K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2022

Tham khảo:

Sọ Dừa - truyện cổ tích đã đem đến cho em nhiều bài học ý nghĩa. Câu chuyện mở đầu bằng một sự ra đời thật kì lạ của nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật được xây dựng với một ngoại hình kì dị, xấu xí. Bởi Sọ Dừa đại diện cho nhân vật có số phận bất hạnh. Sau khi lớn lên, Sọ Dừa xin mẹ cho đi chăn bò ở nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào con nấy bụng no căng. Ba cô con gái nhà phú ông thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Chỉ có cô út là đối xử tử tế với chàng. Phát hiện Sọ Dừa không phải người trần, cô út đem lòng yêu mến. Cuối mùa ở, Sọ Dừa đòi mẹ đến hỏi con gái phú ông làm vợ. Phú ông đưa ra lễ vật thách cưới rất nặng. Đến ngày cưới, Sọ Dừa đã chuẩn bị đủ lễ vật cho mẹ mang sang nhà phú ông. Trong ngày cưới, Sọ Dừa trở về hình dáng con người là một chàng trai khôi ngô tuấn tú khiến tất cả mọi người đều kinh ngạc, còn hai cô chị thì vừa ghen vừa tức. Sự hóa thân trở lại làm người của Sọ Dừa cho thấy ước mơ của nhân dân về một cuộc sống công bằng. Người ở hiền ắt sẽ có được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng tác giả dân gian lại tiếp tục đặt hai nhân vật vào một thử thách. Cuộc sống của hai vợ chồng Sọ Dừa rất hạnh phúc, Sọ Dừa học hành chăm chỉ đỗ trạng nguyên và được vua cử đi sứ. Trước ngày lên đường, chàng đưa cho vợ một con dao, hai quả trứng gà, dặn luôn mang bên người. Lại nói hai cô chị vì muốn thay thế em gái làm bà trạng, tính kệ hãm hại em khiến cô rơi xuống biển. Nhờ những đồ vật chồng đưa cho, cô thoát chết. Thuyền Sọ Dừa đi ngang qua đảo hoang, hai vợ chồng đoàn tụ. Truyện đã đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa về cách sống.

17 tháng 12 2022

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)

Thân đoạn:

Giới thiệu về mẹ em:

+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?

+ Mẹ em làm nghề gì?

Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:

Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...

Mẹ dạy em học bài...

...

Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ

Kết đoạn.

Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.

3 tháng 5

cũng hơi hay

 

28 tháng 9 2017

Chọn đáp án: A

4 tháng 10 2021

chọn cái gì thế ạ

2 tháng 10 2017

ai giải nhanh mình kick cho

2 tháng 10 2017

Bây giờ tôi đã là một học sinh lớp 7. Thỉnh thoảng, vào lúc rảnh rỗi, tôi lại ôn lại kỉ niệm bằng cách xem lại những tấm ảnh tập thể hồi cuối cấp tiểu học mà không biết chán: Cả lớp tôi cười thật tươi hôn cô Thúy. Những lúc ấy, tôi lại nhớ đến một kỉ niệm mà chắc sẽ khổng hao giờ phai trong tâm trí tôi. Đó chính là buổi tổng kết năm học lớp 5 của lớp tôi và cũng là buổi tổng kết cuối cùng của bậc Tiểu học

Tôi còn nhớ rõ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng, đầy đủ. Khi cả lớp đã đến hết, hạn lớp trưởng bảo các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và hết sức trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Chim cũng ngừng hót để nhường cho giọng nói ấm áp của cô trong bài phát biểu. Thoạt đầu, khi nghe cô giáo nói về thành tích học tập, rèn luyện, cả lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì các thành tích mà lớp đạt được. Nhưng khi nghe cô giáo nhận xét khuyết điểm thì người nào cũng cảm thấy xấu hổ vì chưa làm cho tập thể lớp tiến bộ, để cô giáo phải phê hình, nhắc nhở. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy một nụ cười đã nở rạng rỡ trẽê khuôn mặt hiền từ của cô. Và sau đó, cô đã nhắc nhở chúng tôi một câu mà tôi vẫn khắc ghi trong lòng. Cô nói: "Như vậy là năm học lớp 5 và cũng là năm năm đã qua trong mái trường tiểu học. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Nốt năm học này, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô chắc và hy vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng và nghe lời các thầy cô giáo nhé! Hãy hứa với cô đi!". Đến lúc này thì cô đã rơm rớm nước mắt, làm cho cả lớp xúc động. Các bạn gái vì sắp phải xa nhau nên khóc nức nở. Mắt mấy bạn đỏ hoe, còn tôi lúc ấy, tôi cố gắng nén cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai tay áo. Cô giáo nói: "Học tập quả là khó khăn nhưng cô tin các hạn học sinh của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!". Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tội vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thía biết bao! Những lời ấy như một chiếc khăn lau hết nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt với bao nhiêu bánh kẹo, hoa quả. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ. Thế là các bạn sôi nổi hẳn lên. Các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được cổ vũ nồng nhiệt. Cuối cùng, chúng tôi ra chụp ảnh kỉ niệm với cô trên sân trường vàng tươi màu nắng. Ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

28 tháng 12 2021

ai giúp mình với

28 tháng 12 2021

gianroi

28 tháng 12 2021

ai giúp mình vớigianroi

28 tháng 12 2021

tìm ko có á

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Những câu chuyện của bà đều giúp em trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài học khiến em nhớ nhất đó là tấm lòng nhân ái và biết sẻ chia với mọi người mà bà đã dạy.
   Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.
   Và chính từ tấm lòng nhân ái của bà mà ngôi làng như xích lại gần nhau hơn, mọi người chia sẻ cho nhau từ những điều giản dị, đôi khi là củ khoai, củ sắn trồng được hay giúp đỡ nhau mỗi khi gia đình nhà ai có chuyện khó khăn. Mọi người sống với nhau như những người họ hàng thân thiết và em thấy được giá trị của lòng nhân ái qua hành động nhỏ của bà.
   Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.
   Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ  lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 10 2023

Bài nói mẫu:

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đó là những ca từ thật đẹp trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giản đơn mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà đi vào lòng người chính là cách mà người nhạc sĩ ấy gửi gắm đến bao người về quan niệm sống tốt đẹp. Đó là tạo nên cái ấm áp của tình người trong cuộc sống… Và chính bởi tình yêu thương đó đã thôi thúc những “thiên thần” giữa đời thường có những hoạt động từ thiện ấm áp.

Từ thiện chính là những việc làm tốt, việc làm thiện xuất phát từ trái tim mỗi người. Còn những hành động đẹp, giúp đỡ người khác mà không xuất phát từ tâm, có vụ lợi, toan tính thì sẽ không được coi là từ thiện, đó chỉ là sự “bố thí” mà thôi. Từ thiện là những hành động tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, những hành động giúp đỡ, an ủi về mặt tinh thần cũng được coi là hình thức từ thiện đặc biệt. Những hành động đó dù không giúp giải quyết khó khăn về vật chất nhưng sẽ giúp cho tinh thần của người nhận trở nên ấm áp hơn và cảm nhận được tình người sâu sắc hơn. Việc làm từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân đơn lẻ hoặc từ một nhóm người, tập thể, một cộng đồng hoặc cũng có thể thông qua tổ chức nào đó. Dù là xuất phát từ đâu thì hành động này cũng đáng được trân trọng.

Không ai có thể định nghĩa chính xác được hai chữ “yêu thương”, chỉ biết rằng, đó là sự cảm nhận, cảm nhận từ trái tim, từ ánh mắt, từ những sự sẻ chia…tình yêu thương luôn có một sức mạnh vô hình và vô biên nhất, và là điều chia sẻ quý giá nhất, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tình yêu thương có thể khơi gợi, nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho biết bao sự sáng tạo và những điều kỳ diệu của cuộc sống.

Những ngày cuối tháng 6, Facebook râm ran hình ảnh những cái rổ trọc lốc, nón lá lật ngửa được người dân ở quận 4 đặt trước cửa nhà. Giữa thành phố hoa lệ, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhiều người chới với. Rất nhiều người ra đi vì Covid-19 nhưng lại không có người thân bên cạnh tiễn biệt, chứng kiến cảnh đó chị Giang Kim Cúc đã nghĩ rằng, tại sao mình không thay mặt cho gia đình các nạn nhân để đưa tiễn họ đoạn đường còn lại. Từ suy nghĩ ấy, dự án “Mai táng 0 đồng” được thành lập và đi vào hoạt động. Trong đội có 40 thành viên, trong đó có 9 thành viên là nữ. Trong những ngày này các thành viên trong đội đã xa nhà nhiều tháng không được về nhà với gia đình. Các thành viên coi nhau như ruột thịt chia sẻ với nhau từng câu chuyện, từng cảm xúc và từng lời động viên. Họ là những người phụ nữ kiên cường trong tháng ngày lịch sử của đất nước, họ cho đi mà không cần nhận lại điều gì. Những “bóng hồng” vẫn ngày đêm túc trực từng cuộc điện thoại, tự tay mai táng cho những người xa lạ và đưa họ về bên gia đình như một niềm an ủi cuối cùng. Có quá nhiều nước mắt và nỗi đau trong những ngày gian khó này. Nhưng, bù lại, tình người chưa bao giờ trỗi dậy mạnh mẽ đến thế. Những “thiên thần” bóng đêm, có thể chẳng ai biết họ là ai, từ đâu đến, đã xuất hiện trước mỗi phận người không may “nằm xuống” trong cơn cuồng phong của đại dịch.

Có lẽ khi giới hạn về sự yêu thương chạm mạnh đến trái tim của con người, nó khiến người ta có đủ niềm tin và nghị lực để làm nhiều điều sáng tạo nhất cho cộng đồng. Với mong muốn có thể giúp được người nghèo khó, bán vé số có thêm được bữa cơm ấm bụng, anh Hoàng Tuấn Anh, ngụ quận Tân Phú đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn từ công ty để sáng chế ra chiếc máy phát gạo tự động. Trong mùa dịch này, rất nhiều người đã mất việc làm hoặc không thể tìm được việc làm duy trì nhu cầu sống cơ bản của mình đó là ăn, thì những máy ATM này có thể giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn này, trước mắt giúp họ duy trì sự sống. Cũng mong rằng những mạnh thường quân sẽ tiếp sức cho hành động ý nghĩa và nhân văn này để máy có thể thường xuyên tiếp gạo cho người nghèo. Anh chia sẻ “Nhìn những nụ cười, niềm vui của người dân khó khăn khi cầm từng bịch gạo bước ra khỏi cây ATM, nhìn những bao gạo liên tiếp được các mạnh thường quân mang đến, chúng tôi luôn tin tưởng một điều rằng, “dòng chảy” của những hạt gạo sẽ không bao giờ ngừng.”

Máu của ai cũng có màu đỏ, con người ai cũng đều có nhu cầu được hạnh phúc. Con người đều có mong muốn đó giống nhau nhưng chịu số phận khác nhau. Người sung sướng, người nghèo khổ. Người bất hạnh, người may mắn. Việc đi làm từ thiện là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Đi từ thiện chính là giúp người, giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật đau khổ. Làm cho tâm mình trở lên thanh thản, làm cho cuộc sống thêm vui vẻ. Làm từ thiện, cũng là làm cho chính bản thân mình.

Tuy vậy không phải ai cũng làm từ cái tâm của mình. Có những người làm từ thiện chỉ vì danh tiếng được lên báo vì sự nổi tiếng của bản thân mình chứ không phải thật sự muốn giúp đỡ. Tuy được gọi là làm việc tốt nhưng việc tốt lại sai cách, làm vì lợi ích riêng của bản thân. Có những bài báo nói về việc dở khóc dở cười của việc quyên góp chẳng hạn quyên góp quần áo như đi dạ tiệc hở hang cho người phụ trên vùng núi. Họ không nghĩ nơi họ muốn giúp đỡ cần gì chỉ biết quyên góp lấy lợi cho họ. Vì vậy việc từ thiện cần được tìm hiểu và tổ chức bài bản để đem lại lợi ích tốt nhất. Bên cạnh đó nhiều người còn vô cảm thờ ơ với những mảnh đời khó khăn xung quanh mình.

Từ thiện là hành động đẹp, mang một nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia đối với mọi người. Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người.

Ngày hôm nay của bạn sẽ là một ngày như thế nào tùy thuộc vào bạn. Cũng giống như công việc của một nhà điêu khắc, bạn phải tự kiến tạo một ngày mới cho mình khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Tất cả tùy thuộc vào cách nghĩ của bạn. Bạn sẽ chọn nghĩ gì cho ngày hôm nay? Bạn có chọn yêu thương và cho đi? Và bạn có muốn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng yêu thương với một câu nói: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi!