K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2021

tham khảo :Vẻ đẹp của Thúy Vân lần lượt hiện ra qua bút pháp chấm phá tài tình của Nguyễn Du. Với cụm từ “trang trọng khác vời”, ông muốn nhấn mạnh rằng: Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp trang trọng, cao sang và phúc hậu hơn người. Tiếp đó, Nguyễn Du mới đi vào đặc tả chi tiết. Mỗi nét đẹp ở Thúy Vân đều đạt đế chuẩn mực hài hòa của cái đẹp trên trần thế. Thúy Vân có khuôn mặt ngời sáng như vầng trăng. Đôi chân mày thanh tú và đậm nét như bướm tằm. Nụ cười của nàng tươi xinh như đóa hoa mới nở. Giọng nói ngọt ngào, trong trẻo như tiếng ngọc rung. Mái tóc mềm mượt như áng mây. Làn da trắng hồng như tuyết. Với nghệ thuật ước lệ tượng trưng cổ điển, Nguyễn Du đã khắc họa tài tình vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người. Nhưng thi hào Nguyễn Du đã có những sáng tạo táo bạo khi ông lồng ghép vào trong đó thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đặc sắc, khiến cho bức chân dung của Thúy Vân hiện ra chân thực, sinh động hơn. Vẻ đẹp hiền hòa của nàng được thiên nhiên cảm phục đã phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy cùng khiến cho lòng người thêm mến yêu và tôn quý. Đó là một vẻ đẹp ưa nhìn, càng ngắm càng thấy say mê. Nét dịu dàng, đàm thắm của Thúy Vân là vẻ đẹp điển hình của những thiếu nữ tinh khôi. Một vẻ đẹp không vướng bụi mờ trong xã hội phong kiến xưa. Nó vượt lên trên cái đẹp tầm thường, đạt đến tuyệt sắc. Qua việc miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân của Nguyễn Du, gợi trong lòng người đọc những dự cảm tốt đẹp về số phận êm ả của nàng về sau. Quả thực sau đó, cuộc đời của Thúy Vân không quá giân truân, trắc trở như chị của mình.

 

 

 

 

hỏi chấm ạ, đề bài hỏi về Quang Trung mà:)?

Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật " tôi". Đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).Em cần gấp!!Đoạn trích*: Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì...
Đọc tiếp

Dựa vào phần trích dẫn trên và toàn bộ văn bản, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nhân vật " tôi". Đoạn văn có sử dụng một câu bị động (gạch chân, chú thích rõ).

Em cần gấp!!

Đoạn trích*:

 Khốn nạn…Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Trích Ngữ văn 8, tập một - NXB Giáo dục

1
24 tháng 10 2021

tham khảo nha bn

Lão Hạc là một nhân vật thành công mà Nam Cao đã xây dựng lên. Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng.

 

12 tháng 9 2021

 Chị Dậu là một người phụ nữ của gia đình, chị hết mực yêu thương chồng con và có trong mình sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Chị là một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Chị hêt mực yêu thương chồng con, chăm sóc gia đình chu đáo. Ngay khi thấy chồng bị đánh bất tỉnh, chị đã nấu cháo, đút cho chồng, săn sắt chồng những lúc ốm đau. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt  lo lắng của chị Dậu dõi theo. Chính vì giàu tình yêu thương ấy mà trong chị luôn tiềm ẩn sức sống mạnh mẽ để khi bọn cai lệ tiến vào đòi bắt và đánh anh Dậu, chị đã đứng dậy phản kháng. Lúc đầu chị đã hết sức nhẫn nhục, chịu đựng để giải thích và van xin bọn cai lệ tha cho gia đình mình. Chị da bị bọn cai lệ đánh khi van xin cho chông. Sau khi nhẫn nhục, chịu đựng không có hiệu quả, chị đã đứng dậy đấu tranh, sức sống mãnh liệt trong chị được bùng cháy. Con giun xéo mãi cũng quằn, chị Dậu cũng vậy, bị áp bức dã man, chị đã vùng lên đánh trả một cách dũng cảm. Chị chính là người phụ nữ tiêu biểu cho đức tính của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

7 tháng 11 2021

Đoạn văn “Tức nước vỡ bờ” được trích trong tác phẩm Tắt đèn là bức tranh chân thực và sống động về nhân vật chị Dậu – một người phụ nữ yêu chồng, thương con và hết lòng vì gia đình. Cuộc sống nghèo khổ, vì sưu thuế mà chị Dậu phải bán đàn chó và cả đứa con gái đầu lòng của mình, vậy mà cái đói vẫn cứ đeo bám lấy chị khi mà nhà chị phải đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã chết. Anh Dậu bị trói và đánh đến độ “thập tử nhất sinh”. Sáng hôm sau, người nhà lí trưởng lại định đưa anh ra đình chịu trận. Thấy chồng trong thế hiểm nguy, chị van xin “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất” nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha. Van xin không được, chị đành phải kháng cự: “chồng tôi đau ốm không được phép hành hạ”. Từ “cháu” – bề dưới chuyển sang xưng “tôi” – ngang hàng đã cho thấy sự kiên quyết của chị sau nhiều lần nhẫn nhịn, chịu đựng. Con giun xéo lắm cũng quằn, khi bị dồn vào thế chân tường, chị quyết dùng hành động để chống trả bọn cai lệ và lí trưởng. Chịu một cái tát giáng vào mặt, chị càng vùng dậy mạnh mẽ, quyết liệt, thách thức bọn cường hào quan lại: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chị “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa làm cho hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất”. Khi người nhà lí trưởng giơ gậy chực đánh, chị “nắm lấy gậy hắn, chỉ hai bàn tay không”. Ban đầu, chỉ là lời van xin yếu ớt, sau là giọng nói đe dọa, tiếp đến là sự chống trả quyết liệt: “chị túm lấy tóc, lẳng một cái làm cho nó ngã nhào ra thềm”. Từ một người phụ nữ hiền lành, yếu ớt, vì chồng, chị sẵn sàng đứng dậy chống trả khi bị dồn nén đến đường cùng: “Thà ngồi tù chứ để cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được”. Tức nước ắt bờ cũng sẽ có lúc phải vỡ – đó là quy luật của cuộc sống. Hành động bộc phát của chị Dậu đại diện cho sức mạnh chưa được khai phá ở người nông dân bị áp bức. Điều này đặt ra một nhu cầu cấp thiết đó là cần phải có sự lãnh đạo của Đảng để thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh của ngường nông dân nói riêng và những con người bị chế độ thực dân đàn áp nói chung.

2 tháng 3 2022

đoạn thơ đâu

2 tháng 3 2022

Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.