Chúng ta có những giải pháp nào để bảo tồn những làng nghề từ thế kỉ XVI-XVIII?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Giới thiệu đôi nét về làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)
* Yêu cầu số 1: Mô tả đôi nét về làng nghề
- Làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, là làng nghề vẽ tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Cách Hà Nội chừng 33 km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là cái nôi của dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biết đến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần bao người dân Việt.
- Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI, tranh Đông Hồ được hình thành bằng phương pháp thủ công, là kết tinh của sự khéo léo và nhẫn nại, cộng với nghệ thuật thẩm mỹ đầy tinh tế… Đây không phải là những bức tranh được vẽ theo cảm hứng nhưng được in lại qua những bản khắc, và để có bản khắc đạt đến độ tinh xảo, đòi hỏi ở người vẽ mẫu cũng như người khắc ván phải có lòng yêu nghệ thuật và trình độ kỹ thuật cao. Tranh Đông Hồ có đến 180 loại được phân thành 5 loại chính gồm: tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.
- Có thể nói giai đoạn từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, với 17 dòng họ trong làng đều tham gia làm tranh.
- Qua những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), do chiến tranh tàn phá khốc liệt nên nghề làm tranh cũng tạm bị gián đoạn.
- Đến khi hòa bình lập lại ở miền Bắc nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục. Đáng tiếc là qua mấy chục năm đổi mới theo nền kinh tế thị trường và với sự tác động của các trào lưu nghệ thuật phương Tây, nhận thức và xu hướng xã hội cũng có sự thay đổi đẩy dòng tranh Đông Hồ đối mặt với sự tồn vong của chính mình.
* Yêu cầu số 2: Đề xuất biện pháp bảo tồn:
- Xây dựng quy hoạch tổng thể và vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề.
- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
- Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.
- Tôn vinh các nghệ nhân; đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, truyền nghề cho thế hệ trẻ.
Ngày nay, nhiều làng thủ công vẫn còn đang hoạt động và phát triển như: gốm Bát Tràng (Hà Nội)...
Giải pháp bảo tồn: Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, triển lãm sản phẩm; Tổ chức các buổi hoạt động trải nghiệm cho du khách đến tham quan; Phát triển kinh tế kết hợp phát triển du lịch,…
Tham khảo!
Một số làng nghề thủ công được hình thành từ các thế kỉ XVI-XVIII và vẫn tồn tại, phát triển đến ngày nay:
- Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
- Làng gốm Thanh Hà (Hội An)
- Làng dệt La Khê (Hà Nội)
- Làng nghề rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),...
Một số giải pháp bảo tồn các làng nghề:- Đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm của làng nghề
- Duy trì và phát triển đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi; thúc đẩy công tác đào tạo, truyền nghề.
- Phát triển làng nghề gắn với du lịch, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo các giái trị văn hóa truyền thống, thân thiện với môi trường.
- Tăng cường tuyên truyền cho thế hệ trẻ giá trị của các làng nghề và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát triển làng nghề.
Hiện nay cả nước có trên 5.100 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Các làng nghề hoạt động trên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho khoảng trên 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân chủ yếu ở khu vực nông thôn.Chúng ta phải xây rào,...
Tham khảo
Nhiều làng thủ công nổi tiếng như gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), làng dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế); các làng làm đường mía ở Quảng Nam…
REFER
Nhiều làng thủ công nổi tiếng như
gốm Thổ Hà (Bắc Giang),
Bát Tràng (Hà Nội),
làng dệt La Khê (Hà Nội),
rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An),
Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế);
các làng làm đường mía ở Quảng Nam... Ngoài Thăng Long (Kẻ Chợ) với 36 phố phường, ở Đàng Ngoài có Phố Hiến (Hưng Yên).
Để bảo tồn các làng nghề từ thế kỷ XVI-XVIII, chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Tăng cường giáo dục và nhận thức về giá trị lịch sử và văn hóa của các làng nghề: Đây là bước quan trọng để tạo ra sự quan tâm và nhận thức từ cộng đồng về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề.
Bảo vệ và khôi phục các công trình kiến trúc cổ: Đảm bảo rằng các công trình kiến trúc cổ, như nhà xưởng, nhà máy, hoặc nhà thờ, được bảo vệ và khôi phục một cách cẩn thận để duy trì tính nguyên vẹn của di sản.
Hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nghệ nhân truyền thống: Để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các làng nghề, cần hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nghệ nhân truyền thống để họ có thể tiếp tục sản xuất và truyền dạy các kỹ thuật truyền thống.
Khuyến khích du lịch văn hóa: Phát triển các chương trình du lịch văn hóa để thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm các làng nghề. Điều này không chỉ tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương mà còn tạo điều kiện để những nghệ nhân truyền thống có thể truyền dạy và giới thiệu nghề nghiệp của mình.
Thúc đẩy nghiên cứu và đào tạo về các nghề truyền thống: Đào tạo và nghiên cứu về các nghề truyền thống giúp tạo ra những nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời thúc đẩy việc truyền dạy và phát triển kỹ thuật truyền thống.
Những giải pháp này có thể giúp bảo tồn và phát triển các làng nghề từ thế kỷ XVI-XVIII, góp phần duy trì và truyền lại những giá trị lịch sử và văn hóa quý giá của chúng.