Câu 30. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp châu?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 31. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng.
B. Làm gốm.
C. Làm giấy.
D. Làm mộc.
Câu 32. Ở Việt Nam, dưới thời thuộc Hán, chức quan nào đứng đầu bộ máy cai trị cấp quận?
A. Thái thú.
B. Thứ sử.
C. Huyện lệnh.
D. Tiết độ sứ.
Câu 33. Trên lĩnh vực chính trị, các triều đại phong kiến từ Hán đến Đường còn áp dụng luật pháp hà khắc và
A. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
B. nắm độc quyền về muối và sắt.
C. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
D. đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
Câu 34. Trên lĩnh vực chính trị, sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc đã
A. sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. bắt người Việt cống nạp nhiều sản vật quý.
C. nắm độc quyền về sắt và muối.
D. di dân Hán tới, cho ở lẫn với người Việt.
Câu 35. Ngành kinh tế chính của nhân dân Việt Nam dưới thời kì Bắc thuộc là
A. sản xuất muối.
B. trồng lúa nước.
C. đúc đồng, rèn sắt.
D. buôn bán qua đường biển.
Câu 36. Nghề thủ công mới nào xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc?
A. Đúc đồng.
B. Làm gốm.
C. Làm thủy tinh.
D. Làm mộc.
Câu 37. Bao trùm trong xã hội Âu Lạc thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa
A. người Việt với chính quyền đô hộ.
B. địa chủ người Hán với hào trưởng người Việt.
C. nông dân với địa chủ phong kiến.
D. nông dân công xã với hào trưởng người Việt.
Câu 38. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam thời Bắc thuộc là
A. nông dân công xã, hào trưởng người Việt.
B. địa chủ người Hán và nông dân lệ thuộc.
C. hào trưởng người Việt và nô tì, lạc dân.
D. địa chủ người Hán và nông dân công xã.
Câu 39. Ở Việt Nam, thời bắc thuộc, thành phần nào trong xã hội sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt?
A. Địa chủ người Hán.
B. Hào trưởng người Việt.
C. Nông dân lệ thuộc.
D. Nông dân công xã.
Câu 40. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cai trị trên lĩnh vực chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Sáp nhập lãnh thổ Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.
B. Xây đắp nhiều thành lũy lớn ở trị sở các châu, quận.
C. Thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.
D. Để cho quan lại người Việt cai trị từ cấp châu trở xuống.
Câu 41. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách bóc lột về kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?
A. Áp đặt chính sách tô thuế, lao dịch nặng nề.
B. Chia ruộng đất của địa chủ cho nông dân nghèo.
C. Bắt người Việt cống nạp vải vóc, hương liệu, sản vật quý.
D. Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại.
Câu 42. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách đồng hóa dân tộc Việt của các triều đại phong kiến phương Bắc?
A. Đưa người Hán sang ở cùng với dân Việt.
B. Bắt dân Việt phải theo phong tục, luật pháp của người Hán.
C. Duy trì các phong tục, tập quán lâu đời của người Việt.
D. Mở trường dạy chữ Hán, truyền bá Nho giáo và các lễ nghi phong kiến.
Câu 43. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân Âu Lạc đã để lại hậu quả gì?
A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của đất nước dần bị vơi cạn.
C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
Câu 44. Việc chính quyền đô hộ phương Bắc bắt người Việt cống nạp nhiều hương liệu, sản vật quý đã để lại hậu quả gì?
A. Người Việt mất ruộng bị biết thành nông nô của chính quyền đô hộ.
B. Các nguồn tài nguyên, sản vật của Việt Nam dần bị vơi cạn.
C. Người Việt không có sắt để rèn, đúc công cụ lao động và vũ khí chiến đấu.
D. Nhiều thành tựu văn hóa của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam.
Câu 45. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc thuộc?
“Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ.