Trao đổi với bạn:
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm những phần nào?
b. Theo em, ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", còn có thể miêu tả theo trình tự nào khác?
c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể viết thêm điều gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài văn miêu tả cây cối thường có 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,...).
+ Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
+ Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
- Có thể miêu tả cây cối theo trình tự tả lần lượt từng bộ phận của cây.
- Những từ ngữ có thể dùng để tả các bộ phận của cây:
Thân cây | Lá | Hoa | Quả | |
Dừa | - To - Bạc phếch | - Dài - Xanh | - Nhỏ - Trắng | - Xanh - To |
Xoài | - To - Sần sùi | - Thon dài - Xanh | - Nhỏ - Vàng nhạt | - To - Vàng ươm |
Cà chua | - Nhỏ - Mềm | - Nhỏ - Xanh | - Vàng - Nhỏ | - Mọng - Đỏ |
a)
Tên bài | Trình tự quan sát: Từng bộ phận của cây | Trình tự quan sát: Từng thời kì phát triển của cây |
Sầu riêng | x | |
Bãi ngô | x | |
Cây gạo | x |
b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ?
- Thị giác(mắt):
+ (Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng
+ (Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc
+ (Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá
- Khứu giác(mũi):
+ (Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng
- Vị giác(lưỡi):
+ (Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng
- Thính giác(tai):
+ (Bãi ngô): tiếng tu hú
+ (Cây gạo): tiếng chim hót
c)
Bài “sầu riêng”
- So sánh :
+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.
+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.
Bài “Bãi ngô ”
- So sánh : + Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.
+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.
+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.
- Nhân hóa :
+ Búp ngô non núp trong cuống lá.
+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài “Cây gạo”
- So sánh
+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.
+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
- Nhân hóa :
+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.
- Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.
+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.
Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.d)
Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.
e) - Giống nhau : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Khác nhau: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó - đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.
a) Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần là: mở bài, thân bài và kết bài
b) Nội dung chính của từng phần:
Mở bài: Giới thiệu con vật hoặc loài vật.
Thân bài: - Tả đặc điểm nổi bật về hình dáng.
- Tả hoạt động hoặc thói quen.
Kết bài: Nêu suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó,... với con vật hoặc loài vật.
a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.
Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.
b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..
Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.
Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.
c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:
- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.
- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...
Bài "Cây gạo" được miêu tả theo từng thời kì phát triển của bông gạo, từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết. Hoa kết thành trái. Trái già, vỏ tách ra, để lộ những múi bông tưởng chừng như cây gạo treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về cây.
Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.
b. Ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", ta có thể miêu tả theo các giai đoạn phát triển của cây na từ khi còn là những cây na non, na đã phát triển, na nở hoa và kết trái.
c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt hoặc liên hệ với sự vật, sự việc có liên quan.