học đạo đức. Một người kể chuyện toàn tri cung cấp một ý tưởng về suy nghĩ và cảm xúc của tất cả các nhân vật; điều này đặc biệt hữu ích trong một câu chuyện dài hoặc phức tạp có nhiều nhân vật. Bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; nó cũng giúp người đọc hiểu hơn về tâm lý của các nhân vật. Trong văn học, một quan điểm toàn tri là một trong đó người kể chuyện biết suy nghĩ và hành động của mỗi nhân vật trong câu chuyện kể; được gọi là người thứ ba toàn tri. Một người kể chuyện toàn tri ở ngôi thứ ba có thể nhảy tự do giữa tâm trí của các nhân vật khác nhau, trong các chương khác nhau hoặc thậm chí trong cùng một cảnh. Người kể chuyện trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền chính là người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba đã đưa người đọc đến với câu chuyện về ba nhân vật Giăng Van-giăng, Phăng-tin và Gia-ve; đến gần hơn với tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và hòa mình vào diễn biến sự việc một cách triệt để. Như vậy, bằng cách thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của nhiều nhân vật, người kể chuyện toàn tri đã cung cấp một cái nhìn đa sắc thái hơn về các sự kiện; giúp người đọc hiểu được tâm lý, cảm xúc của các nhân vật và góp phần tạo nên sự hứng thú của bạn đọc khi đọc tác phẩm đó.
Các tác phẩm tự sự thường được kể bởi người kể chuyện toàn tri hoặc từ điểm nhìn của các nhân vật (hạn tri). Có người cho rằng, người kể chuyện toàn tri là một ước vọng phi thực tế. Vì vậy mà họ thích câu chuyện được kể từ điểm nhìn của các nhân vật trong truyện hơn. Nhưng cũng có người lại thích đọc tác phẩm được kể bởi người kể chuyện toàn tri. Vì khi đó người đọc có được cái nhìn bao quát về sự việc. Dù tác phẩm tự sự có được kể bởi người kể chuyện toàn tri hay không, tôi cũng đều hứng thú nếu tác phẩm đó có một cốt truyện hấp dẫn hay ngôn từ và thông điệp hay, ý nghĩa. Người kể chuyện của tác phẩm với tôi chỉ là một yếu tố.
Mong mọi người giúp ạ, mình đang rất cần và cũng rất mong mọi người không sao chép ở ngoài
Trong cuộc sống, con người có thể thể hiện sức mạnh của mình bằng cơ bắp, bằng quyền lực, bằng đồng tiền.. Nhưng Lê-nin, người thầy của cách mạng vô sản đã nêu lên một ý kiến khác: "Ai có tri thức người đó có sức mạnh". Câu nói của Lê-nin đã giúp chúng ta suy nghĩ nhiều hơn về giá trị của tri thức và người tri thức. "Tri thức" là vốn hiều biết về tự nhiên, xã hội, là kinh nghiệm, kĩ năng mà con người lĩnh hội được thông qua học tập trải nghiệm cuộc sống. "Sức mạnh" là một cách nói ẩn dụ chỉ khả năng thực hiện một việc nào đó. Câu nói trên của Lê-nin muốn khẳng định một điều rằng: Người có được tri thức sẽ có khả năng thực hiện được mọi việc, giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, biết cách vượt qua khó khắn, trở ngại
Đoạn văn tham khảo:
Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
Tình cảm giữa con người với con người, con người với sự vật, con người với quốc gia luôn là những tình cảm thiêng liêng, đáng quý. Nhà thơ Thanh Thảo cũng đã lấy cảm hứng từ tình cảm đó mà viết nên bài thơ “Gặp lá cơm nếp” gợi lên trong em rất nhiều suy nghĩ về tình cảm con người.
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” nói về dòng cảm xúc của nhân vật người con dành cho người mẹ già và đất nước. Thanh Thảo đã gửi gắm nhiều tâm tư, nỗi nhớ và tình cảm của mình thông qua nhân vật người con. Trên đường hành quân tại chiến trường Trường Sơn khốc liệt, người con vô tình ngửi thấy hương vị của lá xôi nếp lạ lùng nhưng lại rất thân quen. Mùi hương ấy dẫn anh nhớ về hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu khó đang đứng trong bếp nấu cơm cho anh khiến anh xúc động nghẹn ngào. Mùi hướng ấy còn đưa anh nhớ đến hương vị thân thuộc của quê hương đất nước, để rồi nỗi nhớ ấy được chia đôi cho mẹ già và đất nước. Tình cảm thương nhớ, thủy chung ấy đã bừng lên ngọn lửa hồng thắp sáng tâm hồn nhạy cảm và bùng lên ý chỉ quyết tâm hoàn thành trách nghiệm bảo vệ Tổ quốc của mình.
Thông qua tình cảm gắn bó thiêng liêng ấy của người con với người mẹ, đất nước chúng ta cũng có thể soi xét vào bản thân mình. Trong cuộc sống, chúng ta bị quy định bởi rất nhiều mối quan hệ. Từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn bó với cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Tình cảm đó chắc chắn luôn là thiêng liêng, quan trọng nhất với cuộc đời mỗi người. Cho dù mai này có trưởng thành và đi thật xa, nhưng khi cuộc sống có quá nhiều áp lực, khó khăn, thì gia đình là nơi bình yên và hạnh phúc nhất để quay trở về. Người ta nói, giữa cha mẹ và con cái luôn có một sợi dây liên kết vô hình. Điều này quả thật rất đúng đắn. Hình ảnh cha mẹ luôn gắn liến với công lao sinh thành, dưỡng dục lớn lao, nên bổn phận làm con, chúng ta phải biết yêu thương, kính trọng và báo hiếu với cha mẹ khi còn có thể. Bởi lẽ tình cảm gắn kết ấy là duy nhất, không có gì có thể thay thế được bằng tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái và sự biết ơn, dựa dẫm vào cha mẹ của người con.
Đi ra xa hơn là tình cảm của con người dành cho quê hương, đất nước. Sinh ra trong một cộng đồng nhỏ là gia đình, đến khi trưởng thành và lớn lên, con người phải chung sống, đóng góp sức mình vào cộng đồng lớn hơn. Đó chính là xã hội, quê hương và đất nước. Trong xã hội hòa bình bây giờ, chúng ta không cần phải hi sinh bản thân mình vào công cuộc kháng chiến cách mạng như thời xưa. Nhưng khi Tổ quốc cần đến mình, là một người trẻ tuổi, chúng ta phải sẵn sàng và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ cho đất nước. Không được thờ ơ, trốn tránh mà phải dũng cảm, tự tin làm chủ non sông, đất nước, đưa quê hương mình ngày một phát triển và sánh ngang với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ căn dặn.
Tóm lại, tình cảm của con người trong cuộc sống là rất da dạng, bởi con người là một cá thể nhỏ bé trong một cộng đồng rộng lớn. Chúng ta hãy luôn dành những tình cảm yêu thương, gắn bó với những điều giản dị nhất quanh ta.
Đoạn văn tham khảo:
Sử thi là thể loại văn học dân gian đã xuất hiện từ bao đời nay. Ra đời từ thời cổ đại, sử thi đã ghi lại cuộc sống qua thế giới quan của con người thời kì cổ đại. Con người thời kỳ nguyên thủy với nhu cầu nhận thức, giải thích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc thị tộc đã sáng tạo ra các vị thần, bán thần. Những câu chuyện về lịch sử, xã hội qua tư duy thần thoại của người xưa đã bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó,… tạo nên tính chất hoang đường, kỳ vĩ của bức tranh sử thi. Nếu người Hy Lạp có niềm tin về thế giới thần linh ngự trên đỉnh Olympia thì người Êđê cũng có niềm tin về Yang. Mặc dù thời gian sử thi và thời gian hiện tại cách nhau rất xa nhưng việc những sử thi nổi tiếng như I-li-át, Ô-đi-xê hay ở Việt Nam có sử thi Đăm Săn vẫn được biết tới rộng rãi tới bây giờ đã chứng mình giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của thể loại này. Hơn nữa nó đã phản ánh được phần nào chân dung cuộc sosonsg và những quan niệm buổi đầu của con người về thế giới. Tóm lại, dù mốc thời gian có chênh lệch nhưng cả sử thi Iliad và sử thi Đam Săn đều có chung những vấn đề lịch sử của nhân loại trong thời đại anh hùng xa xưa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của mỗi chúng ta về thể loại sử thi trong nền văn học dân gian nói riêng cũng như nền văn hóa dân gian nói chung.
Phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ qua tác phẩm của Nam Cao:
- Họ là những người nông dân nghèo bị đẩy xuống đáy cùng của xã hội nhưng tâm hồn và phẩm chất lại không hề bị tha hóa. Lão Hạc trước sau vẫn là người nông dân lương thiện, quyết không chịu theo gót Binh Tư để có miếng ăn; cũng không muốn tranh việc nhẹ với đàn bà con gái trong làng; cùng không muốn phiền lụy đến bà con trong làng xóm nên đã chọn cái chết tức tưởi để chấm dứt mọi đau khổ và giữ trọn được số tiền cho đứa con trai.
- Lão Hạc hay chính người nông dân là người giàu lòng tự trọng, giàu lòng yêu thương và vô cùng ý thức được nhân phẩm của mình.
* Số phận của lão Hạc:
- Chịu cảnh một cổ 2 chòng, chịu nhiều tầng áp bức: đó là chế độ thực dân nửa phong kiến (tầng áp bức Nhật, Pháp, phong kiến) mà gọi chung là giai cấp thống trị. Người nông dân đứng trước tình cảnh bức bách ấy thì đói nghèo thiếu thốn là tất yếu.
- Và số phận tất yếu không thể nào khác là cái chết, chết một cách đau khổ và tức tưởi, nhưng chết một cách trong sạch, không bị tha hóa.
=> Số phận của người nông dân trong xã hội cũ: bất hạnh, nghèo khổ, đau đớn, chồng chéo trong những bi kịch không lối thoát.
“Việt Nam là nước nhỏ hay không nhỏ”? là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong xã hội ngày nay. Với những lịch sử hào hùng, đầy tự hào từ thuở cha ông khai sinh lập địa tới nay, mỗi chúng ta đều có thể ngẩng cao đầu với các nước khác khi giới thiệu, khẳng định về đất nước nghìn năm văn hiến của chúng ta. Mặc dù vậy, nước ta có nguy cơ tụt hậu vì chiến tranh và tâm thế nhỏ của một số người mặc cảm về đất nước nhưng đừng vì những điều nhỏ bé đó mà làm đánh mất đi sự vẻ vang, tự hào khi nói về Việt Nam. Hãy nhìn vào những mặt tích cực, những điều tốt đẹp mà cha ông dành cho chúng ta, những điều mà biết bao thế hệ phải đánh đổi bằng xương máu của mình để lại cho con cháu bây giờ. Để rồi từ đó, mỗi chúng ta hãy cần phải biết phát huy, bảo vệ những điều vốn có để giúp đất nước ngày một phát triển hơn.
Tham khảo!
"Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” là một trong những vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi trong xã hội hiện nay. Thật đáng buồn là hiện nay, trong xã hội vẫn có những cá nhân cho rằng Việt Nam là một quốc gia yếu kém về mọi mặt từ kính tế, văn hóa đến xã hội. Họ so sánh một cách chủ quan Việt Nam với các quốc gia siêu cường khác như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc... Họ so sánh mà không nhìn vào lịch sử dân tộc, về những đau thương dân tộc ta đã trải qua. Việt Nam bước ra khỏi chiến tranh với tâm thế là một nước chiến thắng mang trên mình những vết thương chiến tranh. Chúng ta bắt đầu phát triển muộn hơn các nước khác nhưng quá trình phát triển lại nhanh hơn. Việt Nam đang ngày một phát triển và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, nhận được sự tôn trọng của rất nhiều quốc gia. Như vậy có thể thấy, Việt Nam ta không nhỏ, chúng có lịch sử hào hùng, có những con người đáng tự hào đang ngày đêm xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Lời văn đề (1) đưa ra yêu cầu kể chuyện, những chữ cho biết điều đó “kể”, “Câu chuyện”
- Các đề (3), (4), (5) không có từ kể và đều là văn tự sự. Các từ quan trọng: kỉ niệm, ngày sinh nhật, đổi mới, đã lớn.
- Những đề kể việc:
+ Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
+ Ngày sinh nhật của em
+ Quê em đổi mới
- Những đề kể về người:
+ Kể về một người bạn tốt
+ Em đã lớn rồi
Đoạn văn tham khảo:
Khi đọc những câu chuyện của người kể toàn tri, tôi cảm thấy hứng thú và bị hấp dẫn. Bởi tác giả đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn toàn diện và khách quan về tác phẩm. Người kể không tham gia vào việc phân tích diễn biến tâm lý hay đưa ra những bình luận, nhận xét về nhân vật. Nhờ đó, người đọc có được khoảng trống để lấp đầy những cảm nhận, suy tư, trăn trở về những sự việc xảy ra trong tác phẩm. Chính người đọc cũng trở thành một người kể chuyện toàn tri khi đồng hành cùng tác giả khám phá những cung bậc cảm xúc, những tình huống bất ngờ trong tác phẩm. Đó chính là hành trình đồng sáng tạo của độc giả. Do đó, những tác phẩm tự sự được kể bởi người kể chuyện toàn tri luôn có sức hút, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của bạn đọc.