K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ta đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa. 

- Giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh

- Viết “Bình Ngô đại cáo”

13 tháng 5 2022

Tham Khảo

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1418 - 1427), với tư tưởng quân sự thiên tài, Nguyễn Trãi đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Trong đó, nghệ thuật “tâm công” là một trong những nét nổi bật.

Trong Lịch sử dân tộc, Nguyễn Trãi là một nhà hoạt động chính trị, quân sự và ngoại giao lỗi lạc, nhưng trước hết và bao trùm ông là nhà tư tưởng. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ hoạt động của Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “đại nghĩa”, “chí nhân”. Trên nền tảng tư tưởng “nhân nghĩa” ấy, tư tưởng quân sự của ông gồm hệ thống tri thức toàn diện và sâu sắc, phương pháp xem xét thời cuộc, phân tích cục diện chiến tranh có tính biện chứng, khoa học. Nó không những có ý nghĩa trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cả về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để chiến thắng quân xâm lược ở thế kỷ XV, mà còn có giá trị to lớn đối với các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm sau này và làm phong phú thêm kho tàng tư tưởng, nghệ thuật quân sự của dân tộc. Đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã dâng thủ lĩnh Lê Lợi cuốn “Bình Ngô sách”; trong đó, bao gồm những phương lược cơ bản để đánh đuổi quân Minh. Đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là đã giúp Lê Lợi xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện, trên các mặt: đánh bằng quân sự, đánh bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy, thu đất giành dân, phá chính quyền địch, lập chính quyền ta và đặc biệt là “đánh vào lòng quân địch” - “tâm công”. Nghệ thuật “tâm công” là một đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi và được thể hiện rõ nét trên những nội dung cơ bản sau:

1. Coi trọng đánh vào tinh thần, tư tưởng quân địch, làm suy sụp ý chí chiến đấu của chúng, thực hiện “không đánh mà thắng”. Trong khi tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phát triển lên chiến tranh giải phóng, cùng với việc bày mưu kế để giành thắng lợi to lớn trên chiến trường, Nguyễn Trãi hết sức coi trọng mặt trận đấu tranh chính trị, ngoại giao và binh vận với quân Minh. Ông thường xuyên theo dõi sát những biến động nội tình nước địch; hiểu thấu đáo tâm lý, tư tưởng của từng viên tướng và quan quân nhà Minh trên chiến trường. Trên cơ sở đó, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã chủ động viết trên 60 bức thư cho bọn chỉ huy quân Minh, như: Vương Thông, Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Lương Nhữ Hốt, Dã Tung, Liễu Thăng,… để lên án bọn xâm lược và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những lá thư tố cáo tội ác, vạch trần luận điệu lừa bịp “Phù Trần diệt Hồ” cũng là phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp mọi lực lượng trong cả nước để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh là hoàn toàn phù hợp với quy luật của các cuộc khởi nghĩa vũ trang, cuộc chiến tranh nhân dân chống lại sự thống trị của kẻ ngoại xâm.                  

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là thứ nhất, đánh vào thành trì là thứ hai. Thực tiễn cho thấy, trong 15 thành quân Minh trấn giữ, Nghĩa quân chỉ tiêu diệt 02 thành bằng bạo lực vũ trang, số còn lại đều bằng vận động chính trị, dụ hàng hoặc buộc địch phải giao nộp thành trì. Với kết quả này, Nguyễn Trãi vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh trong thời điểm lịch sử lúc bấy giờ, vừa tiết kiệm xương máu binh sĩ để kháng chiến lâu dài. Số văn kiện phục vụ cho đấu tranh ngoại giao, binh vận, Nguyễn Trãi viết trong cuộc kháng chiến chống Minh khoảng 76 văn bản. Buông ngòi bút ra, Nguyễn Trãi còn là người lính xung kích, ông từng đến thành Tam Giang (Việt Trì, Phú Thọ) để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Tương tự, tướng Minh là Thái Phúc giữ thành Nghệ An, đã nghe theo lời khuyên có tình có lý của Nguyễn Trãi mà mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn đang mạnh.         

2. Tích cực kêu gọi ngụy quân, ngụy quyền - những người lầm đường lạc lối quay về với chính nghĩa. Đây là “mũi tiến công” quan trọng, góp phần làm suy yếu nhanh chóng chế độ đô hộ của nhà Minh. Bởi lẽ, trong 10 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã xây dựng được một hệ thống ngụy quân, ngụy quyền - một lực lượng đáng kể tiếp tay cho giặc đàn áp, bóc lột nhân dân ta. Để công tác này được hiệu quả, tư tưởng chủ đạo của ông là bằng mọi cách phân hóa, thức tỉnh, thuyết phục họ trở về với chính nghĩa dân tộc, quay giáo đánh vào quân giặc. Trong một bức thư gửi cho ngụy quân, ngụy quyền ở thành Điêu Diêu - thành tiền tiêu trong hệ thống thành trì, đồn bốt bảo vệ thành Đông Quan, Nguyễn Trãi viết: “Người xưa nói: “Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế, huống chi là người?... Bọn các ngươi nếu biết rửa lòng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì không những rửa mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta không nói lời rồi lại ăn lời. Nếu các ngươi lại còn tiếc tham ngụy chức, chống cự vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các ngươi tất nặng hơn giặc Ngô đấy”1. Nguyễn Trãi hiểu rất rõ rằng, không phải tất cả các ngụy quân, ngụy quyền đều mất hết ý thức dân tộc, nên trong tư tưởng và hành động, ông chú ý khơi dậy ở họ lòng yêu giang sơn, Tổ quốc để có hành động thích hợp, góp phần vào sự nghiệp giải phóng đất nước.  Chính sách đối xử với ngụy quyền, ngụy quân do Nguyễn Trãi vạch ra đậm chất nhân văn và hết sức cụ thể. Một mặt, ông cam kết bảo đảm tính mạng cho họ, gia đình, vợ con họ được đối xử tử tế, nhà cửa, tài sản riêng không bị xâm phạm. Mặt khác, ông xem xét phải trái những chuyện đắc thất của cổ nhân, để bày tỏ hòa hảo thân tình trước sau như một của Nghĩa quân, v.v. Hiệu quả của chính sách này khiến giặc Minh phải thừa nhận “Binh sĩ Việt còn nhớ tục xưa”, nghĩa là thừa nhận ngụy quân vẫn còn tinh thần dân tộc, nên nhiều nơi quân sĩ Việt đã giúp nhân dân nổi dậy và làm binh biến.

3. Mở lượng khoan hồng đối với quân địch thất bại, giữ tình hòa hiếu lâu dài giữa hai nước. Ngay từ đầu cuộc Khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã chủ trương vừa đánh, vừa tiếp xúc, trao đổi thư từ với các tướng lĩnh và triều đình nhà Minh; từ đó, diễn ra có đánh, có hòa, đấu tranh có lý, có tình với nội dung có sức thuyết phục cao, phù hợp với tâm lý, tư tưởng của những đối tượng khác nhau, làm cho chúng phải nể phục, nên dụ hàng được cả đạo quân viễn chinh của nhà Minh. Tha cho 10 vạn quân Minh về nước, Nguyễn Trãi hiểu rất rõ tính chất và đặc điểm của mối quan hệ bang giao giữa hai nước, nhất là đối với triều đình nhà Minh - láng giềng nước lớn của Việt Nam qua những tập quán thông thường diễn ra hàng thế kỷ. Vì thế, Hội thề Đông Quan là một hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Tại Hội thề, tướng giặc là Vương Thông và 10 vạn quân sĩ nhà Minh đều phải lần lượt thề trước nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân nước ta trước khi rút về nước. Nội dung lời thề không chỉ là rút nhanh, rút hết mà chủ yếu là không bao giờ quay lại xâm lược nước ta một lần nữa và khi về đến Trung Quốc cũng phải tâu lên với triều đình Nhà Minh như vậy. Đây có thể được gọi là một “Hiệp ước hòa bình” giữa hai nước có chiến tranh. Sử cũ ghi lại, trước ngày lên đường về nước, Vương Thông đã sang chào từ biệt đại bản doanh của Nghĩa quân và ở lại một đêm cùng các lãnh tụ và tướng lĩnh Lam Sơn vui chơi, trò chuyện rất cởi mở, thân mật. Sáng hôm sau, Vương Thông lên đường, các lãnh tụ Nghĩa quân tiễn tặng rất trọng hậu: trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ và nhiều tặng vật khác. Không chỉ tướng lĩnh mà cả 10 vạn hàng binh địch đều rất cảm động, vui sướng trước thái độ khoan hồng, nhân đạo và cử chỉ cao đẹp của quân đội và nhân dân Đại Việt. Đường lối kết thúc chiến tranh ấy đã trở thành kinh nghiệm quý trong các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta sau này.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, nghệ thuật “tâm công” trong tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự, cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển.

3 tháng 4 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Trị vì : 22 tháng 12 năm 1788 – 16 tháng 9 năm 1792

1)Tước hiệu

2)Niên hiệu

3)Thụy hiệu

4)Miếu hiệu

5)Triều đại

6)Thân phụ

7)Sinh

8)Mất

( bảng dưới)

Long Nhương Tướng Quân, Bắc Bình Vương, Quang Trung Hoàng Đế
Quang Trung: 1788 - 1792
Vũ Hoàng Đế
Tây Sơn Thái Tổ
Nhà Tây Sơn
Nguyễn Phi Phúc
1753
Bình Định, Việt Nam
16 tháng 9, 1792 (38–39 tuổi)
Phú Xuân, Việt Nam

Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

24 tháng 12 2021

Tham khảo!

Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

Tham khảo :

Vai trò của Vua Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và Thanh:

Nguyễn Huệ - Quang Trung  là người có công lớn trong cuộc đập tan Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm. Ngoài ra, ông cong là người đem quân ra Bắc lật nhào Chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.

=> Như vậy, vua Quang Trung vừa có công lao trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước ta vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc Vĩ đại.

16 tháng 3 2022

Tham khảo :

Vai trò của Vua Quang Trung trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm và Thanh:

Nguyễn Huệ - Quang Trung  là người có công lớn trong cuộc đập tan Chúa Nguyễn ở Đàng Trong và đánh bại quân xâm lược Xiêm. Ngoài ra, ông cong là người đem quân ra Bắc lật nhào Chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê và đánh bại quân xâm lược nhà Thanh.

=> Như vậy, vua Quang Trung vừa có công lao trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất nước ta vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ một thủ lĩnh nông dân kiệt xuất, Quang Trung trở thành vị anh hùng dân tộc Vĩ đại.

4 tháng 1 2024

Trả lời:

- Nhận xét vai trò của Lê Hoàn:

+ Là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân Đại Cồ Việt chiến đấu chống quân Tống.

+ Lê Hoàn đã đề ra nhiều chiến thuật quân sự độc đáo, sáng tạo (ví dụ: dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng) => Chiến thuật quân sự độc đáo của Lê Hoàn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.

 
29 tháng 12 2020

Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

6 tháng 1 2022

Tham khảo

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

6 tháng 1 2022

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

27 tháng 1 2017

- Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 – 1788)

+ Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm . Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

- Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ

+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.