K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện...
Đọc tiếp

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện Kiều". Tác phẩm này đã làm nên tên tuổi Nguyễn Du và lưu danh ông đến hàng thế kỉ sau.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu một cách trực tiếp về thân thế, và thứ bậc trong gia đình của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".

Họ là con gái đầu lòng của Vương viên ngoại - một gia đình xếp vào hạng "thường thường bậc trung" của triều nhà Minh ở Trung Quốc. Thúy Kiều là chị cả, tiếp đến là cô em gái Thúy Vân. Cả hai nàng đều là những người con gái đẹp. Vẻ đẹp ấy được so sánh ngang bằng với vẻ đẹp của công chúa Hằng Nga trên cung trăng. Dáng vóc của hai nàng thanh tú như cành mai, tinh thần, tâm hồn trong trắng như tuyết. Tuy rằng mỗi người có những nét đẹp khác nhau nhưng đó đều là vẻ đẹp toàn diện "mười phân vẹn mười". Thử hỏi trong nhân gian có mấy ai đẹp một cách hoàn hảo đến như thế?

Theo trình tự thông thường, đáng lẽ ra Nguyễn Du phải miêu tả lần lượt vẻ đẹp của người chị rồi mới miêu tả vẻ đẹp của người em nhưng ở đây ông đã làm điều ngược lại. Phải chăng đây là một dụng ý của tác giả? Thúy Vân được Nguyễn Du dành trọn bốn câu thơ để khắc họa vẻ đẹp "trang trọng" của người con gái:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".

Thúy Vân đẹp một cách "trang trọng", "đoan trang" khác với người phụ nữ bình thường. Khuôn mặt nàng tròn, đầy đặn như ánh trăng đêm rằm mỗi tháng. Nổi bật trên gương mặt thanh tú ấy là đôi lông mày cong, nở nang. Vẻ đẹp của Thuý Vân khiến hoa, ngọc cũng mỉm cười để nhường chỗ cho nàng. Đến cả mây cũng thua nàng về sự óng ả, mềm mượt của mái tóc, tuyết cũng thua nàng về độ trắng của màu da. "Trăng", "hoa", "ngọc", mây", "tuyết" được coi là chuẩn mực của cái đẹp trong quan niệm xưa. Nguyễn Du dùng những thứ ấy để miêu tả vẻ đẹp của nàng Vân đã giúp chúng ta nhận thấy rõ Thuý Vân đẹp một cách cao sang, quyền quý. Dân gian ta thường hay ví trắng như tuyết, dường như tuyết là trắng nhất. Vậy mà màu da của Thúy Vân khiến tuyết cũng phải nhường. Có vẻ như thiên nhiên đều cúi đầu, nép mình trước vẻ đẹp kiêu sa, đứng đắn của nàng. Hai động từ "thua", "nhường" đã thể hiện rất rõ điều ấy. Con người thường hay tin vào số phận, đã có nhiều người đọc đến những câu thơ này cho rằng Thúy Vân sẽ có một cuộc đời êm ấm, ít sóng gió hơn người chị gái của mình bởi vẻ đẹp làm thiên nhiên thán phục.

Khác với vẻ đẹp quý phái của Thúy Vân, Kiều đẹp một vẻ "sắc sảo mặn mà":

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".

"Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" nhưng "so bề tài sắc" thì Thúy Kiều lại có phần đẹp hơn, tài năng hơn cô em gái. Tác giả chỉ khắc họa vài nét tiêu biểu trên gương mặt Thúy Kiều nhưng cũng đủ để bạn đọc thấy được vẻ đẹp cuốn hút của nàng. Điểm cuốn hút nhất khi chúng ta nhìn vào ngoại hình của người con gái đó là đôi mắt. Kiều sở hữu một đôi mắt trong như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày của nàng được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào". Chính vẻ đẹp riêng biệt ấy đã khiến cho hoa, liễu nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Tạo hóa đánh ghen với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cùng các động từ "ghen", "hờn" đã thể hiện thái độ không vừa lòng của tạo hóa. Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng ngôn từ giàu hình ảnh và giàu sức gợi, đồng thời ông cũng dự báo trước về số phận bạc bẽo của nàng. Thủ pháp đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều có tác dụng làm nổi bật lên bức chân dung của nàng Kiều. Đối với Thúy Vân, tác giả chỉ khắc họa nàng ở vẻ đẹp ngoại hình nhưng đối với Thúy Kiều, ông đã khắc họa nàng cả ở vẻ đẹp của ngoại hình lẫn tài năng thiên phú:

"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

Cái đẹp của nàng làm cho người khác say mê mà đánh mất cả thành cả nước. Nguyễn Du đã khẳng định trong nhân gian duy nhất chỉ Thúy Kiều mới có được vẻ đẹp như vậy. Còn về tài năng thiên phú thì may mắn có người ngang sức với Thúy Kiều. Sự thông minh của nàng được trời phú nên nàng thông thạo cả cầm, kì, thi, họa. Thúy Kiều thuộc lòng các cung bậc: Cung, thương, giốc, chủy, vũ trong ngũ âm. Tài năng nổi bật nhất và cũng là tài năng không ai sánh kịp được nàng là tài đàn Hồ cầm. Nàng đã sáng tác một bản nhạc cho riêng mình có tên "Bạc mệnh". Bản nhạc đó cất lên khiến bất cứ ai nghe cũng thương xót, não lòng.

Nguyễn Du đã dành bốn câu thơ cuối đoạn trích để thể hiện tính cách kiêu sa, cao quý của hai chị em:

"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai".

Theo tục lệ của Trung Quốc, những thiếu nữ đến tuổi 15 bắt đầu cài trâm nghĩa là họ đã đến tuổi lấy chồng. Mặc dù như vậy nhưng hai chị em vẫn "Êm đềm trướng rủ màn che" và mặc cho những chàng trai tới ngỏ ý. "Mặc ai" không hoàn toàn là vô cảm mà đó là cách từ chối đài các, kiêu sa của Thúy Kiều và Thúy Vân. Dù đã đến tuổi "cập kê" nhưng họ không tơ tưởng đến đấng phu quân của đời mình.

Ở đoạn trích này, thể thơ lục bát nhịp nhàng kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng đã giúp Nguyễn Du khắc họa được chân dung của hai tuyệt thế giai nhân với những vẻ đẹp riêng biệt. Có thể nói nhà thơ thật tài tình trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều. Đồng thời ông cũng thể hiện bức tranh số phận với những gam màu khác nhau của họ.

0
23 tháng 7 2021

''Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh''

23 tháng 7 2021

''Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da''

22 tháng 1 2019

=> Đáp án A

15 tháng 2 2022

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", nhà thơ Thanh Hải đã thể hiện tình yêu cuộc sống và trân trọng từng phút giây được sống của mình qua khổ thơ đầu tiên. Bốn câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp mà nhà thơ Thanh Hải khắc họa. Từ "Mọc" được đảo lên đầu câu thơ cho thấy một sức sống tiềm tàng mãnh liệt của bông hoa. Những hình ảnh "dòng sông xanh, bông hoa tím biếc" chính là những hình ảnh của bức tranh thiên nhiên, bức tranh cuộc sống tươi đẹp. Nhà thơ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên trong tưởng tượng ấy của mình, nghĩ về những điều tươi đẹp của cuộc sống. Bức tranh được nhà thơ Thanh Hải vẽ ra không chỉ có màu sắc mà còn có âm thanh tiếng chim chiền chiện. Từ cảm thán "Ơi" và câu hỏi như trách yêu của nhà thơ đã thể hiện được vẻ đẹp của bức tranh tư tưởng trong tâm hồn nhà thơ. Dường như, bức tranh tâm tưởng trong tâm trí nhà thơ có đủ cả màu sắc, hình ảnh và âm thanh. Đó là sự khát khao, yêu thương cuộc sống, yêu những vẻ đẹp của cuộc sống. Hai câu thơ cuối "Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng" cho thấy một thái độ trân trọng, nâng niu từng điều, từng phút giây quý báu của nhà thơ. Hình ảnh "giọt" ở đây có thể là từng khoảnh khắc trôi qua, từng phút giây trôi qua. Hành động "hứng" của nhà thơ cho thấy thái độ trân trọng, nâng niu và khát vọng gìn giữ những điều tốt đẹp đang trôi qua trong tâm tưởng nhà thơ. Tóm lại, khổ thơ 1 chính là tình yêu cuộc sống và thái độ trân trọng, nâng niu cuộc sống của nhà thơ Thanh Hải.

8 tháng 12 2021

tham khảo nhé 

 Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

10 tháng 12 2021

 ko đúng với yêu cầu rồi

 

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái...
Đọc tiếp

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:
“Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.
Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:
“Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.
Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.                  Từ 6-8 câu sao cho vẫn có một cụm danh từ , tính từ

 

0