những tiền đề và thành tựu của cách mạng công nghiệp anh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.
*Lợi ích:
- Cách mạng công nghiệp ở Anh đã làm cho sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải ngày càng dồi dào.
- Anh từ một nước nông nghiệp trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới.
(Tham khảo)
* Ở nước Anh:
- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.
- Anh: Những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX: Máy hơi nước, những phát minh trong ngành công nghiệp dệt
- Pháp: Những năm 30 của thế kỉ XIX đến những năm 1850 – 1870: Những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.
- Đức: Những năm 40 của thế kỉ XIX: Những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất
Có thể lập bảng theo mẫu sau :
Thời gian |
Phát minh, cải tiến kĩ thuật |
Năm 1764 |
|
Năm 1769 |
|
Năm 1779 |
Năm 1784 |
|
Năm 1785 |
|
Đầu thế ki XIX |
|
Năm 1814 |
|
Năm 1825 |
|
1850- 1870 |
Có thể lập bảng theo mẫu sau :
Thời gian |
Phát minh, cải tiến kĩ thuật |
Năm 1764 |
|
Năm 1769 |
|
Năm 1779 |
|
Năm 1784 |
|
Năm 1785 |
|
Đầu thế ki XIX |
|
Năm 1814 |
|
Năm 1825 |
|
1850- 1870 |
|
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, gắn liền với các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản. Mở đầu cuộc cách mạng này, nền sản xuất hàng hóa trong ngành dệt ban đầu dựa trên công nghệ thủ công giản đơn, quy mô nhỏ, lao động chân tay chuyển sang sử dụng các phương tiện cơ khí và máy móc trên quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp.
Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Trong số những thành tựu kĩ thuật có ý nghĩa then chốt trong giai đoạn này trước hết phải kể đến sáng chế “thoi bay” của Giôn Kay vào năm 1733 có tác dụng tăng năng suất lao động lên gấp đôi. Năm 1764, Giôn Ha-gơ-rếp sáng chế xe kéo sợi, làm tăng năng suất gấp 8 lần. Năm 1769, ri-sác Ác rai cải tiến công nghệ kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước năm 1785, Ét-mun các-rai sáng chế máy dệt vải, tăng năng suất dệt lên tới 40 lần. Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra động cơ hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ và trở thành hiện tượng phổ biến, đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại- kỷ nguyên sản xuất cơ khí.
(Động cơ hơi nước, một trong những phát minh của cách mạng công nghiệp lần 1)
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX và phát triển vượt bậc trên cơ sở ứng dụng các thành tựu trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, trong đó nền tảng tư duy khoa học có những thay đổi căn bản liên quan đến những phát minh khoa học vĩ đại như phát minh ra điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện.. Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Như vậy, quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Các phương tiện truyền thông như điện tín và điện thoại ra đời vào năm 1880, liên lạc bằng điện thoại ngay lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới, đầu thế kỷ XX hình thành một lĩnh vực kỹ thuật điện mới là điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời, mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất. Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự diễn ra cuộc cách mạng cơ khí hóa và tự động hóa, vũ khí trang bị mà điển hình là các phương tiện chiến tranh được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và internet (thập niên 1990).
Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông-lâm-thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng một số chuyên gia cho rằng chúng ta đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được hình thành trên nền tảng của cách mạng công nghiệp lần 3. Cuộc cách mạng này đặc trưng bởi internet ngày càng phổ biến và di động, bởi các cảm biến nhỏ và mạnh hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo. Các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp, được tích hợp nhiều hơn vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu.
Theo các chuyên gia thì cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý.
Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong cách mạng 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, cách mạng Công ghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano.
Hiện cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới nó cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.
Mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0 là có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt có thể phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải.
Sau đó là những bất ổn về kinh tế sẽ dẫn đến những bất ổn về đời sống xã hội. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là hoàn toàn có thể.
Bên cạnh đó, những thay đổi về cách thức giao tiếp trên internet cũng đặt con người vào nhiều nguy hiểm về tài chính, sức khỏe, thông tin cá nhân nếu không được bảo vệ một cách an toàn sẽ dẫn dến những hệ lụy khôn lường
THAM KHẢO
- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh diễn ra từ những năm 60 của thế kỉ XVIII đến những năm 40 của thế kỉ XIX và đạt được nhiều thành tựu như:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.
Tham Khảo :
* Ở Pháp: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Pháp diễn ra từ những năm 30 của thế kỉ XIX đến những năm 1850 - 1870, và có những phát minh trong ngành công nghiệp nhẹ.
* Ở Đức: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XIX và có những phát minh trong các ngành công nghiệp nặng, chủ yếu là luyện kim và hóa chất.
* Ở Mỹ:
Hai phát minh lớn của Mỹ là máy tách hạt bông (1793) và máy thu hoạch bông (1831), góp phần tạo ra năng suất lao động cao hơn nhiều lần so với cách làm thủ công.Công nghiệp đường sắt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu,... cũng rất phát triển.
Tham khảo
Thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1769, Giêm Oát chế tạo ra động cơ hơi nước. Tới năm 1784, động cơ hơi nước được hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong các công xưởng.
- Năm 1785, Ét-mơn các-rai chế tạo ra máy dệt.
- Trong lĩnh vực luyện kim cũng có nhiều phát minh quan trọng, như:
+ Kĩ thuật dùng than cốc để luyện gang thành sắt của Hen-ri Cót (năm 1784)
+ Phương pháp luyện sắt thành thép của Han-man (năm 1790)
- Nhiều máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã ra đời, như: máy tỉa hạt bông máy gặt cơ khí, tự động cắt và bó ngũ cốc,…
- Năm 1838, hệ thống điện tín sử dụng mã Moóc-xơ ra đời, làm thay đổi cách thức giao tiếp của nhân loại
Tham khảo
Thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất | Thành tựu tiêu biểu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai |
- Năm 1782, Giêm Oát đã chế tạo thành công một chiếc máy hơi nước kiểu song hướng. - Động cơ đốt trong ra đời. - Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước. - Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun. | - Các phát minh về điện xuất hiện. - Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện có khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tế. - Năm 1891, chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện quay chiều. - Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. - Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. |
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu có đặc trưng cơ bản so với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là : điện năng và các loại động cơ điện. Vì:
+ Điện năng là một nguồng năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay (đầu thế kỉ XXI), điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn đã cải tiến máy kéo sợi với kĩ thuật cao hơn, kéo được sợi nhỏ lại chắc, dệt vải ra vừa đẹp lại vừa bền.
+ Năm 1785, Ét-mơn Các-rai chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất tăng gần 40 lần so với dệt bằng tay.
+ Năm 1784, máy hơi nước do Giêm Oát phát minh được đưa vào sử dụng.
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên.
+ Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối trung tâm công nghiệp Man-chét-xto với cảng Li-vơ-pun.