Một số chú ý khi lắng nghe bài nói của người khác:
- Tìm hiểu trước về vấn đề của người nói;
- Tập trung lắng nghe bài nói;
- Nhận xét về giọng điệu, ngôn ngữ và cử chỉ của người nói;
- Có thể nêu câu hỏi nếu thấy thắc mắc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số lưu ý khi nghe người khác nói:
- Chú ý lắng nghe, ghi chép;
- Đưa ra những câu hỏi cần giải đáp
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát truyện ngắn Chữ người tử tù và nhân vật quản ngục.
2. Thân bài
- Ngoại hình của nhân vật quản ngục: là một người tuổi trung niên; có khuôn mặt như mặt ao;… → viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu.
- Nhân vật quản ngục không phải là một hung thần với đôi bàn tay vấy máu mà ông được biết đến là một nhà nho, đọc nhiều sách thánh hiền và lại có những đức tính tốt. → Tấm lòng nhân hậu bao dung của quản ngục
- Thủ pháp tương phản đối lập có thể làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, nổi bật được những bi kịch của số phận: tương phản giữa ngục quan và lũ lính ngục, đối lập chính cái thuần khiết đối với đống cặn bã, giữa người có tâm điền tốt đẹp với lũ quay quắt và tàn độc.
3. Kết bài
Khẳng định lại hình ảnh nhân vật quản ngục.
Bài nói mẫu
Trong kho tàng truyện ngắn của văn học Việt Nam, rất nhiều tác phẩm nổi danh không chỉ nhờ cốt truyện, nội dung hấp dẫn người đọc mà tuyến nhân vật trong truyện cũng có khả năng thu hút người đọc đi sâu vào tìm hiểu chuyện. Mỗi truyện ngắn đều có một hệ thống nhân vật với vai trò khác nhau nhưng nếu chỉ nhìn cách tác giả miêu tả họ thì người đọc chưa thể đánh giá được chính xác tính cách sâu bên trong con người họ. Điển hình là nhân vật người quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Liệu nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do như chúng ta nhìn thấy qua lời văn của Nguyễn Tuân hay không?
Tác giả Nguyễn Tuân viết truyện Chữ người tử tù năm 1939 và tác phẩm xứng đáng là một tờ hoa, trang hoa đích thực của ông. Nói lên sự thành công của tác phẩm chính là do Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật hết sức độc đáo cùng với tình huống truyện hấp dẫn, có một không hai. Nói về nhân vật thì ngoài nhân vật Huấn Cao – tử tù thì còn có nhân vật quản ngục – thanh âm trong trẻo nhưng lạc vào một bản nhạc mà âm điệu xô bồ.
Đầu tiên độc giả nhận thấy được ngục quan có một ngoại hình ưa nhìn dễ nhìn. Đó là đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu, thế rồi với vẻ mặt tư lự, nhăn nheo, có một đời sống nội tâm sâu sắc và lại còn cả nghĩ. Viên quản ngục sau khi nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường về việc nhận 6 tử tù mà trong đó có Huấn Cao – người nổi tiếng với tài viết chữ đẹp. Thế rồi độc giả cũng càng không quên được hình ảnh ngục quan như cứ đăm chiêu và nghĩ ngợi. Thông qua việc miêu tả chi tiết những biến đổi tinh vi của nhân vật thì Nguyễn Tuân cũng đã giúp cho chúng ta nhận thấy được ngục quan thực sự là một người từng trải, ông lại có một tính cách vô cùng nhẹ nhàng chứ không tàn ác giống như những tên cầm quyền khác trong chốn đề lao.
Thực sự nhân vật quản ngục không phải là một hung thần với đôi bàn tay vấy máu mà ông được biết đến là một nhà nho, đọc nhiều sách thánh hiền và lại có những đức tính tốt. Việc làm quản ngục có thể thét ra lửa và thêm nữa là bộ hạ tay chân là bọn côn đồ, tàn nhẫn,… toàn những điều xấu, thế nhưng quản ngục lại khác lạ. Với quản ngục nét tính cách không thay đổi, vẫn luôn luôn dịu dàng. Thông qua đây ta nhận thấy được tấm lòng thì nhân hậu bao dung của quản ngục cũng đã biết giá người, biết trọng người ngay nữa. Điều đó được thể hiện đó chính là lúc nhận tù, ngục quan lúc này đây cũng thật đáng trọng biết bao nhiêu. Nhất là khi đứng trước thái độ như nhâng nháo, hách dịch, tàn nhẫn của bọn lính ngục, ông ta chỉ nhẹ nhàng mà nghiêm trang nói một câu đó là: “Việc quan, ta có phép nước. Các chú chớ nhiều lời”.
Có thể nói được văn chương lãng mạn thời tiền chiến thường sử dụng thủ pháp tương phản đối lập. Dùng thủ pháp này có thể làm nổi bật nghịch lí của hoàn cảnh, nổi bật được những bi kịch của số phận. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng vậy, thông qua cảnh nhận tù, thì ta nhận thấy được nó cũng đã tương phản giữa ngục quan và lũ lính ngục, đối lập chính cái thuần khiết đối với đống cặn bã, giữa người có tâm điền tốt đẹp với lũ quay quắt và tàn độc. Thông qua đó làm nổi bật nhân cách tốt đẹp của quản ngục mà như Huấn Cao nhận xét có một thanh âm trong trẻo chen vào chính giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
Người đọc có thể nhận thấy được hình ảnh quản ngục được xem chính là một trong những thành công của Nguyễn Tuân ở trong nghệ thuật miêu tả và xây dựng nhân vật ở phương diện đó là sự tài hoa độc đáo của nghệ sĩ bậc thầy. Ngục quan luôn yêu cái đẹp với tấm lòng biệt nhỡn liên tài, thêm vào đó là tâm hồn tính cách của ngục quan – nhân vật góp phần làm lên sức hấp dẫn của truyện Chữ người tử tù.
Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc
- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề
- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn
b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép
c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.
Vấn đề trẻ em cần được lắng nghe và thấu hiểu là một chủ đề quan trọng và đáng quan tâm. Trẻ em là những người nhỏ bé, đang tìm hiểu về thế giới xung quanh mình và đang phát triển về cả thể chất lẫn tâm lý. Việc lắng nghe và thấu hiểu trẻ em sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một tương lai tốt đẹp cho họ.
Đầu tiên, lắng nghe trẻ em cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ và nhu cầu của họ. Trẻ em cũng có quyền thể hiện ý kiến và ý tưởng của mình, và bằng cách lắng nghe, chúng ta có thể khuyến khích sự tự tin và phát triển tư duy sáng tạo của trẻ.
Thứ hai, thấu hiểu trẻ em giúp chúng ta nhìn nhận và đáp ứng đúng đắn đến những khó khăn và nhu cầu của chúng. Mỗi trẻ em đều có đặc điểm và hoàn cảnh riêng, do đó chúng ta cần quan tâm tới những yếu tố như môi trường sống, sức khỏe, giáo dục và các quyền lợi cơ bản của trẻ để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho họ.
Cuối cùng, lắng nghe và thấu hiểu trẻ em tạo ra một môi trường trò chuyện mở, giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi và sự tin tưởng giữa trẻ em và người lớn. Việc này rất quan trọng để trẻ cảm thấy an toàn và phát triển đúng mức độ của mình.
Với tầm quan trọng của vấn đề này, chúng ta cần đảm bảo rằng chúng ta tạo ra một môi trường lắng nghe và thấu hiểu trẻ em. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách:
Dành thời gian để hoạch định và tạo ra những cơ hội cho trẻ thể hiện ý kiến và chia sẻ suy nghĩ của mình
Đặt câu hỏi thăm dò để hiểu rõ hơn về cảm xúc và nhu cầu của trẻ
Khuyến khích trẻ tham gia vào quyết định liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ
Tạo ra một môi trường an toàn và tin cậy để trẻ có thể mở lòng và chia sẻ những điều quan trọng với chúng ta
Trên hết, chúng ta luôn phải nhớ rằng trẻ em là những cá nhân có quyền được lắng nghe và thấu hiểu. Hãy là người lớn mạnh mẽ, tạo điều kiện và cung cấp những tài liệu thiết thực để tạo ra một thế giới tốt đẹp cho trẻ em của chúng ta.
Bài làm tham khảo
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA LÀN ĐIỆU HÁT THEN ĐÀN TÍNH Ở TỈNH BẮC KẠN
Hát then đàn tính mang tính chất lễ và hội, ngoài mang yếu tố tâm linh để cầu một mùa vụ bội thu còn để giải trí, giãi bày và thể hiện nỗi lòng và tình yêu đôi lứa. Người hát then trong dịp lễ tết là những người đại diện cho cộng đồng giao tiếp với thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, đời sống của nhân dân no ấm. Ngày nay hát then đàn tính được sân khấu hoá nhiều hơn, xuất hiện rộng rãi trong nhiều dịp sinh hoạt văn hoá của người dân Bắc Kạn. Tuy nhiên trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ hiện nay, việc yêu thích cũng như biểu diễn các làn điệu then đã không còn được như trước. Vì thế vấn đề bảo tồn và giữ gìn những giá trị đặc sắc của hát then đàn tính là hết sức cần thiết.
I. Một số vấn đề về hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn
Hát then là nét sinh hoạt văn hoá độc đáo của đồng bào dân tộc Tày, Nùng và của một số vùng núi dân tộc phía Bắc. Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “Trời”. Hát then là một loại hình tín ngưỡng dân gian có nội dung thuật lại những hành trình của con người lên thiên giới với mong muốn cầu xin những điều tốt lành.
Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng như lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… đồng bào dân tộc thường xuyên hát then, thực hiện nghi lễ cùng với đàn tính, thẻ âm dương, hát then…
II. Thực trạng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay
Đồng bào dân tộc Tày, Nùng chiếm hơn 70% dân số cư trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hát then là một nhu cầu sinh hoạt tâm linh, văn hoá, tinh thần không thể thiếu của đồng bào nơi đây. Một số gia đình của người dân tộc Tày, Nùng khá giả thậm chí còn mời những nghệ nhân về hát then để cầu tài lộc, bình anh. Ở xã Yên Cư có khoảng 20% số gia đình đầu năm thường mời nghệ nhân về để hát then. Điều đó cho thấy những nghệ nhân hát then rất được trân trọng, đặc biệt ở những vùng nông thôn, bản vùng cao. Đó cũng là cách tồn làn điệu hát then đàn tính một cách hiệu quả nhất hiện nay.
Mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát then trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đoàn nghệ thuật dân tộc tỉnh thường xuyên sưu tầm, dàn dựng nhiều làn điệu then cổ để biểu diễn ở những vùng sâu, vùng xa, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số, với mong muốn để làn điệu hát then được phổ biến rộng rãi trong đời sống văn hoá của quần chúng.
Tuy nhiên có một vấn đề đáng lo ngại là các nghệ nhân hát then cao tuổi ngày càng ít dần, làn điệu then chưa hấp dẫn đến bộ phận giới trẻ, vì thế trong tương lai làn điệu hát then có nguy cơ bị mai một.
III. Tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn
Như trên đã nói làn điệu hát then có vai trò quan trọng đến với đời sống văn hoá tinh thần của người tỉnh Bắc Kạn nói riêng và các dân tộc khác nói chung. Bởi các làn điệu hát then không chỉ mang tính chất giải trí, là món ăn tinh thần sau ngày những ngày làm việc căng thẳng mà còn là hình thức sinh hoạt mang tính chất tâm linh, tế lễ, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa vụ ấm no cho buôn làng.
Di sản hát then đàn tình đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm vinh dự tự hào của người Tày nói riêng và của các dân tộc anh em khác ở vùng Đông Bắc nói chung. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy di sản hát then đàn tính là vô cùng quan trọng, nó sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá quý báu của dân tộc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
IV. Kết luận
Giữ gìn và phát huy đặc sắc của hát then đàn tính ở tỉnh Bắc Kạn là một trong những vấn đề được Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn hết sức quan tâm. Đây là một việc làm khó, đòi hỏi phải có sự chung sức của toàn thể nhân dân, đặc biệt của bộ phận giới trẻ, những người có vai trò quan trọng đến việc giữ gìn và quảng bá làn điệu then tính