K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phần I.Đọc hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dướiThầy con giờ đã già rồiMắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâuPhấn rơi bạc cả mái đầuĐưa con qua những bể dâu cuộc đờiMỗi khi bụi phấn rơi rơiThầy gieo mầm hạt những lời yêu thươngCho con vững bước nẻo đườngHành trang kiến thức, tình thương của thầyBiết bao vất vả, đắng cayGạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đờiNhưng tâm...
Đọc tiếp

Phần I.Đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời
Mỗi khi bụi phấn rơi rơi
Thầy gieo mầm hạt những lời yêu thương
Cho con vững bước nẻo đường
Hành trang kiến thức, tình thương của thầy
Biết bao vất vả, đắng cay
Gạo tiền, cơm áo, vòng quay cuộc đời
Nhưng tâm thầy mãi sáng ngời
Dựng xây sự nghiệp trồng người thanh cao!
Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy
Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa
(Bụi phấn- Hoài Thương)

Câu 1: chỉ ra thể thơ, từ láy, từ trái nghĩa và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: biểu cảm

Câu 2:Theo tác giả mặc dù cuộc đời vất vả đắng cay nhưng ở người thầy có điều gì đáng trân quý? Chi tiết nào nói lên tình cảm của người học trò trước hình ảnh người thầy ấy?

Câu 3:Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ có trong những câu thơ sau:

“Thầy con giờ đã già rồi
Mắt mờ, chân yếu, da mồi còn đâu
Phấn rơi bạc cả mái đầu
Đưa con qua những bể dâu cuộc đời”

Câu 4: Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào:

“Dẫu đời xuôi, ngược đó đây
Tim con ghi khắc lời thầy khi xưa”

Câu 5: Theo em thông điệp sâu sắc nhất mà tác giả muốn gửi đến chúng ta qua đoạn thơ trên là gì?

2
5 tháng 7 2021

1. Thể thơ: tự do

Từ láy: rơi rơi, vất vả

Từ trái nghĩa: tình thương >< đắng cay

2. Thầy đã ''gieo mầm'' những lời yêu thương với học trò, mang tình thương đến cho học trò...

Người học trò: 

''Trọn đời con mãi tự hào
Cúi đầu cung kính thương sao dáng thầy''

3. BPTT: liệt kê và ẩn dụ

Tác dụng: Cho thấy thầy giáo đã già đi nhưng vẫn luôn yêu thương và dìu dắt học trò qua những khó khăn

4. Dù sau này có gì khó khăn nhưng người học trò vẫn luôn ghi nhớ lời thầy dặn

5. Thông điệp: Hãy luôn ghi nhớ lời thầy cô dạy và luôn yêu quý, biết ơn thầy cô

 

5 tháng 7 2021

c có thể giúp e viết 1 đoạn văn ngắn ( 5 - 7 dòng ) để lí giải phần thông điệp không ạ? 

 

1 tháng 1

- Những câu thơ gợi lên cảm xúc trân trọng, thương thầy của một bạn học sinh. Bạn học sinh trong bài thơ trên thương thầy tóc bạc phơ, muốn thời gian dừng lại đừng trôi để thầy được trẻ lại, còn học thầy lâu hơn. Ngoài ra, thầy còn là những người lái đò cần mẫn, đưa bao nhiêu chuyến đò cập bến thành công. 

Thông điệp: Phải biết trân trọng, vâng lời thầy cô. Vì thầy cô là những người nâng bước mình định hướng cho tương lai, giúp mình thành công hơn trong học tập.

#NgữVăn6 

#songthuu~)