Mỗi thành ngữ, ca dao dưới đây nói về điều gì?
a. Quê cha đất tổ.
b. Chôn rau cắt rốn.
c. Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Ca dao
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
Nghĩa là: East or west-home is best.
Những đại từ được dùng trong câu là:
a) Mình,ta
b) Ta
Học tốt nha:)
mở____Con đường hc tập là con đường đầy gian nan khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ hi lạp có câu: " Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái ngọt nào".
thân __
____trc hết cta hiểu hc vấn là gì? Học vấn có vai trò quan trọng ntn trog đời sống con người? Học vấn đc hiểu là trình độ hiểu bt của từng cá nhân. Học vấn đc nâng cao dần qua từng cấp học , qua quá trình tự học và tích lũy trong suốt cuộc đời. Học vấn có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Ngạn ngữ có câu : "Bộ lông lm đẹp con công, hc vấn lm đẹp con người".
____"Chùm rễ đắng cay"là ẩn dụ cho những khó khăn mà ta gặp phải trog quá trình hc tập. Trên con đg hc vấn của mỗi người có những thử thách riêng. Có bn hoàn cảnh gia đình khó khăn, có bn bị khuyết tật, có bn ở vùng sâu vùng xa, muốn ik hc phải chèo đèo, lội suối. Con đg hc vấn quả có nhiều khó khăn, nhiều chông gai, cay đắng.
____"Học vấn có những chùm rễ đắng cay" bởi kho tàng tri thức của nhân loại thì khổng lồ mà sức lực của con người thì có hạn. Con đg đến vs hc vấn để chinh phục đỉnh cao của tri thức quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích lũy nâng cao kiến thức ko phải ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả cuộc đời.Muốn có hc vấn cta phải k ngừng rèn luyện và phấn đấu.
____"Hoa trái ngọt ngào" là chỉ thành quả tốt đẹp của cả một quá trình học tập, phấn đấu nỗ lực vươn lên k ngừng nghỉ. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Con đg hc tập rất nhiều chông gai, thử thách nhưng nếu ta có ý chí, quyết tâm vươn lên thì sẽ gặt hái đc hao trái ngọt ngào. Muốn thành công trên đg đời thì mỗi người phải ra sức hc tập để tích lũy và nâng cao tri thức.
____Trong lịch sử nc ta có nhiều tấm gương hiếu hc rất đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi - nhà nghèo tới mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Ko có tiền mua dầu thắp sáng để hc, cậu bé đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn đọc sách. Ham hc như thế nên ông đã đỗ trạng nguyên. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ côi do tu chí hc hành nên ông đã trở thành nhà toán hc nổi tiếng của nc ta. Tấm gương chủ tịch HCM là tấm gương sáng ngời cho tinh thần vượt khó trong hc tập. Thời trai trẻ, Bác đã xác định cho mik một quan niệm sống đúng đắn, đó là phải ik nhiều nơi, hc thật nhiều để sau này giúp ích cho dân cho nc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, ng thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến ng lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn ... Bác đã trải qua những gian nan khổ cực, tự hc mà thành tài và trở thành vị lãnh tụ vĩ đại, tài ba
____Có hc vấn , con ng ms có khả năng lm chủ bản thân, gia đình và xh. Việc hc tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối vs tuổi trẻ vì tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nc.
____Ngày nay, có rất nh các bn hc sinh . sinh viên say mê , phấn đấu hc tập, tham gia các kì thi quốc tế và mag về nhiều thành tích xuất sắc, lm dạng danh quê hương đất nc. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những bn hs lơ là trong vc học. Có bn chỉ gặp chút khó khăn là buông xuôi. Vậy thử hỏi tương lai các bn ấy sẽ ra sao? khi lm cho thầy cô và bố mẹ buồn lòng thì các bn ấy thật đáng chê trách.
___KẾT BÀI câu ngạn ngữ Hi Lạp " Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa trái ngọt nào " là một bài hc quý báu và vô cùng cần thiết đối vs những ai đang trên con đg tạo dựng cơ nghiệp. Học tập là thìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù vc hc có khó khăn gian khổ bao nhiêu cx đừng nên quản ngại, có như thế ta ms đủ tự tin vững bước vào đời
Đọc và học ca dao, chúng ta hiểu được biết bao tâm tình tha thiết của người bình dân. Bên cạnh nhừng cung điệu tình cảm sâu lắng, chúng ta còn tìm thấy bao kinh nghiệm sống quý báu. Câu ca dao sau đây đã cho chúng ta một lời khuyên sâu sắc về tinh thần độc lập, tự chủ. Phải biết yêu quý, trân trọng nhừng cái của ta; dù tốt hay xấu vẫn là của ta, do ta làm chủ: Ta về ta tắm ao ta Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Câu ca dao cũng đã có cách nói thật giản dị, dễ hiểu và giàu hình ảnh. Hãy về tắm ao nhà mình, dù nước có trong hay đục vẫn hơn nơi khác. Từ cách nói mộc mạc ấy người bình dân muốn nhắn nhủ mọi người: Con người, ai cũng có gia đình, xã hội, môi trường sống của mình; phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử dụng của người khác. Câu ca dao đã đề cao rất rõ ý thức độc lập, phủ định kiểu sống nhờ, sống dựa, sống phụ thuộc vào người khác. Nhìn nhận, xem xét vấn đề một cách công bằng, chúng ta phải thừa nhận mặt đúng, mặt tích cực của nó. “Ao ta” là thuộc quyền sở hừu của ta, ta có thế tắm thoải mái, tự do chứ không phải e dè như khi tắm “ao người”. Nói rộng ra, trong cuộc sống cùng vậy, sử dụng những gì của mình vẫn thích hơn, chủ động hơn là đi mượn của người khác. Nói vậy đế thấy rằng: tâm lí khi sử dụng những thứ thuộc quyền sơ hữu của mình bao giờ cũng nhẹ nhõm, thoải mái hơn nhiều khi phải đi nhờ, đi mượn. Điều đó thật cần thiết, quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc của mỗi người. Hơn nữa, chúng ta cũng thấy là: nhà mình có ao mà mình không tắm, nhà mình có phương tiện mà không dừng, xã hội mình có sản phẩm mà mình ngoảnh mặt, lại đi sử dụng của nhà khác, người khác, nước khác thì chính là tự coi thường mình, bôi xấu mình. Đấy là chưa kế đến việc “ao nhà” lâu ngày không được sử dụng, thiếu sự chăm sóc, tu sửa thì sẽ ngày càng bẩn đi, đục thêm thì hậu quả càng xấu thêm cho chính bản thân mình. Có lẽ, đó là điều ngoài ý muôn của tất cả chúng ta. Với những người con sông xa quê hương, xa Tố quốc, câu ca dao cũng có ý nghĩa sâu sắc hơn. Sống trên nước người, họ có thể có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn khi sống trên chính quê hương mình rất nhiều. Nhưng nước người vẫn là “ao” của người khác. Làm sao họ có thể thích ứng hoàn toàn với phong tục tập quán với cách sống, cách sinh hoạt nơi miền đất lạ. Làm sao họ có thể tìm được hồn quê hương dù chỉ là trong khoảnh khắc ở những con người bất đồng về ngôn ngữ, nếp sống, nếp nghĩ nơi xa xôi ấy. Vậy nên, ta dễ hiểu vì sao, nhiều Việt kiều sống xa quê hương nhưng tâm hồn họ vẫn luôn hướng về Tổ quòc. Lại có biết bao người đằng đẵng xa quê, cuổì cùng trở lại về sống với mảnh đất thân yêu, nơi chôn nhau cắt rốn để tìm nguồn an ủi, tìm sự cảm thông, chia sẻ. Song, câu ca dao vẫn còn mặt hạn chế của nó. Dẫu lời khuyên ta phải tắm ở ao nhà ta, phải sử dụng những cái của ta là đúng, là hợp đạo lí nhưng “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” thì lại chưa thoả đáng. Làm sao “vẫn hơn” được khi mà ao nhà ta nước đục hơn ao nhà người khác: Làm sao “vẫn hơn” được khi xã hội nước khác văn minh mà xã hội mình vẫn chưa thoát khỏi trì trệ, lạc hậu, đói nghèo? Cách quan niệm đó có khác gì đâu với thái độ an phận, chấp nhận sống cùng nghèo nàn, lạc hậu. Càng sai lầm hơn khi họ đã đồng nhất thái độ bảo thủ, bằng lòng với cuộc sống nghèo nàn lạc hậu, tâm lí tự cao mù quáng cho rằng cái gì của ta cũng “Nhất”. Họ cho rằng: ta phải sống trong xã hội của ta với tất cả hiện trạng trong đục vốn có của nó mới là “không lai căng”, mới là “dân tộc”. Họ đã nhầm lẫn hoặc đã tìm cách nguỵ biện cho quan điểm bảo thủ, lối sông vô trách nhiệm đối với xã hội và đôi với chính mình. Quan điếm đó sè làm cho xã hội đã trì trệ càng trì trệ hơn, cuộc sống đã nghèo nàn càng nghèo nàn hơn. Thử hỏi, chúng ta vận động dùng hàng nội địa với khẩu hiệu “dù tốt hay xấu vẫn là hàng của ta”, vẫn hơn hàng ngoại thì sẽ ra sao? Lời giải đã tìm ngay trong câu hỏi không có gì khó khăn ấy. Bởi không ai dại gì dùng hàng xấu, hàng đắt, dù thứ hàng đó là của ta chăng nữa khi mà thị trường đang tràn ngập không biết bao nhiêu hàng nhập khẩu với chất lượng cao mà giá cả phải chăng. Rõ ràng quan niệm “Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” không còn phù hợp với đường lối đổi mới, mở cửa để phát triển không ngừng như của xã hội chúng ta hiện nay. Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện như thế, chúng ta cần có quan điểm sống như thế nào cho đúng đắn? Chúng ta không chấp nhận quan niệm an phận “dù trong dù đục” vẫn cứ tắm ở ao nhà, không có nghĩa là chúng ta đồng tình với thái độ lảng tránh, bỏ đi sống ở nơi khác, nước khác khi quê nhà, đất nước mình còn gian khó. Nhận thức đúng đắn nhất chính là phải tôn trọng, sử dụng cái của ta với thái độ “khơi trong gạn đục”. “Khơi trong gạn đục” tức là phải phát huy cái tốt, cái đẹp, làm cho cái tốt, cái đẹp ngày càng phát triển; đồng thời loại trừ cái xấu, cái bẩn ra khỏi cuộc sống ciia chúng ta. Ta nên sử dụng những cái vốn có của ta, không nên dùng của người khác, đồng thời ta cũng phải học tập người, nâng cao chất lượng nhừng cái vốn có của mình. Ta phải tắm ở ao nhà, sống ở đất nước mình đồng thời phải mở cửa học tập người để cải tạo ao nhà, cải tạo đất nước để ao nhà trong mát hơn, đất nước giàu mạnh hơn. Mặt khác tôn trọng mình, sử dụng những thứ của mình không có nghĩa là bài ngoại, không được dùng nhừng thứ do người khác sần xuất. Song, khi sử dụng những thứ của người khác mà ta chưa có, ta không nên sùng ngoại dẫn đến chỗ lệ thuộc vào người khác, làm mất quyền tự chủ của mình. Câu ca dao là một bài học vô cùng sâu sắc về sự gắn bó giữa chúng ta với những gì là của mình, của quê hương mình, đất nước mình. Nhận thức vấn đề trong câu ca dao một cách toàn diện, đúng đắn như thế cũng là một cách để chúng ta có thế vươn lên hoàn thiện bản thân. Vâng, chúng ta phải sống với tinh thần hoà nhập nhưng không hoà tan, để từng ngày hoàn thiện, hoàn mĩ hơn mà vẫn giữ được nét riêng, nét bản sắc của mình.
Bài 1 : Gạch chân những đại từ được dùng trong các câu ca dao , câu thơ sau :
a, Mình về có nhớ ta chăng
Ta về , ta nhớ hàm răng mình cười .
b, Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn .
Ca dao
c,Ta với mình , mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi , mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu .
Tố Hữu
k mik
sai thì thôi nhé
1. Mở bài
- Bàn về ý thức trân trọng những thứ do ta làm ra, tục ngữ có câu:
''Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. ''
2. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Hình ảnh ao ta gắn bó với làng quê, với những thứ ta được làm chủ.
+ Nghĩa cả câu: phải biết trân trọng những cái của mình, sử dụng nó hơn là đi nhờ vả, sử dụng của người khác.
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề:
+ Tâm lí tự do làm chủ, thoải mái trong sử dụng so với khi phải đi nhờ, đi mượn của người khác.
+ Thể hiện ý thức tôn trọng chính bản thân mình.
+ Ngày nay, tư tưởng đó càng đúng đắn khi hội nhập thế giới, giáo dục lòng tự hào, yêu quý đất nước mình.
- Mặt hạn chế:
+ Bằng lòng theo kiểu dù trong, dù đục là bảo thủ, trì trệ.
+ Thái độ đó dẫn đến cách sống an phận, tự bằng lòng, tâm lí tự cao mù quáng, kìm hãm sự phát triển.
- Quan niệm đúng:
+ Tôn trọng, sử dụng cái của ta với tinh thần khơi trong gạn đục.
+ Biết hoà nhập mà không hoà tan, nghĩa là hoà nhập để phát triển trên tinh thần tự chủ.
3. Kết bài
- Bài học sâu sắc về sự gắn bó với quê hương, với những gì ta được làm chủ nhưng tránh tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi.
Nước ta có nền văn hiến rực rỡ lâu đời. Nhân dân ta có ý thức tự chủ, ý chí tự cường, gắn bó và bảo vệ quê hương đất nước, từng làm thất bại mọi âm mưu đồng hoá của ngoại bang. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dân ta vẫn giữ vững nền độc lập của đất nước và bản sắc riêng của nền văn hoá Việt Nam. Gắn bó với cội nguồn, với xứ sở bằng tất cả niềm tự hào ấy, tổ tiên vẫn nhắc nhở cháu con ghi sâu vào lòng câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Đất nước đã có nhiều đổi mới. Nhân dân ta đang cùng các dân tộc trên thế giới bước vào thế kỉ XXI. Trong hoàn cảnh ấy, tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ, mỗi chúng ta sẽ được bao điều thú vị.
Bờ tre, mái rạ, cây cau, mảnh vườn, chiếc ao... là những cảnh vật thân thuộc với nhân dân, với làng xóm ta từ bao đời nay. Cái ao dù nhỏ, đều là sở hữu thân thiết của mọi gia đình nông thôn. Ao là nơi tắm, giặt giũ là nguồn nước để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Đó là ao cạn vớt bèo cấy muống trong thơ Nguyễn Trãi hay xuân tắm hồ sen, hạ tắm áo trong một ý thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Cầu ao, bờ ao cũng là những hình ảnh đã trở thành mảnh của hồn người dân quê:
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
(Ca dao)
Cái ao là một biểu tượng của gia đình, quê hương, xứ sở. Nó gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân cày quê ta. Được tắm mát ở ao nhà, nhớ cái ao nước trong veo, họ thầm nhắc:
Ta về ta tắm ao ta
Ba chữ ta nhắc đi nhắc lại, cùng với bốn tiếng ta tắm ao ta vang lên, biểu lộ niềm tự hào và tấm lòng yêu quý đối với gia đình, quê hương. Nó còn thể hiện một quan niệm, một triết lí sống đẹp: tự tôn tự cường, tin yêu mình, trân trọng những giá trị tốt đẹp do mồ hôi và xương máu mình xây dựng nên.
Vế thứ hai là một so sánh ao nhà với ao người. Ao người thì xa lạ. Còn ao nhà thì thân thiết yêu thương. Vì thế dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Niềm tự hào, ý thức tự lập tự cường được khẳng định: ao nhà vẫn hơn.
Câu tục ngữ ra đời trong xã hội phong kiến, giữa một nền sản xuất tiểu nông, khi đất nước ta phải đương đầu với âm mưu đồng hoá - nô dịch của ngoại bang, nên nó mang nội dung tư tưởng tích cực. Nó thể hiện tình yêu gia đình, làng xóm, quê hương. Nó biểu thị ý thức tự chủ và niềm tự hào dân tộc chính đáng.
Điều kiện lịch sử và xã hội của nông thôn ta, đất nước ta ngày nay đã có nhiều đổi thay. Con người Việt Nam vẫn phải phát huy cao độ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần tự lập tự cường, đồng thời phải biết hoà hợp, vừa phát huy nội lực và tiếp thu văn minh các thành tựu khoa học kĩ thuật, văn hoá tiên tiến của các nước gần xa. Một mặt phải chống tư tưởng bảo thủ, khép kín, mặt khác biết giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc, nhất là nền văn hoá Việt Nam.
Một nước Việt Nam hiện đại, phồn vinh, có nền vãn hoá giàu bản sắc và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là mục tiêu phấn đấu của cả cộng đồng dân tộc. Muốn hoà nhập mà không bị hoà tan, mở cửa nhưng không bị biến thành cái bóng mờ của thiên hạ thì phải phát huy nội lực, nêu cao tinh thần tự lực tự cường để tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới.
Thế kỉ XXI là thế kỉ của nền văn minh trí tuệ. Việt Nam mở cửa đón gió mát bốn phương với rất nhiều thời cơ và thách thức lớn. Nhân dân ta sẽ "tắm" ao hồ của người khắp bốn phương nhưng vẫn không bao giờ quên cái mát trong của ao nhà. Câu tục ngữ:
Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
Dù nội dung, ý nghĩa có ít nhiều thay đổi, nhưng cái tâm, cái tấm lòng hồn hậu, chất phác, thật thà, trong sáng của con người Việt Nam đối với gia đình, quê hương, đất nước thật là đáng quý trọng muôn ngàn lần.
1. quốc ca, quốc kì, quốc hiệu, Tổ quốc
2. Đặt câu
- Mảnh đất quê hương đầy nắng và gió đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi khoáng đạt, trẻ trung.
- Hè nào tôi cũng háo hức được về thăm quê mẹ.
- Những người con xa xứ luôn mang trong tim dáng hình quê cha đất tổ.
- Nơi chôn rau cắt rốn là nơi không thể nào quên.
3. a. quê cha đất tổ
b. non sông gấm vóc
4. Phần vần của các từ lần lượt là:
Trạng nguyên: ang - uyên
Nguyễn Hiền: uyên - iên
Khoa thi: oa-i
làng Mộ Trạch: ang-ô-ach
huyện Bình Giang: uyên-inh-ang
a + b, Nói về quê hương, cội nguồn.
c, Nói về tình yêu với quê hương.