tả cảnh tháp nghinh phong hepls cứu
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
20/10 năm hai không 10 rơi vào thứ tư 20/10 năm hai không 20 rơi vào ngày thứ mấy
Những yếu tô được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh thiên nhiên Đồng Tháp Mười là: lũ, kênh rạch, sen, tràm chim.
Tham khảo!
-Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày. Khi mọi người đều chuẩn bị kết thúc một ngày làm việc vất vả, đó cũng là lúc con người thường có những suy tư, những nỗi buồn man mác
-Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn..
Cô giáo vừa chấm dứt câu nói cuối cùng của tiết dạy thì vừa vặn tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên rộn rã. Chúng em vui vẻ cất sách vở vào ngăn bàn, đứng dậy chào cô rồi reo mừng chạy ùa ra ngoài hàng hiên.
Sân trường vắng vẻ và rộng rãi đột nhiên trở nên chật chội và nhộn nhịp hẳn lên, ồn ào, náo nhiệt. Ánh nắng dìu dịu của buổi sáng chan hòa khắp một khoảng sân. Một tốp bạn trai nhanh chân chiếm giữ bóng mát dưới tán lá rộng rợp của cây phượng vĩ. Các bạn đang chơi đá cầu chuyền. Quả cầu được làm bằng mấy miếng nhựa màu hồng và túm lông vịt trắng toát cứ bay qua bay lại thoăn thoắt từ bên này sang bên kia. Bạn mặc áo thun xanh đá thật điêu luyện. Khi nghiêng người quạt bằng chân trái, khi ngã người về phía trướcvà đưa chân phải ra đá móc quả cầu. Mấy bạn ngồi trên bệ xi măng chắn gốc cây reo hò ầm ĩ. Có hai bạn đang tâng cầu một mình để luyện chân. Một tốp bạn gái tụ tập dưới bóng mát của cây bàng chơi nhảy dây. Sợi dây dài và to được tết công phu bằng các dây thung quay vun vút, mỗi lần đập xuống nền xi măng lại bật lên kêu đen đét. Hai bạn đang nhảy mặt hớn hở, mái tóc tung bay, gò má ửng hồng, đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mấy bạn khác đứng ngoài, chân nhâp nhấp chuẩn bị vào cuộc. Dưới tán bàng phía bên kia, mấy bạn túm tụm chơi thảy đá. Các bạn chăm chú theo dõi đôi tay khéo léo của bạn đang tung hứng mấy viên đá xanh nho nhỏ. Nhiều bạn nữ chia thành từng tốp đi dạo trong sân, vẻ nhàn tản. Tiếng trò chuyện rù rì nghe không rõ và thỉnh thoảng lại cười rộ lên, thú vị về một điều gì đó. Mấy bạn nam chơi trò đuổi bắt, lượn hết chỗ này qua chỗ khác, vừa thở vừa cười vừa hò hét. Nhiều bạn đứng ngay trong hàng hiên lớp mình, người học bài, người tranh luận về một bài tập khó nào đó, người lơ đãng nhìn ra sân... Phía căng tin, nhiều bạn đang xum xít mua bánh mì, xôi, ổi... Đó đây, mấy cô giáo đang đi lại, người bận rộn vì công việc nào đó, người thanh thản nhìn học sinh lớp mình đang chơi đùa.
Bỗng một hồi trống vang lên, cũng rộn rã như lúc nãy. Các trò chơi nhanh chóng được dừng lại. Mấy bạn lớp dưới tíu tít gọi nhau về lớp. Rồi mọi người trật tự vào lớp, trả lại sân trường sự yên ắng, tĩnh lặng. Mấy chú chim sẽ nãy giờ luồn tít vào các tán lá bàng hoặc phượng vĩ nay lại nhẹ nhàng nhảy nhót trên sân.
Hai mươi phút ra chơi thật ngắn ngủi nhưng đủ cho các bạn nghỉ ngơi, thư dãn đầu óc, vận động tay chân. Mọi người đều thấy thoải mái khi bước vào học tiếp hai tiết cuối.
Tham Khảo:
Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn.
tham khảo:
Quê hương nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Mỗi lần về thăm quê, em đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi hình ảnh cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên con đê đầu làng, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Phía xa xa, ông mặt trời mọc rồi lặn sau lũy tre xanh. Nhưng quê hương của em cũng ngày càng hiện đại hơn. Nhiều căn nhà to lớn, rộng rãi mọc lên. Những con đường cũng được xây dựng khang trang hơn. Những phương tiện giao thông cũng đi lại tấp nập hơn. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.
Văn mẫu lớp 5: Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất - Những bài văn mẫu hay tả cảnh đẹp ở địa phương em - VnDoc.com
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay.
Mỗi người đều có một quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình để mà thương mà nhớ. Từng tấc đất quê hương đã gắn bó với em như ruột thịt. Chính nơi đây, em đã được sinh ra và khôn lớn, nên người.
Cũng giống bào làng quê Việt Nam khác, quê em có lũy tre xanh, cây đa, giếng nước, sân đình. Vừa bước chân tới quê em là thấy ngay lũy tre xanh xanh lấp ló đầu làng, như một bức trường thành bao bọc xóm thôn. Tre bảo vệ con người, tre tỏa bóng mát rượi, cây tre gắn bó với người dân quê em từ khi còn nằm trên nôi tre đến khi chống chiếc gậy tre mà bước đi. Những ngày hè nắng nôi, tre tỏa rợp bóng mát cho các bác nông dân ngồi nghỉ ngơi lấy sức. Dưới bóng mát của tre, lũ trẻ chúng em chơi trò kéo co, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang vào tận làng. Cạnh lũy tre là cánh đồng thẳng cánh cò bay. Cánh đồng đã cho những hạt thóc vàng nuôi sống làng em suốt mấy đời nay. Bây giờ là lúc mới cấy xong. Gió xuân nhè nhẹ thổi, tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau liên tiếp. Màu xanh của lúa, mạ non và màu xanh của hoa màu hòa quyện vào nhau tạo nên một tấm thảm xanh khổng lồ. Bầu trời buổi ban mai mới trong xanh làm sao. Ông mặt trời thức dậy vén bức màn mây chiếu những tia nắng đầu tiên xuống mặt đất. Vạn vật thức tỉnh, hút nhựa sống tràn trề của mạch đất. Những cây mạ xanh non mơn mởn đầy sức sống đang vươn lên đón ánh nắng mặt trời và uống no sữa của mẹ đất để lớn lên. Lớn mau nhé mạ non!
Em yêu quê hương mình và tự hào về nó biết bao
Đi theo con đường nhỏ đã được rải bê tông là vào được làng em. Trên con dường này, hằng ngày mọi người đi lại chuyện trò với nhau rất vui vẻ. Buổi sáng, mọi người bắt đầu ra đồng. Chúng em lại cắp sách đến trường, khăn đỏ bay bay phấp phới. Chim hót ríu rít, hàng cây rung rinh chào ngày mới. Những hạt sương long lanh nhún nhảy theo điệu nhạc của gió. Bên lề đường, những cửa hàng đã bắt đầu mở cửa. Dọc bờ đê, xe cộ đi lại nhộn nhịp. Những ngôi nhà hai, ba tầng đã bắt đầu hiện lên dưới làn sương mờ mờ ảo ảo.
Từ con đê nhìn xuống là đòng sông Chu trong xanh, ngày đêm uốn lượn hiền hòa. Không biết sông có tự bao giờ, nhưng từ khi sinh ra, sông đã là người bạn thân thiết của em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt hay bãi cát trắng tinh mịn màng. Nắng đã lên, chiếu những tia nắng vàng rực xuống dòng sông. Các bà, các chị ra sông giặt giũ, từng đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Nhìn xa, những cánh buồm như những cánh bướm rập rờn. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho để tưới mát cho ngô, khoai. Nhưng cũng có những ngày lũ lớn, dòng sông sục sôi, đỏ ngầu, dâng nước cao lên định nhấn chìm những ngôi nhà nhỏ bé. Thế rồi, sông như hiểu ý người bén rút nước lại, trở về vẻ bình lặng như xưa. Vào những buổi chiều chăn trâu cắt cỏ, lũ trẻ chúng em ra sông tắm mát té nước vào nhau cười đùa, tiếng cười vang xa. Sông như người mẹ hiền ôm chúng em vào lòng vuốt ve.
Cho dù người dân quê em có đi đâu xa chăng nữa thì vẫn nhớ có lũy tre xanh, cánh đồng lúa, con sông của quê hương thân yêu. Em yêu quê hương và tự hào về nó biết bao:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
(Đỗ Trung Quân)
Em mong sao quê hương sẽ ngày càng đổi mới, tiến tới tương lai nhưng sẽ vẫn giữ mãi vẻ đẹp chân thật, mộc mạc tự nhiên
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
- Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
• Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
• Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
1. Phần Mở bài
- Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Vì vậy, chưa bao giờ em được đi một phiên chợ quê.
- Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê chắc là vui và có nhiều điều thú vị mà chợ ở thành phố không có được.
- Em cứ ngồi mà tưởng tượng ra rằng em đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc
2. Phần Thân bài
a). Cảnh trước khi họp chợ
- Hình như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân que có một cái Tết vui vẻ nên thời tiết hôm đó thật đẹp.
- Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như ngày mùa đông. Trời bỗng trở nên ấm áp.
- Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ thứ hàng đến chợ để bán.
- Nhiều người đến chợ để mua những thứ mặt hàng cần thiết phục vụ cho ngày Tết.
- Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt...
b). Cảnh họp chợ
- Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể.
- Các khu hàng hóa được sắp xếp riêng biệt.
- Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu dành cho mua bán các loại con vật ***** (heo), gà, ngan, ngỗng,... Khu dành để mua bán tôm, cá, cua, mực,... Khu dành để mua bán các loại nông sản như gạo, vừng (mè), đậu, lạc (đậu phộng),... Người mua người bán đông nhất vẫn là khu bán lá dong, thịt heo, đậu xanh... Mọi người đều chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Ngày Tết mà không có bánh chưng thì đâu còn là Tết.
- Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...
- Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào, náo nhiệt.
- Em lại rất thích khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng ngẩm mãi những con tò he chỗ người bán hàng. Chỉ vài cái nặn nặn, bóp bóp là một con vật bằng bột xanh đổ hoặc một nhân vật hoạt hình hiện lên dưới bàn tay tài hoa của người bán. Trẻ em bu quanh để chọn mua những con tò he mà mình yêu thích.
c). Cảnh chợ tan
- Những người đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên quang gánh hoặc trên tay mỗi người đều có những thứ hàng cần thiết cần mua sắm. Nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng hỏi nhau, tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra ngoài cổng chợ.
- Người bán hàng vãn dần. Những hàng hóa còn lại cũng vơi đi.
- Trong chợ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc sỡ. Những bà, những cô bán hàng xén bày đủ loại hàng. Mọi người cố gắng ngồi lại mong bán thêm được chút nào hay chút đó.
3. Phần Kết bài
- Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là như thế đó.
- Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để em được đi chợ quê vào ngày Tết, để em xem chợ quê có giống như trong tương tượng của em.
Lập dàn ý: Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
Mở bài: Giới thiệu ngày mới bắt đầu ở quê em vào tháng nào trong năm? Sau một đêm say ngủ, ngày mới tỉnh giấc như thế nào?
Thân bài:
a) Tả bao quát vẻ đẹp của ngày mới.
b) Tả chi tiết:
Cảnh vật thấp thoáng hiện dần trong màn sương.
- Tiếng gà gáy, làn khói bếp.
- Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào buổi sáng. Khi mặt trời lên, cảnh vật, con người thay đổi như thế nào (mọi vật, cây cối rực rỡ hơn bởi ánh nắng ban mai, những giọt sương còn đọng lại trên cành cây được ánh mặt trời chiếu vào trông lấp lánh như những giọt kim cương).
- Học sinh đến trường, những người nông dân hoặc công nhân đi làm.
Kết bài: Cảm nghĩ của em khi quan sát một ngày mới bắt đầu ở quê em (yêu quê hương, yêu con người, yêu cuộc sống).
tick cho mik
- Hai câu thơ : Tà tà bóng ngả về tây/ Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Thời gian chiều tà thường xuất hiện trong văn học gợi lên nỗi buồn, những điều ảm đạm, hiu hắt.
+ Thời gian chiều tà cũng nhuốm màu tâm trạng bần thần, thẫn thờ của chị em Kiều khi phải chia tay với hội.
+ Cảnh vật và con người cùng chìm trong tâm trạng bâng khuâng khó tả, tâm hồn của con người cũng chuyển điệu cùng tâm hồn, cảnh vật.
- Cảnh vật như lắng dần, mọi chuyển động đi vào nhẹ nhàng, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất nỗi buồn.
- Tác giả sử dụng nhiều từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh không những biểu đạt được sắc thái của cỏ cây, cảnh vật lúc hoàng hôn mà còn góp phần thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
- Hai câu thơ cuối, gợi lên nét buồn khó hiểu, mơ hồ, mông lung khi tác giả dùng từ láy “nao nao”.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình càng nhấn mạnh thêm tâm trạng tiếc nuối, buồn bã khi tan hội.
⇒ Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân đã nhuốm màu tâm trạng tiếc nuối, thẫn thờ của chị em Kiều khi tan hội.
em đăng ở môn văn nha